1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HEN PHẾ QUẢN – PHẦN 2 ppsx

19 494 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 172,01 KB

Nội dung

HEN PHẾ QUẢN – PHẦN 2 II- QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ HEN PHẾ QUẢN: A- BỆNH DANH: Xét về mặt triệu chứng học, hen phế quản được miêu tả trong các chứng Hen và Suyễn. Trong các sách y học đời Tùy - Đường gọi Hen là Áp khái và mô tả là ho đã nhiều năm, có tiếng khò khè trong cổ, mỗi khi phát ra là không nằm được. Sách Y Tông Kim Giám đời nhà Thanh nói: Thở gấp gọi là chứng Suyễn, nếu trong cổ lại có tiếng khò khè thì gọi là chứng Háo thống. Qua đó có thể thấy được sự khác nhau của 2 bệnh: - Hen: chỉ vào tiếng khò khè trong cổ, há miệng thở, ngậm miệng đều có tiếng đàm. Chứng Hen khi phát ra thường kèm theo cả chứng Suyễn. - Suyễn: chỉ vào sự hô hấp, thở cấp bức, hơi đưa lên thì nhiều hơn đưa xuống thì ít, há miệng so vai để thở. Chứng Suyễn phát ra chưa hẳn có chứng Hen. B- NGUYÊN NHÂN VÀ SINH BỆNH: 1- Nguyên nhân: - Cảm nhiễm ngoại tà thường là Phong, Hàn tà. - Ăn uống đồ lạnh. - Ăn quá nhiều chất chua, mặn, ngọt, uống nhiều rượu, tích nhiệt, thương âm, hóa đờm thành chất ứ đọng sinh bệnh. - Lao nhọc thái quá. - Mắc bệnh đã lâu mà Tà còn ẩn phục trong Phế lạc. * Nếu vì thường ăn uống đồ sống lạnh hoặc đờm ẩm ứ đọng tụ sẵn bên trong, lại cảm nhiễm Phong Hàn tà thì sẽ sinh ra chứng Lãnh háo. * Nếu vì đàm nhiệt tích ở bên trong, lại cảm nhiễm Phong tà mà phát bệnh thì gọi là Nhiệt háo. * Nếu Phong Hàn xâm nhập uất lại bên trong, khí nghịch lên, bệnh đến gấp rút, há miệng so vai để thở gọi là Thực suyễn. * Nếu chân khí đã hư sẵn, thêm đàm ẩm đọng lại, thêm cảm nhiễm ngoại tà làm Thận không nạp khí được, bệnh đến từ từ, tiếng nhỏ, thở ra hít vào không liên tục với nhau, gọi là Hư suyễn. 2- Bệnh sinh: - Theo Trần Tú Viên đời Thanh, viết trong Y Học Thực Tại Trị: * Hàn tà xâm nhập nằm sẵn ở Phế du. * Đờm ẩm được kết tụ sinh ra ở Phế. * Trong ngoài cùng ứng, có điều kiện Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa làm tổn thương là phát cơn ngay. * Ngoài lục dâm, nếu uống rượu, ăn đồ lạnh, lao động vất vả, nhập phòng quá nhiều … cũng có thể phát cơn được. Khi phát cơn thì khí lạnh ở Phế du, cùng với đàm ẩm tại Phế, cùng dựa vào nhau, ngăn lấp các cửa ngõ thông điều Phế khí không để cho thở hít, ráng sức thở hít thì phát ra tiếng khò khè. - Chu Đan Khê luận về chứng suyễn: * Theo Nội Kinh, mọi xung ngược lên đều thuộc về Hỏa, hơi thở ngắn gấp mà luôn luôn không đủ hơi thở gọi là Suyễn. Suyễn thở cấp bức ấy là do khí bị hỏa uất mà đờm ẩm nhầy dính ở Phế Vị. * Hàn tà xâm phạm, đàm ẩm ứ đọng bên trong quyết lạnh ở Thái âm, Khí bị uất, Hàn tà cũng làm bí bế Phế khiếu, khí của 2 kinh Thủ dương minh và Thái dương là phần biểu của Phế, ngược lên hung cách mà sinh ra Thực suyễn. * Người có tinh huyết hư kém, âm hư, hư hỏa bốc, khí hỏa không trở về nguồn đưa ngược lên, thường thì Phế phát khí ra, Thận