Sự lãng mạn của Vật Lý pptx

5 327 1
Sự lãng mạn của Vật Lý pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự lãng mạn của Vật Lý Vật lý có lẽ là môn khoa học tự nhiên lãng mạn nhất trong các môn khoa học cơ bản. Sự lãng mạn của vật lý là ánh lấp lánh của những tinh cầu, là sự lung linh của những hành tinh trên dải Ngân Hà, là sự long lanh của những hạt cơ bản cấu thành nên vũ trụ, là sự tương đối và tuyệt đối của thời gian - không gian, và cả sự im lặng thách thức của siêu nhiên Như cái vòng xoáy âm dươngtrongThái cực đồ phương Đông, vật lý nghiên cứu từ những vấn đề vi mônhất đến những vấnđề vĩ mô nhất của tự nhiên mà cuộc sốngnhân loại khôngngừngđi tìm lời giải đáp. Cuộc sống vốn chứa đầy những huyền ẩn,thậm chínhững điều tưởng như giản đơnnhấtcũngchứa đựng muôn vàn bí ẩn mà ta chưakhám phá hết. Thế nên trong hành trình đầy gian khó, với thiên chức nặng nề củamình, vật lý học đã hóa giải những bí huyềncủa tự nhiênvà xã hội. Vànó còn tiếp tục giải mã nhữnghuyềnbí ấy Cái nhìncủa vật lý là cái nhìn chính xác, thậm chílà chínhxác đến từngmicromet, nanômetvà hơn thế nữa,nhưng đôimắt của vật lý là đôi mắt thi vị và lãng mạn khi nó hướng cái nhìnấy lên bầu trời đầysao, vàokhoảng không bao la và thăm thẳm Thái dương hệ, vào tận thấu bản chất và những vận động bất tận của sinhthể, vật thể Vàđôi mắt lãng mạnđó thấu thị quá vãng,tiên lượng tươnglai để rồitrở về với ánh mắt hồnnhiên mà thấu cảm, uyên thâmmà trongsáng ngây thơ thuở ấu thơ nhân loại. Đôi mắt vật lý có phải là đôi mắt luôn suytư, ưu trầm? Bất giác tôi chợt thấy đôi mắtấy rất đỗi quen thuộc. Dường như làcái đăm chiêu trầm tư trongbức tượng Ngườisuy tư thế kỷ củamột nhàđiêu khắc thời kỳ Phục Hưng. Bức tượng đá tạc hình người đàn ôngtrong tư thế ngồi, cánh tay trần đặt lên vầng trán cao, ánh mắt miên man suynghĩ.Người đànông vẫn ngồi đó từ thế kỉ ánh sáng,vẫn trăntrở nhữngdòng ýnghĩ. Xungquanh photượng trắng, hàng bạch dươngvẫn xàoxạc lá vàlàn tuyếttrắng vẫn rơi ngọtxuống bàn chân chàng.Và quanh đầu chànglà những dấu hỏi tạisao,những nguyên tử electronchuyển động theo quỹ đạo của vòng nguyệt quế khi chàng thốt lên “Oreka” Hay dường như là ánh mắt ưu tư khingàn lầnnhìn trái táo rơicủa Isaac Newton, ánhmắttinh anh trên Gương mặt thế kỷ XXA. Einsteinpha chútmộngmị trong giấc chiêm bao với khát vọngánh sáng về bảngiao hưởng dở dangcủa Lý thuyết trường thốngnhất. Hay ánhmắt cườivô ngầnnhẹ mà thiên cao của Copernic,ánh mắt kiên nghị của Bruno trước khi bước lên giàn hỏa thiêu Niềmđam mê khoahọcvà cả lòng dũng cảmnữa đã chắp cánh cho sự lãng mạn của vật lý baylên tới đỉnh Olympia của mình.