Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
794,07 KB
Nội dung
Bệnh bụi phổi Bệnh bụi phổi NỘI DUNG Bệnh bụi phổi là một nhóm bệnh nằm trong các bệnh phổi do nghề nghiệp - môi trường. Chúng được phân loại theo bảng sau: BỆNH NHIỄM BỘT TALC PHỔI Môi trường làm việc Đặc điểm lâm sàng Giải phẫu bệnh Điều trị Bột talc có rất nhiều tính năng như là chất bôi trơn khô, chất hấp thu, và là một bộ phận lọc. Công nhân tiếp xúc với bột talc trong suốt quá trình khai thác mỏ và nghiền các chất khoáng hoặc trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Bệnh nhiễm bột talc tiến triển chậm chạp ở những người tiếp xúc nhiều với bột talc. Bột talc có thể là tinh chất hoặc có lẫn với một số tạp chất như amiăng hoặc các chất khoáng khác. Phương pháp đo kiểm soát nồng độ bột trong môi trường làm việc là cần thiết để làm giảm tỉ lệ bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh bột phổi. 1. Môi trường làm việc: Talc có công thức hóa học là Hydrated Magnesium Silicate: Mg3SI4O10(OH)2 và cũng có sự hiện diện của nhôm, sắt và canxi trong hợp chất Bột talc được tạo từ các mỏ đá, là một chất bột mềm và trơn nên được xem là chất bôi trơn khô tốt. Bột talc ít khi thuần khiết và thường có lẫn tạp chất. Bột talc ở dạng tương đối tinh chất được sản xuất ở Pyrenees Pháp, Ý Vermont và ở bất cứ nơi đâu thích hợp cho việc chế tạo mỹ phẩm và dược liệu. Bột talc đượïc sản xuất từ New York, Texas và những nơi khác chứa đến 50% amiăng, anthophyllite và cũng chứa một lượng muôí Silic tinh thể khác. Loại bột talc này được dùng rộng rãi cho mục đích công nghiệp . Bột talc tinh khiết thì trắng , trong khi bột talc có lẫn tạp chất thì có màu nâu vàng hơi đỏ hoặc màu xám . Hâù hết Talc được khai thác ở mỏ lộ thiên gần bề mặt trái đất . Đá được đào lên và được chuyển đến xay nhỏ thành bột. Sau đó bột được bỏ vào bao hay đóng thành gói từ vài kg đến vài tấn và được cung cấp cho các nhà máy công nghiệp .Các công nhân làm ở các công đoạn trên là những người hít phải bột talc nhiều, lâu ngày gây ra bệnh nhiễm bột talc phổi (thường từ 10-15 năm nhưnng có thể sớm hơn 3-5 năm). Talc thường được dùng trong công nghiệp cao su để lót lớp bột bên trong khuôn, để phủ lớp áo bột lên sản phẩm và để giữ các bề mặt không dính với nhau. Những công nhân làm ở công đoạïn lót lớp bột bên trong khuôn hay giai đoạn đóng gói sản phẩm có thể tiếp xúc bột talc nhưng biểu hiện bệnh rất ít .Vì mục đích chất lượng sản phẩm, thường các nhà sản xuất dùng bột talc có lẫn tạp chất. Talc được dùng như một chất lọc,một chất bôi trơn, và là một chất thêm vào sơn, chất dẻo (nhựa tổng hợp) và đồ gốm sứ. Bột talc dùng trong mỹ phẩm và dược phẩm thì hơn 90% tinh khiết và không chứa amiăng nên hiếm khi gây bệnh phổi do hít phải bột talc nhưng cần thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh và nhũ nhi vì có thể gây đáp ứng kích thích viêm phế quản cấp do hít bột talc. 2.