nạp khí vào. Vì Thận hư, không thực hiện được chức năng bế tàng do đó Lôi Long Hỏa bốc lên dẫn đến Phế bị thương làm cho thở ra hít vào gấp rút. Hỏa không bị Thủy ức chế, dương không bị âm liễm nạp lại, do đó nguy cơ âm vong dương thoát chết trong chốc lát. - Dù là Hen hay Suyễn, bệnh lâu ngày cũng tổn thương Phế - Tỳ - Thận sinh ra Phế âm hư, Phế khí hư, Tỳ khí hư, Tỳ dương hư, Thận âm hư và Thận dương hư. C- THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ: 1- Thể Lãnh háo: - Triệu chứng: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát, thích uống nước nóng, đại tiện nhão nát, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch huyền tế. - Phép trị: Ôn Phế, tán hàn, trừ đàm, định suyễn. - Bài thuốc: Xạ can ma hoàng thang gia giảm gồm Xạ can 6g, Khoản đông hoa 12g, Ma hoàng 10g, Ngũ vị tử 8g, Sinh khương 4g, Bán hạ chế 8g, Tế tân 12g, Đại táo 12g. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Ma hoàng Phát hãn, giải biểu, bình suyễn Quân Quế chi Phát hãn, ôn kinh, giải biểu Thần Thược dược Điều hòa dinh vệ Thần Bán hạ Giáng khí nghịch, tiêu đờm thấp Tá Tế tân Tán phong hàn, khai khiếu Tá Ngũ vị tử Liễm Phế, chỉ ho, sáp tinh. Tá Ích Thận, sinh tân dịch Xạ can Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm Quân Can khương Ôn trung, tán hàn Tá Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ Khoản đông hoa Nhuận Phế, hạ khí, hóa đàm, chỉ khái. Tá * Bài Tô tử giáng khí thang gồm Tô tử 12g, Hậu phác 8g, Quất bì 8g, Quế chi 8g, Bán hạ chế 8g, Ngải cứu 12g, Đương quy 10g, Gừng 4g, Tiền hồ 10g, Đại táo 12g, Ngũ vị tử 16g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 8g. * Châm cứu: Châm bổ các huyệt Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý. Cứu các huyệt Cao hoang, Phế du, Thận du. * Châm loa tai: Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm, Thần môn, Phế. 2- Thể Nhiệt háo: - Triệu chứng: Người bứt rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm còn dính và vàng, miệng khát, thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu dày, mạch hoạt sác. - Phép trị: Thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn. - Bài thuốc: Định suyễn thang gồm Ma hoàng 6g, Tang bạch bì 20g, Hạnh nhân 12g, Trúc lịch 20g, Cam thảo 4g, Bán bạ chế 8g, Hoàng cầm 12g. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Ma hoàng Phát hãn, giải biểu, bình suyễn Quân Hạnh nhân Hóa đàm, giáng nghịch, chỉ khái Thần Bán hạ chế Giáng khí nghịch, tiêu đàm Thần Tang bạch bì Thanh Phế nhiệt, chỉ khái, hạ suyễn Tá Trúc lịch Thanh nhiệt Tá Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ Hoàng cầm Thanh Phế nhiệt Tá * Châm cứu: Châm tả các huyệt Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định suyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phong long, Hợp cốc. 3- Thể Thực suyễn: - Triệu chứng: Cơn xảy ra nhanh, mạch thực, lúc suyễn ngực chướng khó thở, không nằm được, nằm thì càng không thở được. - Phép trị: Lợi phế, khai khiếu, giáng khí, định suyễn. - Bài thuốc: Định suyễn thang gồm Ma hoàng 6g, Tang bạch bì 20g, Hạnh nhân 12g, Trúc lịch 20g, Cam thảo 4g, Bán bạ chế 8g, Hoàng cầm 12g. - Bài thuốc Tam ao thang: Nếu vì ngoại cảm phong hàn xuất hiện các chứng đau đầu, không có mồ hôi mà ho ra đàm trắng thì dùng bài Tam ao thang gồm Ma hoàng 20g, Hạnh nhân 20g, Cam thảo 10g. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Ma hoàng Giải biểu, phát hãn, bình Phế suyễn Quân Hạnh nhân Lợi Phế, hạ khí Thần Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ * Bài Tiểu thanh long thang: Nếu vì Phong hàn bên ngoài xâm lấn vào, đàm ẩm ẩn phục bên trong gây chứng ho đàm suyễn thở, dùng bài Tiểu thanh long thang. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Ma hoàng Giải biểu, phát hãn, bình Phế suyễn Quân Quế chi Ôn kinh, thông mạch Quân - Thần Gừng khô Ôn trung tán hàn Tá Tế tân Tán phong hàn, khai khiếu Tá Bán hạ chế Giáng khí nghịch, tiêu đờm Tá Ngũ vị tử Liễm Phế, chỉ khái, sáp tinh, sinh tân dịch Tá Hạnh nhân Hóa đàm, giáng nghịch, chỉ khái Tá Cam thảo Ôn trung hòa vị Sứ Thược dược Hoạt huyết, điều hòa doanh vệ Thần * Bài Ma hạnh thạch cam thang: Nếu vì đờm hỏa ủng tắc Phế khiếu mà sinh chứng Suyễn thì dùng bài Ma hạnh thạch cam thang gồm Ma hoàng 10g, Hạnh nhân 20g, Thạch cao 40g, Chích thảo 12g. * Bài Đình lịch đại táo tả phế thang: Nếu đờm dãi đầy tắc thì dùng bài Đình lịch đại táo tả phế thang gồm Đình lịch tử (sao vàng) 30g, Đại táo 12 trái. Đình lịch để tiêu đàm, hạ khí, bình suyễn. Đại táo để dưỡng vị, ích khí. [...]... tán gia vị gồm Đảng sâm 16g, Sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngọc trúc 8g, Ngũ vị tử 6g, Bối mẫu 12g - Châm cứu: Châm bổ Phế du, Cao hoang du, Chiên trung, Thận du, Tỳ du, Quan nguyên b/ Thể Phế khí hư: - Triệu chứng: Sợ lạnh, tự ra mồ hôi, tiếng thở và tiếng ho ngắn gấp, đờm nhiều loãng, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, sắc mặt trắng, mạch nhu hoãn vô lực - Phép trị: Bổ Phế cố biểu, ích khí định suyễn - Bài... Thận Nếu vì nhiệt làm tổn thương phần âm ở Phế (Phế khí kém sút) Nếu vì Thận không nạp được khí hoạt động thì suyễn lên nguyên khí suy yếu trên thịnh mà dưới hư Hư suyễn có các thể bệnh: a/ Thể Phế âm hư: - Triệu chứng: Ho, thở gấp, ít đờm hoặc không có đờm, miệng khô họng khát, hâm hấp sốt về chiều, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế sác - Phép trị: Tư âm, bổ Phế, định suyễn - Bài thuốc Sinh... Hoàng kỳ 12g, Tô tử 12g, Phòng phong 8g, Bạch truật 12g Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Hoàng kỳ Bổ khí, cố biểu Quân Bạch truật Kiện tỳ, bổ trung tiêu Thần Phòng phong Phát biểu, chế ngự phong Thần Tô tử Phát tán phong hàn, hòa khí, hòa trung Tá * Bài Quế chi gia Hoàng kỳ thang gồm Quế chi 8g, Hoàng kỳ 8g, Bạch thược 8g, Đảng sâm 16g, Đại táo 12g, Ngũ vị tử 12g, Gừng... âm bổ thận * Bài thuốc Tả quy ẩm gồm Thục địa 20 g, Phục linh 10g, Sơn thù 10g, Hoài sơn 10g, Kỷ tử 10g, Cam thảo 