1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa - 5 pps

10 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 113,06 KB

Nội dung

khăn như tình hình kinh tế thị trường biến động, giá cả không ổn định, mặt bằng giá cả trong nước vẫn còn rất cao, ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng và của và ảnh hưởng đến nhu cầu vay và khả năng trả nợ đối với Chi nhánh. 2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa 2.2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng a. Phân loại nợ quá hạn theo đối tượng cho vay Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng trước cho người vay, bởi vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng. Rủi ro tín dụng xảy ra có nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn là thấp, hoặc có thể biểu hiện dưới dạng ngân hàng quá tập trung cho vay vào một hoặc một số khách hàng cụ thể. Công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn. Khi mà tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đang trong tình trạng nguy hiểm cao. ở nước ta, ngoài khái niệm nợ quá hạn còn có những khái niệm về nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ chờ xử lý,…Để có thể đánh giá chính xác tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NHCT Đống Đa ta cần phải phân tích số liệu sau: Dựa vào biểu đồ ta thấy, nợ quá hạn năm 2004 tăng thêm 4 tỷ đồng, với tốc dộ tăng 50%, đây là tốc độ tăng đáng báo động. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng là 0,54%, vẫn nằm trong phạm vi cho phép, so với tình hình chung của ngành. Nhưng không thể chủ quan lơ là trong công tác quản trị nợ quá hạn, do mức độ nguy hiểm của nó. Nhưng đây cũng là thành tích rất tốt trong công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng khi duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thấp như vậy. Mục tiêu trong năm 2005, ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%. Đây là chỉ tiêu có thể thực hiện được trong khả năng của ngân hàng. Hiện tại khả năng bi rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu bản thân không có biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả. Với những nguyên nhân, dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro tín dụng như đã nêu ở Chương I, đòi hỏi bản thân ngân hàng phải có biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp trong bất cứ trường hợp nào. Trong năm 2004, Chi nhánh đã tích cực đôn đốc và có nhiều biện pháp phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý và thu hồi nợ tồn đọng được 9,368 tỷ đồng, trong đó thu nợ quá hạn được 8,023 tỷ đồng, thu nợ tồn đọng được 1,345 tỷ đồng. Chứng tỏ răng trong năm vừa qua công tác thu hồi nợ của Chi nhánh cũng đạt được thành tích đáng kể, và đã có sự quan tâm kịp thời. Góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng của cả Chi nhánh. Chi nhánh vẫn còn có sự thận trọng trong hoạt động cho vay, vẫn chưa đánh giá được hết tiềm năng nhu cầu vốn của thị trường, do đó dẫn đến tình trạng vốn huy động luôn trong trạng thái dư thừa và phải điều chuyển lượng vốn thừa đó cho NHCT Trung Ương để điều hoà vốn cho các chi nhánh khác. Mức độ thừa vốn của ngân hàng thông qua các số liệu sau: Bảng 07: Số liệu về hoạt động huy động và cho vay tại Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Huy động 2600 3143 543 20.88 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cho vay 2020 2203 183 9.06 Tổng số vốn huy động tăng 543 tỷ đồng, với tốc độ tăng 20,88%, trong khi đó tổng dư nọ cho vay của ngân hàng chỉ tăng 183 tỷ đồng, tốc độ tăng chỉ là 9,06%, rõ ràng là quá thấp so với tốc độ tăng của vốn huy động. Nhìn bên ngoài tưởng chừng như hoạt động này của Chi nhánh là không phải là dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng, nhưng nhìn một khía cạnh khác thì ngân hàng đã đánh mất lợi thế của mình trên thương trường, như là nhà khai thác chuyên bán dầu thô không qua sơ chế đã lãng phí tài nguyên .Một cách vô hình chính ngân hàng đã từ bỏ lợi thế của mình trên địa bàn quận và thành phố, có thể là phạm vi rộng lơn hơn. Chính những điều này cũng chính là rủi ro của ngân hàng, khi đánh mất thị phần của mình. Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước, hay những doanh nghiệp có cổ đông lớn nhất là Nhà nước. Chính sự mất cân bằng này của Ngân hàng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường. Điều này là rất nguy hiểm đối vói ngân hàng, vì trong khoảng thời gian vài năm sắp tới, Chính phủ thực hiện chiến lược hội nhập nền kinh tế, khi đó vai trò của các ngân hàng trong nước sẽ không còn lợi thế so với các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới. Nhưng bản thân các ngân hàng trong nước chưa ý thức đúng mức, họ cho rằng là NHTM Nhà nước thì sẽ không thể gặp trở ngại trong quá trình tồn tại của mình vì Chính phủ sẽ không bỏ mặc họ, sẽ không bao giờ có thể bị phá sản. Đây là quan niệm rất sai lầm, vì nó đã bị ăn sâu bởi quan niệm bao cấp lạc hậu. Khi đó rủi ro không còn mang phạm vi trong một ngân hàng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com mà liên quan tới toàn hệ thống tài chính tiền tệ của đất nước, không còn là rủi ro trong phạm vi một hoạt động tín dụng và nó là rủi ro đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của toàn xã hội nói chung. Chi nhánh NHCT Đống Đa là một NHTM quốc doanh, vì vậy, thường xuất hiện những khoản tín dụng theo yều cầu của Chính phủ. Chính những khoản vay này thường gây ra nợ quá hạn bởi các doanh nghiệp vay vốn dưới hình thức này thường ỷ lại vào sự bảo trợ của Nhà nước, nếu không trả được nợ thì đã có nhà nước lo. Vi vậy, nó đã hạn chế tốc độ quay vòng vốn của Chi nhánh, gây ra tình trạng ứ đọng và thất thoát vốn, đó là rủi ro mà Chi nhánh NHCT Đống Đa thường gặp trong cho vay các doanh nghiệp quốc doanh. b. Phân loại nợ quá hạn theo loại kỳ hạn cho vay Công tác quản lý rủi ro tín dụng cảu ngân hàng hiện tại đạt kết quả rất tốt, vẫn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn trong phạm vi cho phép, vẫn ở mức thấp 0,54% so với tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu của ngành. Có thể phân loại nợ quá hạn theo kỳ hạn của khoản vay: Bảng 08: Cơ cấu nợ quá hạn của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong năm 2004 Đơn vị: Tỷ đồng Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn 4 12 8 200 Nợ quá hạn cho vay dài hạn 4 0 -4 -100 Tổng NQH 8 12 4 50 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com (Nguồn số liệu: Báo cáo kế toán của Chi nhánh NHCT Đống Đa năm 2004) Dựa vào số liệu trên ta thấy, tổng nợ quá hạn tăng rất nhanh, chủ yếu là do nợ quá hạn trong các khoản vay ngấn hạn tăng gấp 3 lần. Qua đây cho thấy công tác thẩm định của Chi nhánh là chưa tốt, chưa đánh giá được đúng tính khả thi của khoản vay, có thể do trình độ cán bộ còn yếu kém, quy trình thiếu chặt chẽ. Ngoài ra, trong năm 2004 do ảnh hưởng của biến động giá cả nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn gặp nhiều khó khăn, giảm khả năng trả nợ đúng hạn. Nhưng cũng phải thấy rằng, khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đối vơi những khoản vay dài hạn là rất tốt, tổng số nợ quá hạn của những khoản vay này giảm. Trong năm 2004 Ngân hàng không còn nợ quá hạn đối với những khoản vay dài hạn, mức giảm là 4 tỷ đồng. Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng đối với những khoản vay này là rất thấp, góp phần làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn. Do trong năm, tình hình giá cả trên thị trường tăng mạnh, nên việc xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khá thuận lợi c. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro Nơ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các ngân hàng luôn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhât có thể. Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập theo quyết định 48/1999/QĐ- NHNN, trên cơ sở phân loại tài sản có thành các nhóm khác nhau và được hạch Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com toán vào chi phí hoạt động. Việc luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng trích lập rủi ro vào chi phí thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ rủi ro của Nhà nước đối với ngân hàng, đây là điểm tích cực của một cơ chế hoạt động mới. Tại Chi nhánh NHCT Đống Đa, công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng luôn được thực hiện chủ động. Phương châm hoạt động của Chi nhánh luôn cố gắng tăng thu một cách tối đa và hạn chế chi phí một cách tối thiểu, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ những quy định của NHNN về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng. Số trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh qua các năm như sau: Bảng 09: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Triệu đồng 2002 7,526 0.45% 0.59% 2003 6,537 0.32% 0.39% 2004 11,096 0.5% 0.54% (Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình tài chính của Chi nhánh NHCT Đống Đa qua các năm) Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền trích lập dự phòng rủi ro ngày càng tăng từ 7,526 tỷ đồng lên 11,096 tỷ đồng, từ 0,45% tổng dư nợ lên 0,5% tổng dư nợ. Ngân hàng có điều kiện sử dụng quỹ dự phòng để xử lý các khoản nợ qua hạn, nợ khó đòi, nợ khê đọng từ mầy năm trước còn tồn đọng lại. Trong năm 2004, Hội đồng xử lý nợ của Chi nhánh NHCT Đống Đa đã quyết định sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý 5,78 tỷ đồng nợ quá hạn có tài sản đảm bảo quá hạn trên Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 721 ngày và các khoản nợ không có tài sản đảm bảo quá hạn trên 365 ngày trở lên. Đây là những khoản nợ theo đánh giá của ngân hàng là không còn khả năng trả nợ, cần được xử lý ngay để đảm bảo quá trình kinh doanh của ngân hàng. Một phần khiến cho khoản nợ tồn đọng ở Chi nhánh đó là do tồn đọng trong quá trình thu nợ của những năm trước chưa thu hồi được. Với biện pháp trích lập dự phòng rủi ro giúp cho Ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.2.3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa Bản thân hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tiềm ẩn rủi ro, chúng được thể hiện muôn hình vạn trạng, nhưng có thể nhận biết được nguyên nhân chủ yếu sau: a, Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh Môi trường kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu tác động của chu kỳ kinh tế, đối với từng quốc gia khác nhau, chu kỳ kinh tế có khoảng thời gian khác nhau, theo các chuyên gia kinh tế, ở Việt Nam chu kỳ kinh tế thường có khoảng thời gian 5 năm một lần, do nền kinh tế vẫn còn lạc hậu và chậm phát triển. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình hình lạm phát luôn gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của toàn xã hội. Trong khi đó khách hàng của Chi nhánh liên quan rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, do vậy không chỉ chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước mà còn chịu ảnh hưởng của sự biến động của tình hình biến động của kinh tế khu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com vực và trên thế giới. Điển hình như tình hình tăng giá EURO, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may bị rủi ro tỷ giá, hàng hoá của doanh nghiệp xuất sang thị trường EU sẽ khó tiêu thụ được, từ đó ảnh hưởng đến tình hình trả nợ cho ngân hàng. Môi trường pháp lý Chúng ta trong quá trình đàm phám ra nhập WTO, vì vậy các chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiên và đổi mới để theo kịp thông lệ vào yêu cầu quốc tế, và sự điều chỉnh dù nhỏ đến đâu cũng thường gây ra biến động lớn trong nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có cả kế hoạch trả nợ ngân hàng. Ví dụ, trong những năm sắp tới, chính phủ thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hành dệt may nhập vào nước ta, trong đó có hàng Trung Quốc, có ưu thế cao về giá và khả năng cạnh tranh sẽ gây rủi ro cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Vì vậy, trường hợp xảy ra thua lỗ đối với những khoản vay thuộc ngành dệt may là rất lớn. b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Thông tin về khách hàng bất cân xứng Một khó khăn đối với các ngân hàng là luôn thiếu thông tin sạch về khách hàng hoặc thông tin luôn trong tình trạng không cân xứng, không cập nhật.và Chi nhánh NHCT Đống Đa cũng vậy. Hiện