Ở nơi đó sẽ khôngphải là nơitrú ngụ của cácvị thần linh như trong thầnthoại Hy Lạp, La Mã mà là nơi ngự trị của trí tuệ loàingười, của niềm tin và nhữngthành quả nghiêncứu khoahọc của loài người. Ở nơi đó sẽ trànngập ánh sáng, đẹp đẽ và thiên lương. Vậtlý lãng mạn hơn hẳn toán học, hóahọc và lãngmạn hơn bộiphần có lẽ bởi nó nghiên cứuquang học và tương tác ánh sáng (dùlà ánh sáng chói changcủavầng thái dương, ánh sáng lạnh cung Quảng Hà hay ánh le lói hắt ra từ phía cuối đường hầm) để thấy được ánh sáng khilà hạt khilà sóngvà sự chuyển hóa thần kỳ giữa hai trạng thái đó Đức hạnhcủa nghệ thuật là niềm rungcảm hướng tớichân - thiện - mỹ và những giá trị nhânvăn.Phẩm hạnhcủatriết học làhoài nghi.Và tôn giáo nặngtrĩu đứctin. Còn phẩm chất của khoa họclà ngạc nhiên trướcnhững điều tưởng như hiểnnhiên nhất.Ngạc nhiên ngước nhìntrái táo rụng xuống đất màvật lý cóđược định luật vạn vật hấp dẫn, ngạc nhiên khingâm mình trongbồn tắm mà vật lý có được định luật Achimet. Ngạc nhiên, ngạc nhiên và ngạc nhiên Những cái ngạc nhiên vĩ đại và lãng mạn. Nếu thi ca đi tìm cái đẹp, triết học đi tìm sự khôn ngoan,tôn giáo đi tìmthần linh thì khoahọc đi tìm sự thông thái. Vậtlý trên con đường đi tìm sự thấu hiểu đã ấp iu một ước vọngkhôn cùnglà Lý thuyết cuối cùng(TheFinal Theory)như một biểuhiện tột cùngcủasự lãng mạn. Liệu chúng ta có thể nhận thức được bí mật cuối cùngcủa vũ trụ không? Thế giới hiện thực, vừa cụ thể vừa hết sức trừu tượng, vừa hỗn mangvừa trật tự, vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất. Vật chất và trường,năng lượng và khối lượng,không gian vàthời gian, sóng và hạt, hạt vàphản hạt Nhữngđặc tínhđó lại chuyển hóa nhau bằng chữ Dịch. Liệu chúng ta có thể biết cái không thể biết được haykhông? Vật lý, cũng như thế giới khách quan mang trong mình nhữngtính chất trái ngược nhau, môtả khái quát hiện thực bằng những định lý, địnhluật, lýthuyết vừa hết sức chính xác, rõ ràng song cũng chínhvì thế mà nó có một vẻ lãng mạn riêng Giấc mơ chú Cuộicung trăng bây giờ không phải là điềuquá vời xa với loài người nữa, motipdu hành xuyên không - thời gian trong chuyện Từ Thức gặptiên về mặt lý thuyết cũng không phải là hoang đường nữa. Vật lý lãng mạn nhất trongcác khoa họctự nhiên không phải vì nógần gụi với thi ca bởiviệc giảithích những bí ẩn mãhóa trong những huyền thoạingàn xưa hay những chuyện viễntưởng, giả tưởng mà vì nó triết thuyết.Như mộtvị thiền sư già ngồicông án bên gốc cây cổ thụ để chứng ngộ bản thânvà cộngđồng trong tổng hòacác mối quan hệ tương hỗ trên hếtthảycác lĩnh vực: tự nhiên, xãhội vàtư duy. Vật lý học không chỉ song hành cùng những bướctiến thăng trầm của văn minh loài người, nó cũngchính là lịch sử sự sống. Khoa học khôngbiên giới, nghệ thuật có cội nguồn như aiđó đã từng nói thì vật lý học trên hànhtrình phát triển của mình đã bắt gặpnguồncội sự sống. Là một khoahọc chuyên ngành nhưng ở một góc độ, vật lý chạmđến những vấn đề cốt lõi củatriết học là bản thể luận, nhận thức luận. Không phải ngẫu nhiên mà FritjofCapra thấy cái đạo của vậtlý và viết thành sách nếu vật lý chỉ làmột cái gì đó khô khanmà thiếu đi vẻ lãngmạncủa mình.Chính sự lãngmạn sâu xacủa vậtlý đã cho ông cái nhìn uyênnguyên về thế giới và xã hội,về cội nguyên sự sốngvà ý nghĩa thâm nguyên của cuộc sống.Cuốn sách Đạo của vật lý (Nguyễn Tường Bách biên dịch, NXB Trẻ, 1999) củaông là một tiếngnói về sự gặpgỡ giữa vật lý học hiện đại và triết học phương Đông ngàn xưa. "Vật lý học hiện đạixác nhận một