Đặc điểm lâm sàng: Hít bột talc vào đường hô ấp có thể gây ra ít nhất ba dạng lâm sàng và mô bệnh học: 2.1. Sang thương dạng nốt có thể kết hợp thành đàm mờ. 2.2. Xơ hóa mô kẽ lan tỏa. 2.3. Phản ứng u hạt đối với vật lạ Ba dạng này cùng tồn tại trên một bênh nhân, mặt dù chúng xuất hiện đọc lập nhau. a. Sang thương dạng nốt: Thường gặp ở bệnh nhân tiếp xúc với bột talc tương đối thuần khiết. Biểu hiện triệu chứng có thể nhẹ và thường tiến triển chỉ sau nhiều năm tiếp xúc với bụi có nồng độ bột talc cao như : khó thở khi gắng sức và ho khan tăng dần trong nhiều năm. Biến chứng tâm phế nang xảy ra một thời gian sau, nhưng có thể chức năng phổi vẫn còn tốt một cách đáng kinh ngạc. Thăm khám thực thể: Đa số trường hợp bình thường, một số trường hợp âm phế bào giảm nhẹ hoặc có ngón tay dùi trống. X-quang lồng ngực: Nhiều nốt thâm nhiễm dạng mô kẽ có thể kết hợp thành những đám mờ, thường gặp vùng giữa phổi. Hình ảnh tăng thông khí bù trừ và co kéo thùy trên và thùy dưới. Chức năng phổi có thể được duy trì bình thường mặc dù có những thay đổi các nốt trên X-quang lồng ngực. Giai đoạn sau của bệnh, giảm thể tích thông khí phổi và thiếu oxy trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, trong dạng nốt của bệnh nhiễm bột talc phổi, những dấu hiệu X-quang phổi có thể là có ý nghĩa quan trọng trừ khi triệu chứng và chức năng phổi duy trì bình thường. b.Xơ hóa mô kẽ lan tỏa: Thường gặp bệnh nhân tiếp xúc với bột talc công nghiệp có chứa nhiều tạp chất như tremolite và amiăng anthophyllite. Diễn biến lâm sàng và đặc điểm của bệnh giống như bệnh bột phổi amiăng (asbestosis). Dạng bệnh này do những sợi tạp nhiễm của chất khoáng dạng amiăng. Khó thở và ho xảy ra sớm hơn và trước khi có những thay đổi trên X-quang. Thăm khám thực thể: nghe ran nổ ở đáy, ngón tay dùi trống thường gặp. X-quang phổi biểu hiện hình ảnh dạng đám mờ lan tỏa nổi bật ở thùy giữa và dưới phổi, có thể kèm theo hình ảnh hạt kê, hình thâm nhiễm xung quanh. Hình ảnh vôi hóa màng phổi có thể thấy được. Những thay đổi chức năng sinh lý của phổi có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với những bất thường trên X-quang. Có thể biểu hiện những bất thường chức năng đặc trưng của bệnh phổi mô kẽ lan tỏa. 3.Giải phẫu bệnh: a.Đại thể: Phổi của những công nhân tiếp xúc với bột talc tương đối tinh khiết thì có nhiều sang thương dạng nốt hình tròn mềm và không chắc như sang thương của bệnh bụi silic phổi. Những nốt này nằm chính giữa phổi thỉnh thoảng kết hợp tạo thành khối mờ lớn hơn, hiếm khi có hoại tử trung tâm, có hiện tượng dày dính màng phổi. b.Vi thể : Trong giai đoạn đầu sang thương vi thể của bệnh bụi talc phổi tập trung nhiều đại thực bào và nguyên bào sợi quanh các mạch máu nhỏ và tiểu phế quản hô hấp ở trung tâm. Nhiều phân tử bột talc nằm trong đại thực bào. Những sang thương hình sao keó dài tạo những nốt bao gồm collagen, mô liên kết và tế bào. Những đại thực bào chứa các hạt bụi bên trong bao quanh các sang thương dạng nốt. Nhưng những hạt talc nhỏ được tìm thấy ở những trung tâm của nốt. Có thể kèm theo một số lympho bào, tế bào huyết tương , hoặc Neutrophil quanh sang thương. Thành phế nang hình lập phương hóa với tế bào loại II tăng sản có thể thấy trong giai đoạn bệnh tiến triển Ở bệnh bụi talc phổi, có hiện tượng viêm tăng sản nội mạc của động mạch phổi