1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Những lưu ý khi phòng trừ chuột gây hại trên lúa pps

7 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 164,45 KB

Nội dung

Những lưu ý khi phòng trừ chuột gây hại trên lúa Hiện nay, bà con nông dân đang chuẩn bị xuống giống lúa Thu Đông nên cần quan tâm đến những dịch hại đầu vụ, trong đó chuột là đối tượng gây hại tương đối quan trọng. Chuột rất khó phòng trừ vì chuột rất khôn, có tính đa nghi, đánh mùi tốt, chạy giỏi, bơi lặn giỏi, nhảy xa và sinh sản rất nhiều. Vì vậy diệt chuột phải mang tính cộng đồng, đồng loạt và liên tục. Đặt biệt lưu ý là phải kết hợp nhiều biện pháp quản lý tổng hợp mới có thể diệt chuột mang lại hiệu quả cao. 1. Biện pháp canh tác: - Sau khi thu hoạch vụ trước cần cày ải và phơi đất từ 20 - 25 ngày. Nên vệ sinh đồng ruộng và diệt lúa chét, lúa rài, không nên đắp bờ quá lớn, không để cỏ dại mọc nhiều. Nên chặt đốt các bụi lùm, bụi cỏ rậm rạp trên cánh đồng để hạn chế nơi ẩn náu và sinh sản của chuột. - Cần phải xuống giống tập trung, đồng loạt để hạn chế nguồn thức ăn liên tục cho chuột. - Nên cố gắng giữ nước trong giai đoạn lúa làm đòng - trỗ để hạn chế chuột làm ổ và phá hoại. 2. Biện pháp bẫy cây trồng cộng đồng: - Đây được coi là biện pháp hiệu quả cao và an toàn cho con người và môi trường, được ngành nông nghiệp khuyến khích áp dụng. - Biện pháp này là dẫn dụ chuột vào bẫy hom, bằng cách trồng lúa thơm, xuống giống trước đại trà từ 20 - 25 ngày, xung quanh ruộng bao hàng rào nylon cao khoảng 60cm, mỗi bờ khoét 2 - 3 lỗ dưới chân hàng rào để đặt hom (hom này hình chữ nhật, chiều dài khoảng 40 - 50cm, cao 20 - 30cm, bên trong có lờ, giống như lờ bắt cá). Miệng hom hướng ra bên ngoài để chuột vào được nhưng không ra được. Bên ngoài chân hàng rào, đào một rãnh nhỏ chứa nước để khi chuột muốn leo qua hàng rào vào bên trong, phải bơi qua rảnh nước, lông bị ướt, sẽ trơn trợt không leo vào được. - Trung bình mỗi ruộng 1000m 2 bẫy cây trồng, có thể bảo vệ từ 20 - 25ha diện tích xung quanh. Bẫy cây trồng có hiệu quả cao đối với những vùng chuột phá hoại nhiều. 3. Biện pháp cơ lý: - Trước khi xuống giống, trên đồng ruộng thường thiếu thức ăn, chuột bị đói. Cần sử dụng nhiều loại bẫy cùng lúc để phá vỡ tính đa nghi của chuột và thay đổi mồi đặt bẫy liên tục sẽ mang lại hiệu quả trong cả vụ lúa. - Trong thời kỳ sinh sản, chuột thường ở trong hang. Vì vậy nên tranh thủ bắt chuột bằng cách đào hang, bơm nước, xông khói, bỏ khí đá… kết hợp dùng chó săn đánh mùi bắt chuột rất hiệu quả, kể cả chuột con. - Chất chà diệt chuột: Khi vào mùa nước ngập, chuột sẽ rút hết lên gò cao, ngọn cây, khi nước rút bà con nông dân bắt đầu sạ lúa, do xung quanh không có thức ăn cũng như nơi cư trú, chuột sẽ tìm chỗ kín, rậm rạp để ẩn náu. Lợi dụng đặc tính này, ta đặt chà rộng khoảng 10 - 15m 2 (chà làm bằng rào tre, ngọn cành cây, bạch đàn, tràm, nhánh xoài…), sau đó để thức ăn gồm cua, ốc, lúa mộng, bắp, dưa hấu…vào bên trong chà để dụ chuột. Sau đó cứ 10 - 15 ngày, bao lưới chà và tiến hành bắt chuột, đến khi chuột giảm dần thì dỡ bỏ chà chuột. - Tuyệt đối không sử dụng điện để diệt chuột, vì rất nguy hiểm và có thể gây chết người. 4. Biện pháp sinh học: - Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc diệt chuột sinh học, không gây nguy hiểm cho người, chỉ gây bệnh và làm cho chuột tử vong như thuốc Biorat được khuyến cáo sử dụng. - Không nên săn bắt thiên địch của chuột trên đồng ruộng như: chim cắt, chim cú mèo, chim heo, rắn hổ ngựa, rắn ráo, trăn hoa (Các loại này bắt chuột rất giỏi và thường không có nọc độc) - Nuôi các động vật ăn thịt chuột như: Chó, mèo, trăn… Riêng những vùng có điều kiện, nên khuyến khích nuôi rắn, trăn…sẽ phát triển nghề bắt chuột, cũng làm hạn chế chuột phá hoại và tạo thu nhập cho người nông dân. - Huấn luyện chó săn chuột để phát hiện hang chuột mà đào bắt . 5. Biện pháp hoá học: - Đây cũng là biện pháp diệt chuột mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc hoá học có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc cấm, thuốc nhập lậu, thuốc không có nhãn - Khi sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng và các chỉ dẫn an toàn ghi trên nhãn bao bì để không ảnh hưởng đến con người và gia súc. - Trong một vụ lúa, sử dụng thuốc nhiều nhất là 2 lần. Lần 1 vào giai đoạn lúa làm đòng - trỗ, khi thấy mật số chuột quá cao. Lần 2, trong thời gian khoảng cách giữa 2 vụ lúa. - Chuột có tính đa nghi nên trong 2 đến 3 ngày đầu, đặt bả không nên đặt thuốc. Sau khi chuột quen mồi thì lúc đó ta mới đặt thuốc, rất hiệu quả. Nên đổi bả mồi liên tục. Một số nơi sử dụng bả mồi như cua đồng nướng, sau đó để thuốc bên trong mai cua, thuốc ít bị rửa trôi, đạt kết quả rất cao. - Xác chuột chết và bả chuột còn dư, phải thu gom, sau đó chôn sâu và xử lý bằng vôi bột ngay. Xử lý xa nguồn nước sử dụng và khu dân cư để tránh ô nhiễm. Tuyệt đối không sử dụng chuột chết do thuốc làm thực phẩm hoặc đem bán. - Thuốc trừ chuột chỉ nên sử dụng một lần, không nên để lại cất giữ trong nhà, rất nguy hiểm, nhất là thuốc đã xé bao bì. Dương Quốc Nghiêm Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành . Những lưu ý khi phòng trừ chuột gây hại trên lúa Hiện nay, bà con nông dân đang chuẩn bị xuống giống lúa Thu Đông nên cần quan tâm đến những dịch hại đầu vụ, trong đó chuột là đối. đối tượng gây hại tương đối quan trọng. Chuột rất khó phòng trừ vì chuột rất khôn, có tính đa nghi, đánh mùi tốt, chạy giỏi, bơi lặn giỏi, nhảy xa và sinh sản rất nhiều. Vì vậy diệt chuột phải. đánh mùi bắt chuột rất hiệu quả, kể cả chuột con. - Chất chà diệt chuột: Khi vào mùa nước ngập, chuột sẽ rút hết lên gò cao, ngọn cây, khi nước rút bà con nông dân bắt đầu sạ lúa, do xung

Ngày đăng: 22/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w