Tiêu chảy cấp Tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện nhiều lần trong ngày (thường là > 3 lần/ngày), phân lỏng nhiều nước (lượng phân > 300 gam/ ngày và lượng nước trong phân > 85%)… do ruột bị kích thích và co thắt nhiều hơn đẩy thức ăn và nước ra ngoài kéo theo các chất điện giải ra ngoài Tiêu chảy cần được phân biệt với tiêu chảy giả và ỉa nhiều phân, trong đó số lần đại tiên gia tăng nhưng không gia tăng trọng lượng phân (gặp trong hội chứng ruột kích thích, viêm trực tràng hoặc cường giáp). Được gọi là tiêu chảy cấp khi tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần, trong trường hợp này phải hết sức chú ý vấn đề mất nước và điện giải; khi tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần thì gọi là tiêu chảy mạn lúc này hết sức chú ý vấn đề rối loạn hấp thu dẫn dến suy dinh dưỡng. 1. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm trùng, đây là loại tiêu chảy gặp khắp nơi trên thế giới đặc biệt ở các nước kém phát triển, đây cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và tử vong cao ở trẻ em. Nguyên nhân do kém vệ sinh, thiếu nước sạch, ăn ở đông đúc chật chội, thiếu giáo dục và y tế. Hầu hết nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp lây truyền qua đường phân – tay – miệng, qua nước và thức ăn nhiễm bẩn. Có nhiều loại vi khuẩn gây nên bệnh lý tiêu chảy cấp, tùy theo cơ chế gây bệnh khác nhau mà có các nhóm; nhóm gây tiêu chảy bằng độc tố có tụ cầu vàng, E.coli, phẩy khuẩn tả, E.coli 0157 – H7…; nhóm gây tiêu chảy bằng cách kết dính vào niêm mạc ruột có giun, sán, E.coli, cyclospora…; nhóm gây tiêu chảy bằng cách xâm nhập niêm mạc như amíp, salmonela, rotavirus, shigela…và nhóm bệnh nhiễm trùng hệ thống gây tiêu chảy cấp như viêm gan virus, sởi… Ngoài nguyên nhân nhiễm trùng, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tiêu chảy cấp như do thuốc (nhất là các thuốc kháng acid, ức chế bơm proton, thuốc hạ lipid máu, thuốc kháng sinh như erythromycin, ampicillin…), do hóa chất (nhất là asen, phospho hữu cơ, nấm độc…), sau hóa trị liệu, do dị ứng, do thức ăn… 2. Biểu hiện lám sàng như thế nào Biểu hiện lâm sàng ngoài việc tiêu chảy cấp, thường có kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân. Tiêu chảy do nhiễm trùng là loại thường gặp nhất, do đó trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề cập đến lâm sàng của tiêu chảy cấp do nhiễm trùng, mà nguyên nhân nhiễm khuẩn thường thấy là do salmonela, tụ cầu vàng và do rotavirus. Tiêu chảy cấp do salmonela: đây là nguyên nhân hay gặp nhất trong các nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn, bệnh gặp khắp nơi trên thế giới. Salmonela là loại trực khuẩn gram âm, có lông, có sức đề kháng tốt ở ngoại cảnh; trong đất sống được vài tháng; trong nước và phân sống được vài tuần; trong thực phẩm đông lạnh được 2 – 3 tháng và sống cả ở những thực phẩm có nồng độ muối cao; ở 100 độ C phải hơn 5phút mới diệt được. Thường có trong thịt, sữa, trứng; trong các thực phẩm này chúng nhân lên mà không làm thay đổi màu sắc, mùi vị. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tỷ lệ tăng lên ở người cắt đoạn dạ dày hoặc suy giảm miễn dịch. Khi nhiễm vi khuẩn, sau 12 – 36 giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan tỏa khắp bụng; buồn nôn và nôn nhiều lần, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước, không mót rặn, tong phân có thể có lẫn thức ăn chưa tiêu; kèm theo có sốt cao 38 – 40 độ, có rét run, nhức đầu mệt mỏi, khát nước, môi khô, mắt trũng… không điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiểu niệu, vô niệu và tử vong do rối loạn nước và điện giải. Đó là thể điển hình, ngoài ra còn có thể gặp thể nhiễm khuẩn huyết giống như thương hàn, thể khu trú nội tạng hoặc thể người lành mang khuẩn. Điều trị chủ yếu bổ sung nước và điện giải, hạ sốt, an thần và cân nhắc khi