1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa - 3 pptx

10 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 110,77 KB

Nội dung

Vậy dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng có thể bao gồm các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên đến mối quan hệ khách hàng và ngân hàng * Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: - Khó khăn trong thanh toán lương, sự biến động của số dư các tài khoản, đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi - Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản - Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu đông từ nhiều nguồn khác nhau * Các hoạt động cho vay - Mức độ vay thường xuyên gia tăng, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn - Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi - Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến * Phương thức tài chính - Sử dụng nhiều nguồn tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn. - Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả - Giảm các khoản phải trả, tăng các khoản phải thu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Có biểu hiện giảm vốn điều lệ Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách hàng - Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành. Hệ thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, về công tác quản trị, điều hành độc đoán hoặc quá phân tán. - Được hoạch định bởi ban giám đốc điều hành ít kinh nghiệm, hay ban quản trị tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật, thiếu quan tâm tới lợi ích của các cổ đông, các chủ nợ - Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên, việc lập kế hoạch những người kế cận không đầy đủ - Lập kế hoạch, xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng giải quyết đối với những thay đổi Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới chính sách ưu tiên trong kinh doanh. - Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn, khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàng có tên tuổi mà có thể sau này trở nên lệ thuộc, ban giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm đạt hợp đồng lớn. - Sự cấp bách không thích hợp như do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phẩm dịch vụ ra quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc. Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Khó khăn trong phát triển sản phẩm, cường độ đổi mới sản phẩm giảm dần. Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế - Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng, cập nhật kỹ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh - Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động - Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán - Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính, hoặc chậm trễ, trì ho•n + Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ kéo dài + Khả năng tiền mặt giảm + Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp + Thường xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng + Tăng giá trị quảng cáo thông qua việc tính lại tài sản… Trên đây là những dấu hiệu nhận biết rằng khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, do đó cần phải đặc biệt chú ý trong việc quản lý hoạt động tín dụng. 1.2.3. Các biện pháp quản trị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro Đây là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bién động phức tạp, đòi hỏi mỗi ngân hàng cần Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phải có chiến lược rõ ràng trong việc quản trị rủi ro tín dụng, bời vì đó là “kim chỉ nang” cho hoạt động tín dụng. Một chiến lược rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nó góp phần định hướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao. Nhất là trong điệu kiện hội nhập của nền kinh tế với khu vực và thế giới. Chiến lược này có thời hạn trong thời gian dài, nó quyết định đến sự tồn tại của cả ngân hàng, bởi vì hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động ngân hàng. 1.2.3.2. Xây dựng chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của ngân hàng phải thực hiện ba mục tiêu cơ bản: Lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Một chính sách tín dụng hợp lý phải được xây dựng dưa trên những căn cứ sau: - Nguồn vón của ngân hàng, bao gồm cả vốn huy động, và vốn chủ sở hữu. Dựa vào quy mô nguồn vốn, ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn đầu tư , loại hình cho vay phù hợp - Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của thị trường. Do đó ngân hàng cần phải có sự phù hợp thống nhẩt đối với các điểu chỉnh vĩ mô của Chính phủ. - Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của ngân hàng trên những khu vực thị trường nhất định. Chính những nhân tố này sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là những phân tích mang tính chất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và ngoài nước, điển hình lã những phân tích dự báo về tình hình tài chính tiền tề như lãi suất, lạm phát, ngoại tệ… 1.2.3.3. Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng và xác định mức độ rủi ro tín dụng. Thực hiên phân tích tín dụng một cách đầy đủ và toàn diện nhằm đánh giá khách hàng và tính hiệu quả của dự án trước khi cho khách hàng vay. Việc phân tích, thẩm định tín dụng được thực hiện trong và sau khi cho vay. Đó là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tính kinh tế của đồng vốn tín dụng đến được đúng đối tượng sử dụng vốn hiệu quả. Quá trình này chỉ chấm dứt khi khoản vay được hoàn trả đúng thời han và đầy đủ. Công tác này có vai trò quyết định trong việc khoản vay có sinh lòi hay không, qua dố đảm bảo chu kỳ đồng vốn của ngân hàng từ huy động đến cho vay đến thu nợ, hoặc có đảm bảo được mục đích kinh doanh của ngân hàng hay không. Không chỉ có tác dụng trong công tác cấp vốn của ngân hàng mà còn góp phần vào công tác quảng bá thương hiệu của bản thân ngân hàng, được thể hiện qua thủ tục cho vay không rườm rà, thái độ phục vụ tận tình, trách nhiệm cho dù có vay được vốn hay không. 1.2.3.4. Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tín dụng Các yêu cầu TSĐB của ngân hàng với mục đich nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vay Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên việc thực hiên hình thức bảo đảm tiền vay nào là phụ thuộc vào tình hình của khách hàng, và của bản thân ngân hàng cho vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng thì khâu đảm bảo tín dụng cần phải lưu ý những vấn đề sau: - Đối với cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản + Cần đánh giá chính xác tính sở hữu tài sản, có trong tình trạng tranh chấp hay không? + Đánh giá tính thị trường của tài sản hiện tại và tương lai, xác định rõ mức độ hao mòn của tài sản trong thời hạn đảm bảo. + Trình tự thủ tục tiến hành phải phù hợp với quy định của pháp luật và của ngành. - Đối với cho vay có bảo lãnh + Đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính và ý thức sẵn sàng thanh toán của ngưòi bảo lãnh. + Đảm bảo quy đinh về thủ tục bảo lãnh. 1.2.3.5. Thực hiện tốt quy trình giám sát tín dụng Cán bộ tín dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình TSĐB, tiến độ thực hiện dự án… có thực hiện đúng theo hợp đồng hay không. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hơn nữa, mục đích của việc giám sát tín dụng là để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, giúp cho ngân hàng phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, qua đó có thể hạn chế được những rủi ro không cần thiết. 1.2.3.6. Xử lý hiệu quả nợ quá hạn. Để có thể xử lý được nợ quá hạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng, bản thân các ngân hàng cần phải ý thức được rằng những khoản nợ quá hạn là những khoản nợ vay có vấn đề, cho nên phải có quyết định kịp thời, hoặc là tiếp tục gia hạn nợ nếu đánh giá người vay vẫn còn khả năng trả nợ Nhưng như thế này khả năng rủi ro tín dụng vẫn cồn rất cao, hoặc là thanh lý, thu hồi khoản nợ trước hạn. Đây là những quyết định rất quan trọng, nó cho thấy ngân hàng có thể bị rủi ro hay không. Việc tiến hành xử lý hay không thì phải tiến hành qua những khâu sau: + Phải có hành động ngăn ngừa các khoản vay có khả năng quá hạn như lập kế hoạch gặp khách hàng, gặp gỡ khách hàng, lập phương án ngăn ngừa rủi ro và kiểm tra các phương án khắc phục. + Nếu ngăn ngừa không thành công ngân hàng thực hiện các biện pháp thông qua bộ phận truy hồi tài sản với phương án cụ thể hoặc là khai thác, hoặc là thanh lý. 1.2.3.7. Phân tán rủi ro tín dụng. Đây là động tác mà mỗi ngân hàng bắt buộc phải duy trì trong suốt cả quá trình quản lý tín dụng. Yêu cầu các ngân hàng phải tôn trọng các giới hạn trong cho vay ( 15% VTC), dựa trên những đánh giá về TSĐB ( 70% giá trị TSĐB), Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh và yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và TSĐB. Không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một loại đối tượng, một ngành, một địa bàn, cần phải đa dạng hoá danh mục cho vay nhằm mục đích đa dạng hoá rủi ro, tăng cường khả năng xử lý linh hoạt các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời cũng cần phải sử dụng nghiệp vụ cho vay hợp vốn nhằm mục đích san sẻ rủi ro cho các đơn vị khác. 