cáchkỳ lạ một trong những ý tưởng cơ bản của đạo giáo Đông phương: tất cả mọi khái niệm mà ta dùng để mô tả thiên nhiên đều bị giới hạn; đó không phải là những đặc tính của thực tạinhư ta đã từng có khuynh hướngtin tưởng,mà chỉ là nhữngsáng tạo của trí óc, chỉ là cái bản đồ chứ không phải sôngnúi, đất đai. Cứ mỗi lần ta nới rộng lĩnh vực của kinh nghiệm, những giới hạn của tư tưởng thuần lý trở thành hiển nhiên và ta phải thayđổi, có khi phải từ bỏ, mộtvài kháiniệm mà ta có". Tự bản thân vậtlý từ sâuxa đã mang trong mình tínhlãng mạn,và điều lãng mạn nhất vàcũng làhuyền nhiệm nhất chính là nơi khởi thủyvạn vật mà vật lý họcvà tất thảy mọi khoa học cổ xưa và hiện đại đã, đangvà sẽ mãi còn kiếngiải. Cuộcthảo luận giữa các thuyết trình viên là các nhà khoa họcGS.TS thiên văn họcNguyễn QuangRiệu, GS.TS vật lý Phạm Xuân Yêm, TS vậtlý kiêmnhà Phật học Nguyễn Tường Bách tại Phật đườngKhuông Việt (Paris, Pháp) ngày29/5/2005nói về sự tương đồng giữathế giới quan vật lý học hiện đạivà triếtlý Phật giáo cũng minh chứng điều đó. Bohm dunhập thuyết âm dương, ErwinShrodinger viết Vệ Đà của một nhà vật lý, Nguyễn Tường Bách trình bày trong cuốnLưới trờiai dệt?(NXBTrẻ, 2004) từng bướcđi lần mò của khoahọc từ Aristote để giải thích vũ trụ và những lý thuyết của Phật giáo xưa 25 thế kỉ rồi mà nay hầunhư mới là mộttổng hợp sosánh lý thú giữasự pháttriển của nhận thức về vũ trụ trong khoa học vật lý và vũ trụ quan Phật giáo để thấy các nhà vật lý thiên văn đã gõ cửa tìm vàotòa nhà minhtriết phươngĐông, thắp thêm ánhsáng chonhững câu hỏi mới mà họ đặt ra trong đầu. Quả thực tôi không có ý định nói về sự gặp gỡ của văn minhphương Tây và văn hóa cổ phương Đông nhưng sự lãng mạn của vật lý đã dẫn tôi đến giaođiểm huyền vi đó.Có nhà vật lý trứ danhnào không mang một câu hỏi triết lý ở trong đầuvề vật chất, về vũ trụ và cóbao nhiêu những ngườikhaiphá ra Cơ học lượng tử cũng đồngthời là triết gia? Max Planck có bao giờ giấu giếm mìnhcó một tâmhồn tôn giáo sâu sắc, Einsteincó ngại ngần gì thốtra những câu thán phục Phật giáo? Tách ra khỏi tôn giáo và thần quyền để trưởng thành, khoahọc vật lý dườngnhư baogiờ cũngtrườngtương tư với triết lý và tínhthiêngliêng. Khoahọc cứ là khoa học và tôn giáo cứ là tôn giáo, nhưng haidòngchảy thiên thu đó cóchung một nhánh là vẻ đẹp tiềm ẩn của đời sống, sự lãng mạn của tâm hồn.Thế thì, sự Lãng mạn của vật lý hay là sự lãng mạn của con người? . Sự lãng mạn của Vật Lý Vật lý có lẽ là môn khoa học tự nhiên lãng mạn nhất trong các môn khoa học cơ bản. Sự lãng mạn của vật lý là ánh lấp lánh của những tinh cầu, là sự lung linh của những. haidòngchảy thiên thu đó cóchung một nhánh là vẻ đẹp tiềm ẩn của đời sống, sự lãng mạn của tâm hồn.Thế thì, sự Lãng mạn của vật lý hay là sự lãng mạn của con người? . nhiên mà FritjofCapra thấy cái đạo của vậtlý và viết thành sách nếu vật lý chỉ làmột cái gì đó khô khanmà thiếu đi vẻ lãngmạncủa mình.Chính sự lãngmạn sâu xacủa vậtlý đã cho ông cái nhìn uyênnguyên

Ngày đăng: 22/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan