Bài giảng bệnh mày đay part 3 potx

5 278 1
Bài giảng bệnh mày đay part 3 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Tiền sử có vai trò quan trọng để chẩn đoán mày đay do ánh sáng mặt trời. - Biểu hiện: bệnh nhân ngứa, nổi dát đỏ, sẩn phù sau thời gian ngắn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (<30 phút) và nhanh chóng biến mất khi hết phơi nhiễm. Vị trí hay gặp là mặt, mu tay. Có thể tổn thương cả niêm mạc (lưỡi và/môi). Kèm theo có đau đầu, nôn, buồn nôn - Cần phân biệt với các bệnh da liên quan đến ánh sáng: polymorphous light eruption, lupus ban đỏ, viêm da tiếp xúc do ánh sáng, millia 3.2.6 Mày đay do nóng, do nước, phù mạch do vật lí và mày đay do đè ép chậm: ít gặp hơn. 3.3 Mày đay do tiết cholinergic: - Cũng là một loại mày đay do vật lí, thường do nóng gây tiết mồ hôi. - Nguyên nhân: do tiết nhiều mồ hôi vì các nguyên nhân khác nhau như rối loạn tâm lí, tập thể dục, phơi nhiễm ánh sáng mặt trời, thức ăn nóng, tắm nước nóng, xông hơi hoặc do trà xát trên da. Loại này được gọi mày đay do tiết axetylcholin. - Tỉ lệ bệnh cao hơn ở những người có cơ địa dị ứng (hen, viêm mũi dị ứng và viêm da cơ địa). - Bệnh gặp ở cả nam và nữ, dường như nam gặp nhiều hơn. Tuổi hay gặp từ 10-30 - Thương tổn xuất hiện sau một vài phút khi ra mồ hôi và kéo dài khoảng ½ giờ đến vài giờ hoặc hơn. Bắt đầu là các đốm sẩn phù, rất nhỏ 1-3mm, trường hợp nặng có hàng trăm nốt, xung quanh có quầng đỏ rộng, sau tập trung lại thành mảng lớn. Có thể kèm theo choáng, hen, phản ứng phản vệ thậm chí shock thật sự - Thương tổn thường mất đi trong vòng 10-60 phút. 3.4 Mày đay do tiếp xúc: là do hấp thụ các chất qua da hoặc qua niêm mạc. Các chất này có thể có nguồn gốc dị ứng hoặc không dị ứng. - Thương tổn xuất hiện tại nơi tiếp xúc hoặc lan rộng ra nơi khác. - Kháng thể IgE trên tế bào mast chống lại các hóa chất có trong bột mì trắng, mỹ phẩm, vải hoặc các protein có trong cao su latex, nước bọt, thịt, cá, rau gây mày đay tiếp xúc. Mày đay không có cơ chế dị ứng như các phản ứng với một số loại cây cỏ như cây tầm ma, súc vật (lông sâu bướm) hay thuốc 4. Sinh bệnh học 4.1 Mày đay do cơ chế miễn dịch: là phản ứng của da với sự giải phóng ra histamin, bradykinin, leukotriene C4, prostaglandin D2 và một số chất khác từ tế bào mast và bạch cầu ái kiềm vào trung bì. Các chất này làm thoát dịch vào trung bì, gây phù nề hình thành mày đay. - Có 3 loại thụ thể histamin: histamin sẽ gắn kết với các thụ thể H1 (ở tim mạch, khí quản, ruột, tuyến nước bọt, hệ thần kinh), H2 (ở tim, dạ dày, thần kinh trung ương) và H3 (ở hệ thần kinh trung ương) gây nên các rối loạn như giãn các tiểu động mạch gây ứ máu mao mạch, tăng tính thấm thành mạch làm huyết tương thoát ra dịch kẽ, co thắt cơ tim, co thắt cơ trơn khí phế quản và kích thích thần kinh cảm giác. Các rối loạn trên sẽ thể hiện bằng các triệu chứng: da đỏ, sẩn phù, đau thắt tim, khó thở, ngạt thở, đau, ngứa. - Quá trình này gây ra bởi nhiều cơ chế: + Đáp ứng dị ứng típ I IgE là qua phức hợp miễn dịch IgE kết hợp và liên kết chéo với phần thụ cảm Fc trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm đưa đến giải phóng histamin. + Típ II dị ứng là đáp ứng qua trung gian bởi tế bào T gây độc gây ra sự lắng đọng của các globulin miễn dịch, bổ thể và fibrin ở quanh mạch máu từ đó dẫn đến viêm mao mạch mày đay. + Típ III là các bệnh phức hợp miễn dịch liên quan đến lupus ban đỏ hệ thống và các bệnh tự miễn khác gây ra mày đay. . thịt, cá, rau gây mày đay tiếp xúc. Mày đay không có cơ chế dị ứng như các phản ứng với một số loại cây cỏ như cây tầm ma, súc vật (lông sâu bướm) hay thuốc 4. Sinh bệnh học 4.1 Mày đay do cơ chế. nóng, do nước, phù mạch do vật lí và mày đay do đè ép chậm: ít gặp hơn. 3. 3 Mày đay do tiết cholinergic: - Cũng là một loại mày đay do vật lí, thường do nóng gây tiết mồ hôi. - Nguyên nhân: do tiết. biệt với các bệnh da liên quan đến ánh sáng: polymorphous light eruption, lupus ban đỏ, viêm da tiếp xúc do ánh sáng, millia 3. 2.6 Mày đay do nóng, do nước, phù mạch do vật lí và mày đay do đè

Ngày đăng: 22/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan