1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Bên ngoài khoa học doc

11 233 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 225,65 KB

Nội dung

Bên ngoài khoa học Nếu ngày xưa có rất nhiều người sùng bái thần thánh thì ngày nay có rất nhiều người sùng bái khoa học. Những người sùng bái khoa học thường tự phụ cho mình là thông thái hơn, hiểu biết hơn. Nhưng nếu quan sát thực tế thì sẽ thấy số người đi lễ nhà thờ hoặc chùa chiền ngày nay vẫn rất đông, trong đó có rất nhiều người đang làm khoa học. Tại sao vậy? Đơn giản vì khoa học không đủ để trả lời rất nhiềucâu hỏi thiết thực do cuộc sống đặt ra. Thậm chí khoahọc sẽ không baogiờ có thể trả lời được những câu hỏiđó. Có một thế giới BÊN NGOÀI KHOA HỌC vô cùng phong phú mà con người chỉ có thể tiếp cận tới đó bằng con đường cảm nhận hoặc chiêm nghiệm, thay vì chứng minh bằng các phương pháp khoa học logic hoặc thực chứng. Đó là lý do để ngay từ thế kỷ 17, Blaise Pascal đã viết trong cuốn “Pensées”(Suyngẫm) củaông, rằng“Khoa học vật chất không an ủi được tôi những lúc ưu phiền vì sự dốt nát về đạo lý, nhưng những hiểu biết về đạo lý luôn luôn an ủi tôi vì sự dốt nát về khoa học vật chất”. Chỉ một câu ấy cũng đủ để thấy con người triết học thâm thuý của Pascal đã đi trước thời đại của ông vài thế kỷ, bởi dường như ông muốn gợi ý chúng ta về “tính hư ảo/kiêu căng tự phụ của khoa học” (the vanity of sciences) (1) , nếu cáikhoa học ấy không được bổ sung bởi những tri thức bên ngoàinó – những tri thức bên ngoài tối cần thiết đối với mọi hệ thống nhận thức, nếu hệ thống đó muốn trở nên hoàn thiện hơn. Đó chính là ý nghĩa của Định lý bất toàn của Kurt Gödel, ra đời sau Pascalba thế kỷ. Để làm sáng tỏ những ý kiến trên, xin giới thiệu với độc giả 2 bài báo của hai nhà khoa học Mỹ: “Hạn chế của khoa học” (The Limitations of Science) của Lynn Fancher và “Định lý bất toàn của Gödel: Đột phá toán học số 1 của thế kỷ 20” (Gödel’s Incompleteness: The #1 Mathematical Breakthrough ofthe 20th Century)của PerryMarshall. Sau đây là nhữngý tóm lược.1*Hạn chế của khoahọc: Để khám phá ra các bí mật của vũ trụ,nhân loại không có một công cụ nàotốthơnlàkhoahọc. Tuy nhiên,có mộtsố dạngcâu hỏi khôngthể giảiđápbằng khoa học. Nói cách khác, khoa họccónhững hạnchế. Có ba lĩnh vực chủ yếu khoa học không thể giúp chúng ta trả lời. Cả ba lĩnh vực này đều có một đặc điểm chung: Những câu hỏi được đặt ra ở đó không thể tìm được những câu trả lời có thể kiểm chứng. Việc kiểm chứng đóng vai trò cốt yếu trong khoa học, vì thế những câu hỏi này đơn giản là nằm ngoài phạm vi khoa học. Lynn Fancher, Phó GSSinh họctại Đại học College DuPage,GlenEllyn, Illinois,Mỹ Tác giả bài báo“The Limitations ofScience”. Ba lĩnh vực đó là: · Khoa học không thể trả lời những câu hỏi về giá trị. Chẳng hạn, không thể trả lời câu hỏi “Bông hoa nào đẹp hơn trong số những bông hoa này?”, hoặc “Vàng và thép, cái nàogiá trị hơn?”. Nềnvăn hoá của chúng ta coi vàng cógiá trị hơn,nhưngkhi cầnmộtthứ kimloạiđể xâydựngmộttoànhàchọctrời thìvàng lại trở nên hếtsức bất lợi, vì nó quámềm. · Khoa học cũng không thể trả lời những câu hỏi về đạo đức. Vấn đề quyết định xem cái gì là thiện hay ác, đúng hay sai, nằm ngoài phạm vi của khoa học.Đó làlýdovì saocácbằngchứng khoahọcchẳng bao giờ có thể giúpchúng ta giải quyếtcuộc tranh cãivề việcpháthai: Tất cả nhữnggì mà một nhàkhoa học có thể nói với chúng ta trong vấn đề này là cái gì diễn ra khi một bào thai phát triển; Vấn đề pháthai là đúng hay sai được xácđịnhbởi các định chế vănhoá vàxã hội – nói cách khác là bởi đạo đức. Ở đây khoa học chẳng giúp gì được (Chú ý rằng tôi không nói các nhà khoa học được miễn trừ việc xem xét vấn đề đạo đức xung quanh việc họ làm. Giống như với mọi người khác, các nhà khoa học cũng bị xem xét khía cạnh đạo đức xung quanh những gì họ làm). · Cuối cùng, khoa học không giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi liên quan tới những khái niệm siêu-tự-nhiên (supernatural). Tiếp đầu ngữ “siêu” (super) có nghĩa là “ở trên” (above). Do đó “siêu-tự-nhiên” có nghĩa là “ở trên” (hoặc vượt quá) tự nhiên. Hành trang của một nhà khoa học chỉ bao gồm những định luật tự nhiên; những câu hỏi siêu-tự-nhiên nằm ngoài phạm vi khoa học. Nhiều nhà khoa học thường hay quên giới hạn của khoa học nên cứ vài năm lại thấy một vài nhà khoa học công bố một cuốn sách nói rằng họ đã chứng minh được sự tồn tại của Chúa, hoặc ngược lại, chứng minh rằng Chúa không tồn tại. Điều này là bất khả vì Chúa là siêu-tự-nhiên. Vì thế nếu có ai đó đưa ra “bằng chứng khoa học” để chứng minh quan điểm của họ về cái siêu-tự-nhiên thì chỉ cần suy nghĩ một chút sẽ thấy ngayrằng họ đã đi ra ngoài giớihạn củakhoahọc. 2* Định lý bất toàn của Gödel: Đột phá toán học số 1 của thế kỷ XX: Các nhàtoán họcrất ưa thíchchứngminh.Nhưngtrong nhiều thế kỷ họ vôcùngáy náyvìcónhiềuthứ họ thấylàđúngnhưngkhôngthể chứngminhđược. Tuy nhiên vào những năm đầu của thập kỷ 1900, một làn sóng của chủ nghĩa lạc quan đã tràn vào trong thế giới toán học. Những nhà toán học giỏi nhất thời đó như David Hilbert, Bertrand Russell, Alfred Whitehead, … tin rằng họ đang nhanh chóng tiến gần tới một lý thuyết tổng hợp cuối cùng, một “Lý thuyết về mọi thứ” (Theory of Everything) cho phép chứng minh mọi thứ đến tận cùng, trong đó toán học sẽ đầy đủ,chắc chắn, chặt chẽ, và đắc thắng! Nhưngnăm 1931,nhàtoán họctrẻ ngườiÁoKurtGödelđã côngbố một côngtrìnhchứngminhrằng một“Lýthuyếtvề mọi thứ” sẽ vĩnhviễnkhôngbaogiờ đạt được. Ông chứng minh rằng họ sẽ không bao giờ chứng minh được mọi thứ. Khámphá của Gödel được gọi là “Định lý bất toàn” (Theorem ofIncompleteness). Định lý bất toàncủa Gödel chỉ ra rằng: “Bất kỳ cái gì có thể khoanh một vòng tròn quanh nó đều không thể tự giải thích về bản thân mình mà không tham khảo tới một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn coi là đúng nhưng không thể chứng minh”. Chẳng hạn bạn có thể vẽ một vòng tròn xung quanh tất cả các định lý trong sách giáo khoa hình học ở trường phổ thông. Những định lý ấy được xây dựng trên hệ 5 tiênđề của Euclidmà ta biếtlà đúngnhưngkhôngthể chứngminh. 