Các thể bệnh viêm phổi ở trẻ em Khi thời tiết giao mùa cũng là lúc các bệnh viện nhi trở nên quá tải bởi các bệnh đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm phế quản sốt, ho… trong đó, viêm phổi là một trong những bệnh có hậu quả nghiêm trọng và chiếm tỉ lệ cao nhất. Vì sao trẻ hay bị viêm phổi và nên chăm sóc phòng ngừa bệnh cho bé như thế nào? Viêm phổi là gì? Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở phổi. Đây là một bệnh lý hô hấp thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều loại vi khuẩn và virus khác nhau có thể dẫn đến viêm phổi. Tuy vậy tùy từng trường hợp và lứa tuổi mà tác nhân gây bệnh sẽ khác nhau. Do đó có vi khuẩn thường gây bệnh ở trẻ sơ sinh và những trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu nhưng rất ít gặp ở trẻ lớn và có sức đề kháng tốt. Trẻ nào có thể mắc bệnh Có thể nói viêm phổi là bệnh “không chừa một ai”, mọi trẻ đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên khả năng sẽ cao hơn nếu trẻ có một hay nhiều yếu tố sau đây: - Sinh non tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng. - Sống ở những nơi có thời tiết lạnh. - Điều kiện kinh tế xã hội thấp, môi trường sống chật chội, đông đúc, kém vệ sinh. - Cha mẹ hay người thân hút thuốc lá trong nhà. Viêm phổi biểu hiện như thế nào? Tùy theo lứa tuổi và tác nhân gây bệnh mà triệu chứng có phần khác nhau. 1. Viêm phổi do virus: Hơn 80% các trường hợp viêm phổi ở trẻ em là do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và khởi phát thành dịch. Trẻ thường có sốt nhẹ, đau họng, ho, sổ mũi vài ngày trước. Khi bệnh trở nặng trẻ sẽ thở nhanh, co kéo hõm ức – liên sườn. Trường hợp nặng trẻ có thể suy hô hấp, tím tái và tử vong nếu không được xử trí kịp thời. 2. Viêm phổi sơ sinh: Một vài ngày đầu sau sinh, trẻ có biểu hiện suy hô hấp như khó thở, khò khè, phập phồng cánh mũi, tím tái. Nguyên nhân có thể do bé bị lây truyền từ mẹ, người giúp sanh hay từ người chăm sóc trẻ hoặc cũng có thể từ những dụng cụ bị nhiễm khuẩn. Mặc dù được điều trị tích cực nhưng khả năng tử vong có thể lên đến 50% nếu trẻ sinh thiếu tháng. 3. Viêm phổi do phế cầu: Thường diễn ra vào mùa đông và xuân, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 13-18 tháng. Nguyên nhân do phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Bệnh khởi đầu với biểu hiện của nhiễm siêu vi thông thường như ngạt mũi, sổ mũi, ho, chán ăn sau đó trẻ đột ngột sốt cao, bứt rứt, vật vã, kích thích, thở nhanh, thở rên, co lõm ngực, phập phồng cánh mũi, tím tái. 4. Viêm phổi do Heamophilus Influenzae: Với các triệu chứng tương tự như viêm phổi do phế cầu, Heamophilus Inflluenzae là tác nhân gây viêm phổi chủ ở trẻ dưới 4 tuổi. Bệnh thường diển ra vào thời điểm giao mùa, lúc thời tiết chuyển lạnh. 5. Viêm phổi do tụ cầu: Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, với triệu chứng hô hấp tương tự như trong viêm phổi do phế cầu trùng và Heamophilus Influenzae tuy nhiên diễn tiến nhanh và trầm trọng hơn. Ngoài tình trạng suy hô hấp trẻ còn có triệu chứng viêm da, mụn nhọt, nhiễm trùng nhiễm độc … 6. Viêm phổi do liên cầu: Thường gặp ở trẻ từ 3-5 tuổi. Bệnh cảnh tương tự như viêm phổi do tụ cầu. Sau nhiễm trùng da, mô mềm trẻ bắt đầu sốt cao đột ngột, lạnh run, suy hô hấp, thay đổi tri giác, sốc và tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí kịp thời. 7. Viêm phổi do nấm và ký sinh trùng: Thường gặp ở trẻ sanh non tháng, nhẹ cân, suy dưỡng, suy giảm miễn dịch… 8. Viêm phổi hít: Thường gặp trên trẻ có rối loạn phản xạ bú nuốt, trào ngược dạ dày thực quản, dò khí-thực quản, đang phun khí dung hay thở máy…Sau khi sặc và hít phải các chất như sữa, cháo, dịch dạ dày… vào phổi trẻ có biểu hiện sốt cao, ho, khò khè, thở nhanh. . Các thể bệnh viêm phổi ở trẻ em Khi thời tiết giao mùa cũng là lúc các bệnh viện nhi trở nên quá tải bởi các bệnh đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm phế quản sốt,. ít gặp ở trẻ lớn và có sức đề kháng tốt. Trẻ nào có thể mắc bệnh Có thể nói viêm phổi là bệnh “không chừa một ai”, mọi trẻ đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên khả năng sẽ cao hơn nếu trẻ có. bệnh mà triệu chứng có phần khác nhau. 1. Viêm phổi do virus: Hơn 80% các trường hợp viêm phổi ở trẻ em là do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và khởi phát thành dịch. Trẻ