nhỏ một cách đáng kể ở những vùng có nhiễm bụi trong phổi Những thay đổi của nội mạc mạch máu phổi có liên quan đến biểu hiện lâm sàng. Tăng áp động mạch là đặc điểm nổi bậc hơn mức độ suy giảm chức năng phổi. Xơ hóa mô kẽ lan tỏa xuất hiện sớm quanh đường hô hấp nhỏ thường gặp ở những bệnh nhân có tiếp xúc với bột talc có lẫn tạp chất nhất là có chứa amiang. Dạng xơ hóa lan tỏa với mô kẽ dày và tăng sinh tế bào rất giống trong bệnh bụi amiang phổi. Phản ứng u hạt là đáp ứng của cơ thể với những hạt bụi talc. Những sang thương này tập trung những tế bào dạng biểu mô và tế bào khổng lồ đa nhân có chứa những hạt bụi talc bên trong và thỉnh thoảng có hiện tượng vôi hóa. Thường những sang thương này xuất hiện kèm với những dạng sang thương mô học khác. Dưới kính hiển vi thường có thể phát hiện những hạt talc có đường kính 5-10 mm. Dưới kính hiển vi điện tử có thể phát hiện những phân tử có đường kính nhỏ hơn 1mm. 4. Điều trị a.Điều trị chủ yếu của bệnh bụi talc là phòng ngừa: a.1. Làm giảm tối đa bụi trong môi trường làm việc dưới mức cho phép: * Cải tiến kỹ thuật máy móc. * Môi trường làm việc phải thông thoáng. * Xử lý tốt bụi talc. * Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc an toàn trong lao động. a.2. Hạn chế hít phải bụi talc trong quá trình làm việc bằng thiết bị bảo hộ lao động. b. Điều trị triệu chứng : mang tính chất tạm thời nhằm cải thiện đời sống cho bệnh nhân. Khi đã biểu hiện bệnh thì không htể điều trị dứt bệnh mà chỉ điều trị các biến chứng do bệnh tạo ra. * Nghỉ ngơi [...]... lao động BỆNH BỤI SILIC PHỔI (silicosis) Đại cương Các thể của bệnh phổi nhiễm bụi silic Sinh bệnh học Sự liên hệ với bệnh lao Biểu hiện lâm sàng của bệnh phổi nhiễm bụi silic Triệu chứng cận lâm sàng Các biến chứng và các vấn đề chẩn đoán đặc biệt trong bệnh phổi nhiễm bụi silic Ngăn ngừa bệnh phổi nhiễm bụi silic Điều trị, quản lý các biến chứng và khống chế bệnh phổi nhiễm bụi silic... nặng có thể biểu hiện bệnh sớm hơn Bệnh cảnh cấp tính của bệnh bụi silic phổi tương đối giống với bệnh protein phế nang hơn là xơ hóa mô kẽ Bệnh phổi nhiễm bụi silic là bệnh lý xơ phổi gây ra do hít, ứ đọng lại và phản ứng của phổi đối với tính thể silica Mặc dù người ta đã biết nguyên nhân của rối loạn này - do sự tiếp xúc của đường hô hấp đối với bụi có chứa silica - nhưng bệnh phổi nghề nghiệp trầm... hệ với bệnh lao: Khuynh hướng mắc bệnh lao trên những bệnh nhân có bệnh phổi nhiễm bụi silic đã được nhận ra cách nay gần một thế kỷ Lao có thể làm phức tạp mọi thể bệnh phổi nhiễm bụi silic Những bệnh nhân ở những thể cấp và tiến triển của bệnh phổi nhiễm bụi silic có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất Tiếp xúc đơn đọc với silica, ngay cả khi không mắc bệnh phổi nhiễm bụi silic cũng có thể đưa đến nhiễm... ở chuột đồng Bệnh bụi amiăng và các ung thư có liên quan đến amiăng có thể gia tăng trong tương lai do việc gia tăng sử dụng amiăng tại các nước đang phát triển BỆNH BỤI PHỔI Ở CÔNG NHÂN THAN (ĐÁ) Đại cương Bệnh học Sinh bệnh học Chẩn đoán Điều trị 1 Đại cương: Bệnh bụi phổi ở công nhân than (BBPOCNT) trước đây được gọi là bệnh nhiễm