5 tiên đề này nằm ngoài vòngtròn cácđịnh lý nói trên (2) . Bạn có thể vẽ một vòngtròn quanh một chiếc xe đạp. Nhưng sự tồn tại của chiếc xe đạp đó liên quan tới một nhà máy nằm bên ngoài vòng tròn đó. Chiếc xe đạpkhôngthể tự giải thích sự tồn tại của nó. Bạnlại có thể vẽ mộtvòngtrònquanh nhà máyxe đạp.Nhưng nhàmáy đó lại liên quan tới nhiều thứ khác ở bên ngoài nhà máy. Gödel chứng minh rằng những cái ta coi là đúng LUÔN LUÔN có nhiều hơn những cái ta có thể chứng minh. Bất kỳ một hệ logicnàomàcácnhàtoánhọc có thể đề cậptớicũngluôn luôn chứa ít nhất mộtvài điềuthừa nhậnkhông thể chứng minh. Định lý bất toàn của Gödel không chỉ áp dụng đối với toán học mà còn có thể áp dụng cho mọi đối tượng tuân theo các định luật logic – mọi thứ có thể đếm hoặc tính toán. Tính bất toàn không chỉ đúng trong toán học mà còn đúng trong khoahọchoặc ngônngữ học và triết học. Gödelxâydựng chứngminhđịnh lýcủaôngbắtđầutừ “Nghịch lý kẻ nói dối” (TheLiar’sParadox),nội dungcủa nó nói rằng “Ta là kẻ nói dối”. Dễ thấy mệnhđề “Talà kẻ nói dối” tự nó mâu thuẫn với chínhnó. Với một trong những phép chuyển đổi khéo léo bậc nhất trong lịch sử toán học, Gödel đã phiên dịch “Nghịch lý kẻ nói dối” thành một mệnh đề logic toán học. Từ đó ông chứng minh rằng không có một lập luận nào có thể tự chứng minh tính đúng đắn của chính nó. Để chứng minh một lập luận trong một hệ thống, bạn luôn luôn cần đến một điểm tham chiếu (một tiên đề) nằm bên ngoài hệ thống đó. Địnhlýbất toànlàmột đòntrờigiángđốivớicác“nhàthựcchứng luận” (positivists), bởivì nhữngngười này luôn luôncho rằngbất kể cái gì không thể đo được hoặc không thể chứng minh được đều vô nghĩa. Nhưng Định lý Gödel chỉ ra rằng chính cái tư tưởng thựcchứng đó mới vô nghĩa. Gödelchứng minh định lýcủaôngrõ ràng trắng đenđến mứckhông ai có thể bắt bẻ ông. Tuy nhiên vẫn một số nhà toán học đến lúc chết vẫn muốn phủ nhận định lý này, họ tin rằng bằng cách này hay cách khác rồi sẽ đến lúc người ta có thể chứng minhđượcrằngGödel sai. Nhưng Gödel không sai. Ông hoàn toàn đúng. Có nhiều cái đúng hơn là những cái có thể chứngminh! Sẽ chẳng bao giờ cóthể tìm thấymột “Lýthuyếtvề mọithứ” –dù trong toán học hay vật lý hoặc triết học. Bởi đó là điều đã được khẳng định về mặt toán học. OK, vậy điều đó thực sự có ý nghĩa gì? Tại sao điều đó là siêu-quan- trọng chứ không chỉ là một sự kiện kỳ quặc lý thú? Sau đây là nhữngkết luận quan trọng rútra từ định lý đó: ·Niềm tin và lý lẽ không phải là kẻ thù của nhau.Thựcrađiềungược lại mới đúng. Cái này tuyệt đối cần thiết cho cái kia. Mọi lý lẽ cuối cùng đều phải trở về với niềm tinvào một cái gì đó mà bạn không thể chứng minh. ·Mọi hệ thống khép kín đều phụ thuộc vào một cái gì đó nằm bên ngoài hệ thống đó. ·Bạn luôn luôn có thể vẽ một vòng tròn lớn hơn nhưng sẽ luôn luôn có một cái gì đó bên ngoài vòng tròn. Lý lẽ thâm nhập từ một vòng tròn lớn hơn vào vòng tròn nhỏ hơn (từ “tất cả mọi thứ” vào “mộtvài thứ”) là lý lẽ suy luận (deductive reasoning). Thí dụ: 1. Mọi người đềuphải ăn để sống. 2. Socrates là một con người. 3. Vậy Socrates phải ăn để sống. Lýlẽ xuấtpháttừ một vòngtròn nhỏ hơnra một vòng tròn lớn hơn(từ “một vài thứ” ra “tất cả mọi thứ”) là lý lẽ quy nạp (inductive reasoning). Thí dụ: 1. Khi tôi thả các vật, chúngđều rơitự do. 2. Vậy có một quyluật hấpdẫn chi phối tất cả các vật rơi. Gần như tất cả mọi định luật khoa học đều dựa trên lý lẽ quy nạp. Những định luật này dựa trên một giả định cho rằng vũ trụ có trật tự và tuân thủ những định luật cố định có thể khám phá được. Bạn không thể CHỨNG MINH được điều đó. Đúng ra là bạn phải tiếp thu điều đó bằng niềm tin. Nhiềungườikhôngđể ýrằngbênngoàivòngtrònkhoahọclàvòngtròn triết học. Khoa học dựa trên các giả định triết học mà