sử dụng kháng sinh. Tiêu chảy cấp do tụ cầu: bệnh cảnh này là do ăn phải thức ăn đã nhiễm phải ngoại độc tố của tụ cầu vàng. Ngoại độc tố này có tính chịu nhiệt cao (ở 100 độ C phải cần 1 – 2h mới hủy được) và không làm thay đổi mùi vị thức ăn. Nguồn bệnh là những người bị viêm họng, viêm xoang đang có ổ mủ trên da… do tụ cầu; lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do thực phẩm bị ô nhiễm. Ngoại độc tố tụ cầu sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa không bị men tiêu hóa tác động, chúng nhanh chóng thấm vào niêm mạc dạ dày, ruột và máu tác động lên thần kinh thực vật làm cường phó giao cảm, có thể dẫn đến trụy tim mạch. Sau khi nhiễm từ 30phút – 6giờ, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đau bụng dữ dội vùng thượng vị nhiều hơn vùng rốn, đau quặn từng cơn; buồn nôn và nôn nhiều lần trước khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước. thường không có sốt hoặc sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, có thể rối loạn nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch. Thường chỉ gây tử vong ở trẻ nhỏ hoặc người già suy kiệt. Điều trị chủ yếu là bổ sung nước và điện giải, trợ tim mạch. Bệnh do Rotavirus: đây là virus thuộc họ Reoviridae, hình cầu, có 7tuyp huyết thanh đã được xác định đánh dấu từ A đến G, nhưng chỉ có nhóm A, B, C gây ỉa chảy cấp ở người; trong đó nhóm A là phổ biến nhất, có mặt khắp thế giới, là tác nhân chính gây ỉa chảy cấp ở trẻ em < 3 tuổi và cũng là nguyên nhân gây tử vong chính trong các virus rota. Virus này sống nhiều ngày ở nhiệt độ thường trong phân, trong nước; sống hàng năm ở nhiệt độ âm 20 độ C, đặc biệt kháng với Clo. Nguồn bệnh chủ yếu là bệnh nhân bị ải chảy cấp và những người mang virus trong phân. Lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống nhiễm virus. Virus này chủ yếu gây bệnh cho trẻ em dưới 2 tuổi, virus xâm nhập theo đường tiêu hóa, gây tổn thương, phá hủy chọn lọc vào các tế bào trụ của niêm mạc ruột non, dẫn đến hạn chế hấp thu nước, muối và tình trạng kéo nước từ các tổ chức tế bào vào lòng ruột; giảm hấp thu đường và chất béo; rối loạn tiêu hóa mỡ… bệnh nhi mất nước điện giải và suy dinh dưỡng nhanh. Bệnh thường xuất hiện sau 24 – 48h, khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, đôi khi dẫn đến rối loạn nước và điện giải rất nhanh. Chẩn đoán có thể dựa vào các xét nghiệm phát hiện virus hoặc phát hiện kháng thể kháng virus. Điều trị chủ yếu là điều chỉnh cân bằng nước và điện giải. 3. Cần làm gì đê phòng bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn. Tiêu chảy cấp nói chung và tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn nói riêng là nguyên nhân gây tử vong quan trọng ở nhiều vùng trên thế giới trong đó có một số vùng ở Việt Nam do vậy cần hết sức quan tâm đến việc tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo quản tốt thức ăn, nước uống trước, trong và sau khi chế biến; ăn chín, uống sôi; tạo lập thói quen rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh; quản lý tốt chất thải sinh hoạt ra môi trường, đặc biệt quản lý tốt chất thải của con người nhất là của những bệnh nhân tiêu chảy cấp. . Được gọi là tiêu chảy cấp khi tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần, trong trường hợp này phải hết sức chú ý vấn đề mất nước và điện giải; khi tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần thì gọi là tiêu chảy mạn lúc. chỉnh cân bằng nước và điện giải. 3. Cần làm gì đê phòng bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn. Tiêu chảy cấp nói chung và tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn nói riêng là nguyên nhân gây tử vong quan. gây tiêu chảy bằng độc tố có tụ cầu vàng, E.coli, phẩy khuẩn tả, E.coli 0157 – H7…; nhóm gây tiêu chảy bằng cách kết dính vào niêm mạc ruột có giun, sán, E.coli, cyclospora…; nhóm gây tiêu chảy