1.2.3.8. Sử dụng các công cụ ngoại bảng Đây là biện pháp hạn chế rủi ro rất hữu hiệu của ngân hàng, nó không những có thể hạn chế được rủi ro mà còn có thể mang lại được lợi nhuận cho ngân hàng. Đòi hỏi sử dụng côn cụ thị trường phái sinh phải có hệ thống, bao gồm các công cụ quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi. Trên cơ sở các hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh, mỗi ngân hàng cần phải đưa ra các chính sách sử dụng các công cụ phái sinh dựa trên những phân tích đánh giá về tình hình biến động của thị trường tiền tệ. Đây là biện pháp quản lý cấp cao trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay xu hướng giải quyết rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng bằng cácăn công cụ phái sinh đang ngày càng phổ biến, và rất hiệu quả. Nhưng nó cũng có tính hai mặt, nếu dự đoân phân tích sai về thị trường sẽ dẫn tới rủi ro cao hơn vừa cả rủi ro về tín dụng mà còn rủi ro trong khả năng thanh toán các khoản lỗ do kinh doanh các công cụ này gây ra. Tóm lại, trên đây là những khái quát về rủi ro tín dụng. Có thể nói rằng tín dụng là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, nó không chi gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội. Xuất phát từ những phân tích, đánh giá về bản chất, dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các ngân hàng sẽ lựa chọn các hiải pháp thích hợp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thành công rủi ro. Để có thể đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa, thì chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về thực trang rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa 2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa là một trong những chi nhánh có quy mô lớn và uy tín của Quận Đống Đa và của thành phố Hà Nội. Thành tựu đáng tự hào của chi nhánh là đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, có thể nói rằng đó là vinh dự không phải ngân hàng nào cũng có thể có được. Năm 2004 hoạt động kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh NHCT Đống Đa tiếp tục duy trì được sự ổn định và phát triển, mặc dù có nhiều khó khăn và trở ngại trong cạnh tranh về hoạt động huy động vốn và cho vay giữa các ngân hàng trên địa bàn. Nhưng bằng phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, đầu tư cho vay có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com kịp thời cho sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tạo thêm việc làm cho người lao động. Trong năm qua Chi nhánh đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Tốc đọ huy động vốn tăng trưởng 14%, tóc độ cho vay nền kinh tế tăng trưởng 9%, kết quả trên đã góp phần vào thành tích chung của toàn hệ thống và đóng góp không nhỏ vào công cuôc phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô. 2.1.1. Hoạt động huy động vốn Được đánh giá là một trong những ngân hàng có quy mô lớn trong mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Với hệ thống mạng lưới rộng trên địa bàn, năm 2004 Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động, tổ chức phục vụ tốt công tác huy động tiền gửi dân cư, huy động kỳ phiếu, huy dộng tiết kiệm dự thưông tại 16 quỹ tiết kiệm, phối hợp với các Ban dự án, Ban giải phóng mặt bằng của Quận để thu hút các khoản tiền đền bù tại các phường Ngã Tư Sở, Quốc Tử Giám, ô Chợ Dừa. Thường Xuyên có tổ thu tiền mặt tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và Chi nhánh Điện lực Đống Đa, thu lưu động tại những đơn vị có nhiều tiền mặt, tổ chức thu vào các ngày nghỉ đối với các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn. Đáp ứng kịp thời nhu cầu mở tài khoản của khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh tiếp tục duy trì với khách hàng truyền thống và tích cực tìm kiếm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. Có thể thấy xu hướng tăng trưởng trong công tác huy động vốn của Chi nhánh NHCT Đống Đa qua các năm Bảng 01: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa, thì chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về thực trang rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân. tới rủi ro cao hơn vừa cả rủi ro về tín dụng mà còn rủi ro trong khả năng thanh toán các khoản lỗ do kinh doanh các công cụ này gây ra. Tóm lại, trên đây là những khái quát về rủi ro tín dụng. . động tín dụng. 1.2 .3. Các biện pháp quản trị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM 1.2 .3. 1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro Đây là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị rủi ro

Ngày đăng: 21/07/2014, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w