bạn không thể chứng minh một cách khoa học. Thật vậy, phương pháp khoa học không thể chứng minh, nó chỉ có thể luậnramà thôi(Khoa họcbắtnguồntừ tư tưởngchorằng Chúasángtạoramột vũ trụ có trật tự, tuân theo những định luật cố định có thể khám phá – và nhờ những định luật này, Chúakhông cần phải thường xuyên bận tâmlo điều khiển cái vũ trụ đó hoạt động theo trật tự nữa). Bâygiờ hãyxem xétđiềugìsẽ xẩyra khi tavẽ vòngtròn lớnnhất cóthể cóbao quanh toànbộ vũ trụ (nếucónhiềuvũ trụ,hãyvẽ mộtvòngtrònbaoquanh tất cả cácvũ trụ đó): Vẫntồntạimộtcáigìđó bênngoàivòngtrònđó.Mộtcáigì đó màchúng ta phải giả định là đúngnhưngkhông thể chứngminh … Giả định đó xét cho cùng chính là môt niềm tin. Nói cách khác, mọi lập luận khoa học cuối cùng vẫn quy về một niềm tin – niềm tin vào một cái gì đó mà bản thânkhoahọc cũngphải thừa nhận vì không thể chứng minh. Hoá ra việc phân biệt “đức tin” đối lập với khoa học, xét cho cùng, là chẳng hiểu gì về nguồn gốc cội rễ của khoahọc và bản chấtcủa nhận thức. 5 tiên đề của Euclid là những mệnh đề không thể chứng minh được. Nhưng 5 tiên đề của Euclid là cần thiết để xây dựng Hình học Euclid – một khoa học về tính hệ thống. Bạn không thể có một khoa học tuyệt vời như Hình Học Euclidnếu bạnkhôngcó một “đức tin”vào 5 tiên đề của Euclid! Tómlại,đức tin và khoa học không phải là kẻ thù của nhau, mà liên minh với nhau. Đó là hai mặt của cùng một đồng xu. Điều này đã đúng trong hàng trăm năm trước đây, nhưng vào năm 1931, nhà toán học trẻ người Áo Kurt Gödel đã chứng minh điều đó là một chânlý hùnghồn! Perry Marshall, Tác giải bài báo“Gödel’s Incompleteness: The No1Mathematical Breakthroughof the 20th Century” 3* Thay lời kết: Như Perry Marshall đã trình bầy, Định lý bất toàn dẫn tới hệ quả rằng đức tinvà khoa học không mâu thuẫn với nhau, màbổ sungchonhau. Khi nói đến đức tin, nhiều người lập tức nghĩ đến đức tin tôn giáo – niềm tin vào sự hiện hữu của các lực lượng siêu nhiên. Cách hiểu đó không sai, nhưng không đầy đủ.Cần hiểu khái niệm đứctin một cách rộng rãi hơn. Những lời tự thú của Lev Tolstoitrong cuốn “Tự Thú” (Confession)của ông có thể cung cấp cho chúng ta một cách hiểu đầy đủ hơn về khái niệm đức tin, quađó cóthể thấyrõrằngkhoa học, mộtdạngkiếnthứcthuầnlýtiêubiểunhất,sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được bùkhuyết bởi đức tin: “… thêm vào cái kiến thức thuần lý, mà trước đây đối với tôi là thứ kiến thức duy nhất, tôi tất yếu bị dẫn đến chỗ phải thừa nhận một loại kiến thức khác, một loại phi thuần lý, mà tất cả nhân loại đều có: đức tin, là cái cung cấp cho chúng ta khả tính (possibility) của sự sống. Đối với riêng tôi, thì đức tin vẫn phi thuần lý như bao giờ, nhưng mà tôi không thể không nhận thức rằng chỉ có một mình nó mới cung cấp cho nhân loại một câu trả lời cho câu hỏi về cuộc sống, và như thế, khiến cho người ta có thể sống được … Kiến thức thuần lý đã dẫn tôi đến cái kết luận rằng đời là vô nghĩa … ý nghĩa của cuộc sống và cái khả tính của sự sống chỉ có thể tìm thấy trong đức tin … ý nghĩa cốt tủy của đức tin không chỉ nằm trong “sự hiển thị của những điều không thấy được”, … Đức tin là sự nhận biết về ý nghĩa của nhân sinh, nhờ đó mà con người tiếp tục sống, chứ không tự hủy diệt chính mình. Đức tin là lực của cuộc sống …” (3) . Tự