bụi than hay bệnh nhiễm bụi than - silic phổi, gồm 2 thể:... của bệnh phổi nhiễm bụi silic: a Bệnh phổi nhiễm bụi silic mãn tính (cổ điển): Bệnh phổi nhiễm bụi silic mãn tính có thể không có triệu chứng, hoặc gây ra khó thở khi gắng sức tiến triển âm thầm, hoặc ho Thường gặp một thời gian tiềm tàng khoảng 15 năm hoặc hơn nửa Hình ảnh X-quang có những nốt mờ tròn, nhỏ (dưới 10mm), chủ yếu ở các vùng trên của phổi Đặc trưng bệnh học của thể náy là nốt bệnh phổi. .. dương tính Không cần dùng BCG cho các bệnh nhân bệnh phổi nhiễm bụi silic có phản ứng lao tố âm tính Đối với những trường hợp bệnh phổi nhiễm bụi silic có biến chứng lao, phải sử dụng thuốc kháng lao tối thiểu 8 tháng BỆNH BỤI AMIĂNG Dịch tễ học Bệnh học Sinh bệnh học Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng cận lâm sàng Chẩn đoán Điều trị và tiên lượng Các bệnh khác liên quan đến amiăng Kiểm... quả trên phổi của bụi 2 Bệnh học: Đặc điểm về phương diện bệnh học của bệnh bụi amiăng là sự xơ hóa mô kẽ, sự gia tăng số lượng thể amiăng màu nâu đỏ và những sợi amiăng không bị bao bọc Thể màu nâu đỏ là những sợi amiăng được bao bọc chất sắt protein Bệnh bụi amiăng thường bắt đầu dưới màng phổi, ở vùng đáy phổi Nếu tiến triển, nó có thể xơ hóa lan tỏa cả hai phổi Ở những giai đoạn cuối, phổi có thể... những vùng phổi dưới, có hoặc không kèm theo dày màng phổi Phân loại X-quang Quốc tế về Bệnh Bụi phổi năm 1980 của Tổ chức Lao động Quốc tếá (ILO) đã trình bày những đề mục cho việc đọc phim X-quang bệnh bụi amiăng; tuy nhiên, việc thiếu những bằng chứng rõ ràng vẫn không loại trừ được chẩn đoán Một số nghiên cứu bệnh học lâm sàng đã chứng minh bệnh bụi amiăng trên sinh thiết phổi ở 10 - 20% bệnh nhân... đoán đặc biệt trong bệnh phổi nhiễm bụi silic: Với một bệnh sử tiếp xúc bụi silica và hình ảnh X-quang đặc trưng, chẩn đoán bệnh phổi nhiễm bụi silic thường không khó khăn Nhưng chẩn đoán cũng không dễ dàng trong trường hợp hình ảnh X-quang không điển hình hoặc không ghi nhận bệnh sử tiếp xúc bụi silica Ít khi cần phải tiến hành sinh thiết phổi Tuy vậy, những mẫu mô (qua sinh thiết phổi mở hoặc nội soi... chứng và khống chế bệnh phổi nhiễm bụi silic: Điều trị trong bệnh phổi nhiễm bụi silic chủ yếu là điều trị triệu chứng Các biện pháp điều trị tương tự cách thức điều trị thông thường trong quản lý tắc nghẽn khí đạo, nhiễm trùng, tràn khí màng phổi, giảm ôxy máu, suy hô hấp, … Đối với những công nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh phổi nhiễm bụi silic thì không nên cho tiếp tục tiếp xúc với bụi có chứa silica . Bệnh bụi phổi Bệnh bụi phổi NỘI DUNG Bệnh bụi phổi là một nhóm bệnh nằm trong các bệnh phổi do nghề nghiệp - môi trường. Chúng được phân loại theo bảng sau: BỆNH NHIỄM BỘT TALC PHỔI. lao động BỆNH BỤI SILIC PHỔI (silicosis) Đại cương Các thể của bệnh phổi nhiễm bụi silic Sinh bệnh học Sự liên hệ với bệnh lao Biểu hiện lâm sàng của bệnh phổi nhiễm bụi silic. thể biểu hiện bệnh sớm hơn. Bệnh cảnh cấp tính của bệnh bụi silic phổi tương đối giống với bệnh protein phế nang hơn là xơ hóa mô kẽ. Bệnh phổi nhiễm bụi silic là bệnh lý xơ phổi gây ra do