6g Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Thục địa Bổ thận, bổ huyết Quân Câu kỷ tử Nhuận Phế, bổ thận Quân Sơn thù Ôn bổ can thận, sáp tinh, chỉ hãn Thần Phục linh Lợi thủy thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm Tá Hoài sơn Bổ phế thận, sinh tân, chỉ khát Thần Chích thảo Ôn... tả 8g, Hoài sơn 12g, Đơn bì 8g, Sơn thù 8g, Ngũ vị tử 8g, Phục linh 8g, Mạch môn 8g Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Thục địa Tư âm, bổ thận Quân Hoài sơn Bổ tỳ cố thận, sinh tân chỉ khát Quân Đơn bì Thanh huyết nhiệt Tá Phục linh Lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ Thần Trạch tả Thanh tả thấp nhiệt Tá Mạch môn Thanh tâm, nhuận phế, chỉ khái Tá Ngũ vị tử Liễm phế, chỉ khái, sáp... * Bài thuốc Kim quỹ thận khí hoàn gồm Can địa hoàng 20 g, Đơn bì 7g, Hoài sơn 10g, Quế chi 4g, Trạch tả 7g, Phụ tử 4g, Phục linh 7g, Sơn thù 10g Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Phụ tử Bổ hỏa trợ dương, trục hàn tà Quân Quế chi Ôn kinh, thông mạch, tán hàn Quân Can địa hoàng Bổ thận, dưỡng âm, bổ huyết Quân Hoài sơn Bổ phế thận, sinh tân chỉ khát Thần Sơn thù Ôn bổ Can Thận... tâm Tá Ngũ vị tử Liễm phế, chỉ khái, sáp tinh, sinh tân dịch Tá Gừng Ôn trung, tán hàn, thông mạch Sứ c/ Thể Tỳ hư: - Triệu chứng: Ho đàm nhiều, sắc mặt vàng, mệt mỏi vô lực, ăn kém, bụng đầy chướng, đại tiện nhão nát, ăn chất béo dễ đi tiêu chảy, có thể phù, lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực - Phép trị: Kiện Tỳ ích khí - Bài thuốc Lục quân tử thang gồm Bạch truật 12g, Trần bì 8g, Đảng sâm... hạ 8g, Phục linh 12g, Cam thảo 6g Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Bạch truật Khử ôn, kiện tỳ, táo thấp Thần Trần bì Kiện tỳ, lý khí, táo thấp, hóa đờm Tá Đảng sâm Bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch Quân Bán hạ Giáng khí nghịch, tiêu đàm thấp Tá Phục linh Kiện tỳ, thẩm thấp Thần Cam thảo Ích khí, bổ trung, hòa vị Sứ * Châm cứu: Cứu các huyệt Tỳ du, Phế du, Vị du, Quan... nhuận phế, chỉ khái Tá Ngũ vị tử Liễm phế, chỉ khái, sáp tinh, ích thận, sinh tân Tá Sơn thù Ôn bổ can thận, sáp tinh chỉ hãn Thần * Châm cứu: - Thận dương hư: Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Mệnh môn, Phế du, Chiên trung - Thận âm hư: Châm bổ các huyệt trên và thêm Tam âm giao, Thái khê . HEN PHẾ QUẢN – PHẦN 2 II- QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ HEN PHẾ QUẢN: A- BỆNH DANH: Xét về mặt triệu chứng học, hen phế quản được miêu tả trong các chứng Hen và Suyễn dính ở Phế Vị. * Hàn tà xâm phạm, đàm ẩm ứ đọng bên trong quyết lạnh ở Thái âm, Khí bị uất, Hàn tà cũng làm bí bế Phế khiếu, khí của 2 kinh Thủ dương minh và Thái dương là phần biểu của Phế, . Thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn. - Bài thuốc: Định suyễn thang gồm Ma hoàng 6g, Tang bạch bì 20 g, Hạnh nhân 12g, Trúc lịch 20 g, Cam thảo 4g, Bán bạ chế 8g, Hoàng cầm 12g. Phân tích

Ngày đăng: 22/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w