thú của Tolstoi cũng chochúng tathấy“các tư tưởng lớn gặp nhau” (les grands esprits se rencontrent): Tolstoi giống hệt Pascal, cả hai đều không coi kiến thức thuần lý là phương tiện giúp con người hiểu được ý nghĩa cuộc sống – khoa họcquá nghèo để đáp ứng nhucầu của con người! Đã đến lúccầnphảithừanhận địnhnghĩacon người như một sự tổng hợp của hai phần xác (vật chất) và hồn (tinh thần). Nhu cầu phần xác là hữu hạn, phần hồn là vô hạn. Khoa học chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thuộc về phần xác, không thể đáp ứng được những nhu cầu thuộc về phần hồn. Học thuyết gien chỉ có thể giải thích được những cơ chế di truyền vật chất, không thể giải thích được những đặc điểm cá thể thuộc về tinh thần. Câu ngạn ngữ “cha mẹ sinhcon, trờisinh tính”làhoàn toàn chínhxác.Tínhcách,nhân cách củaconngười khôngdodi truyềntạonên, màdomôi trường sốngvànềngiáodụctạonên.Vìthế, môitrường giáo dục là yếu tố quyếtđịnh sự hình thànhnhân cách củacon người. Sự nghiệp giáodục phải coiviệc giáo dục nhân cách là nhiệm vụ chính, nhiệm vụ cốt tuỷ, thay vì chú trọng quá nhiều vào việc vội vã nhồi nhét kiến thức chuyên môn như hiện nay. William Shakespeare từng viết “Mừng như chú bé được rời sách vở”,nhưng trẻ emngày nay hầunhư khôngcólúcnàođượcrờisáchvở,vì chiếcba-lô trênlưngcácemquánặng –cácemđang phảihọcngày, họcđêm,học ở trường, học thêm ở ngoài, học trong năm học, học trong những tháng hè, học quá nhiều mà hiệu quả quá ít, vì học chỉ để đối phó với chương trình giáo khoa nhồi nhét quá tải,đặc biệt trong cácmôn khoahọctự nhiên. Có lẽ vì nhiều nhà giáo dục mắc bệnh “sùng bái khoa học”, tưởng khoa học là “chiếc gậy thần” có khả năng cải tạo đầu óc trẻ em và cải tạo thế giới, vì thế mới ra sức nhồi nhét kiến thức khoa học hàn lâm sáo rỗng, hình thức chủ nghĩa vào đầu trẻ em như thế. Nhưngchínhcác nhà khoa học chânchínhthấy rõ hơnai hết rằng khoa học không đủ để nhận thức thế giới, đặc biệt để nhận thức chính con người, và do đó không đủ để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Thậm chí, sự sùng bái khoa học như thần thánh còn dẫntới nguy cơ làmhỏngconngười, bởi nó làm méo mó các thang bậcgiátrị,hạ thấpcác giá trị nhânvănvàđề caocácgiátrị vậtchất, tức làhuỷ hoại tính người! [...]...Hơn lúc nào hết, các nhà giáo dục cần thấy rõ điều này, để giảm bớt hành trang khoa học (tự nhiên) trong chiếc ba-lô của trẻ em ở trường phổ thông, tăng cường những tri thức bên ngoài khoa học cho học sinh, đặc biệt là những tri thức nhân văn, như văn chương, thơ ca, âm nhạc, nghệ thuật, cốt sao trau dồi cho trẻ em biết rung động và nhậy . tin. Nhiềungườikhôngđể ýrằngbênngoàivòngtrònkhoahọclàvòngtròn triết học. Khoa học dựa trên các giả định triết học mà bạn không thể chứng minh một cách khoa học. Thật vậy, phương pháp khoa học không thể chứng. –cácemđang phảihọcngày, học êm ,học ở trường, học thêm ở ngoài, học trong năm học, học trong những tháng hè, học quá nhiều mà hiệu quả quá ít, vì học chỉ để đối phó với chương trình giáo khoa nhồi nhét. trang của một nhà khoa học chỉ bao gồm những định luật tự nhiên; những câu hỏi siêu-tự-nhiên nằm ngoài phạm vi khoa học. Nhiều nhà khoa học thường hay quên giới hạn của khoa học nên cứ vài năm lại

Ngày đăng: 22/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w