nay, tại Chi nhánh, thông tin về khách hàng là do phòng thông tín dụng và Trung tâm thông tin tín dụng CIC cấp, tuy nhiên những thông tin này thường chưa đầy đủ và khồng được cập nhật thường Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xuyên. Vì vậy quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng rất mất thời gian, và thiếu hiệu quả, có khi là không chính xác. Nguồn thông tin bên ngoài thường có nhiều “sạn”, và chưa có quy chế cụ thể nào cho phép mua thông tin bên ngoài và các ban ngành hỗ trợ cung cấp thông tin. Những hạn chế này dễ gây ra rủi ro trực tiếp đối với Chi nhánh và gây khó khăn cho quá trình quản trị rủi ro. Công tác thực hiện TSĐB chưa tốt Thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn chưa phát triển, thiếu sự ổn định và rất đa dạng do đó gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định. Mặc dù đã có yêu cẩu phải có bảo hiểm tài sản, nhưng đó không thể coi là bùa hộ mệnh đồi với giá trị của khoản tín dụng. Đôi khi cán bộ tín dụng hay bỏ sót một số khâu trong quy trình thẩm định, gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ. Hơn nữa việc quản lý tài sản đối với ngân hàng rất khó khăn, do không có kho riêng để bảo quản nên thường xảy ra tình trạng sụt giảm giá trị của tài sản mà ngân hàng không thể kiểm soát được do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Khâu đánh giá mức độ rủi ro thiếu chính xác Hiện nay, các ngân hàng hiện đại thường sử dụng công cụ quản lý rủi ro VAR (Value at risk), với sự hỗ trợ của hệ thống mạng công nghệ hiện đại, có khả năng quản lý dữ liệu tập trung. Bản thân Chi nhánh NHCT Đống Đa đang trong quá trình hiện đại hóa với phần mềm INCAS cho nên vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro, khâu đánh giá mức độ rủi ro vẫn còn thực hiện thủ công. Trong khi đó hình thức phân tích, quản lý của Chi nhánh vẫn còn sơ sài, số Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com liệu chưa tổng hợp chi tiết, chưa có sự phân loại cụ thể, do đó công tác đánh giá rủi ro của ngân hàng chưa phản ánh đúng mức độ. Trình độ cán bộ còn hạn chế Trong những năm trước, chế độ đối với cán bộ công nhân viên của Chi nhánh NHCT Đống Đa chưa được quan tâm đúng mức, nhiều cán bộ hạn chế về chuyên môn và thiếu tinh thần trách nhiệm nên làm phát những khoản nợ xấu cho ngân hàng. Hiện nay, Chi nhánh đã có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ của mình, khuyến khích được nhân viên làm việc. c. Nguyên nhân từ phía khách hàng Năng lực tài chính của khách hàng còn yếu kém Khách hàng truyền thống của Chi nhánh NHCT Đống Đa là các doanh nghiệp Nhà nước. Một thưc trạng của các doanh nghiệp Việt Nam là vốn tự có rất nhỏ so với tổng vốn kinh doanh. Kết quả nghiên cứu khảo sát năm1999 của Ban đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ cho thấy doanh nghiệp Nhà nước chỉ có khoảng 5% đến 10% vốn tự có, còn lại là vốn đi chiếm dụng trong đó vay ngân hàng khoảng 80% đê hoạt động sản xuât kinh doanh. Trong số các doanh nghiệp đó chỉ có 40% doanh nghiệp làm ăn có lãi, 44% tạm thời thua lỗ, 16% còn lại là thua lỗ triền miên. Năng lưc tài chính yếu kém và khả năng quản lý hạn chế làm giảm khả năng trả nợ cho Chi nhánh. Năng lực quản trị còn nhiều hạn chế Theo thống kê, đánh giá của Chi nhánh NHCT Đống Đa phần lớn các doanh nghiệp có nợ quá hạn đối với ngân hàng đều có thâm niên hoạt động từ thời Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . bi rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu bản thân không có biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả. Với những nguyên nhân, dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro tín. số khách hàng cụ thể. Công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn. Khi mà tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đang trong tình. 2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa 2.2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng a. Phân loại nợ quá hạn theo đối tượng cho vay Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng trước

Ngày đăng: 21/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w