Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
1,49 MB
Nội dung
CHƯƠNG VIII: HORMONE 8.1. Khái niệm chung: Hormon là những chất hoá học được tiết ra từ những cơ quan đặc biệt gọi là tuyến nội tiết. Những tuyến này khác tuyến ngoại tiết là không có ống dẫn ra ngoài, các dịch tiết của tuyến nội tiết được đưa thẳng vào máu và tuần hoàn đến các mô. Lượng hormon được sản xuất với lượng tương đối nhỏ, nhưng nó là chất có tác động rất mạnh đến sinh lý của cơ thể, đến hoạt động của các mô, điều hoà nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Hoạt động của các tuyến nội tiết được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương đặc biệt là vỏ não. Về mặt cấu tạo, dựa vào thành phần hoá học ta chia hormon ra hai nhóm lớn: Nhóm 1: Hormon có bản chất là protein hay dẫn xuất protein. Nhóm 2: Hormon có cấu tạo là steroit. Hormon có cấu tạo steroit: Thuộc nhóm này gồm có: - Hormon – vỏ thượng thận (Adrenal cortex) - Hormon sinh dục Hormon có bản chất protein hay dẫn xuất protein: Thuộc nhóm này gồm có: - Hormon tuyến yên - Hormon tuyến giáp trạng - Hormon tuyến cận giáp trạng - Hormon tuyến tụy - Hormon tuyến thượng thận (tủy thượng thận) 8.2.1. Hormon tuyến yên (Hypophyse, Hypophysis): Tuyến yên tiết ra các hormon có bản chất là protein M = 1.000 – 50.000. Tuyến yên gồm 3 thùy: trước, giữa, sau. Tuyến yên là tuyến liên hệ chính giữa hệ thống nội tiết và thần kinh trung ương. 8.2.1.1. Hormon tiền yên: a) Somatotropin (STH): Hormon tuyến tiền yên có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ thể, đặc biệt của xương và cơ. Là một protein có M = từ 20.000 – 48.000 tùy theo loài. Ví dụ ở cừu M = 48.000, bò M = 45.000, người và khỉ M = 21.000. Nếu cắt bỏ tuyến yên súc vật non sẽ ngừng phát triển hoàn toàn, nếu tiêm STH thì sự phát triển lại trở lại bình thường, nhưng nếu tiêm quá nhiều sẽ làm cơ thể phát triển bất bình thường – to lớn quá mức “Chứng khổng lồ!”. STH có tác dụng lên nhiều quá trình chuyển hoá khác nhau trong cơ thể. Ví dụ: với chuyển hoá gluxit, STH làm tăng đường huyết, đường niệu (đường trong máu và trong nước tiểu…). - Với chuyển hoá lipit: làm tăng thoái hoá lipit - Với chuyển hoá protit: giữ nitơ, kích thích tổng hợp protein - Với chuyển hoá muối khoáng: giữ K, Ca, photphat… Sự sản xuất somatotropin được kiểm soát điều chỉnh bởi yếu tố có bản chất protein M = 1.800 – 2.200 có tên là: SRF (Somatotropin releasing factor) hay GHRF (Growth hormone releasing factor) hay GH. Ký hiệu: Các yếu tố điều chỉnh tiết hormon: IF (Inhibitory factor): là yếu tố kìm hãm. RF (Releasing factor): là yếu tố điều chỉnh, chúng đều có cấu tạo peptit. b) Corticotropin (ACTH): Là Hormon tuyến tiền yên có bản chất protit gồm 39 axit amin (cấu tạo ACTH được Lee tìm ra năm 1961) M = 4550 là hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận, tổng hợp và bài tiết Corticosteroit. ACTH có tác dụng tương tự corticosteroit vỏ thượng thận ví dụ như: - Tăng đào thải Nitơ, Kali, photphat - Giữ Na, Clo, nước - Tăng đường huyết - Tăng lượng axit béo trong máu - Kích thích tổng hợp Corticosteroit từ colesterol, qua việc ACTH làm tăng lượng AMP – vòng. Sự điều hoà bài tiết ACTH có tác động qua lại với corticosteroit vỏ thượng thận. Khi corticosteroit trong máu thấp thì sẽ tăng cường bài tiết ACTH tuyến yên để kích thích vỏ thượng thận hoạt động. Ngược lại nếu hàm lượng Corticosteroit trong máu tăng cao thì sự bài tiết ACTH sẽ giảm bớt đi. Sự bài tiết ACTH được kiểm soát bởi yếu tố CRF (corticotropin releasing factor). c) Gonadotropin A (FSH): hay Prolan A. Về cấu tạo FSH là một glucoprotein dạng monomer M = 17.000 hay dạng dimer, tetramer M = 34.000 và 68.000 có tác dụng kích thích lên tuyến sinh dục nam nữ. Ở nữ giới và động vật cái: kích thích nang bào phát triển và sản xuất Estrogen. Ở nam giới và động vật đực kích thích tinh hoàn phát triển và sản xuất tinh trùng. Sự bài tiết ra FSH cũng được điều hoà kiểm soát bởi yếu tố FRH (FSH releasing factor); các hormon sinh dục cũng làm chậm sự bài tiết FSH (cơ chế kiểm soát ngược Feed-back control). d) Gonadotropin B (LH, ICSH, Prolan B): Cấu tạo hoá học là một glucoprotein, M giao động tùy theo loài. Ví dụ ở cừu M = 40.000, ở bò 100.000 có tác dụng kích thích lên tuyến sinh dục nam nữ. Ở nữ và động vật cái kích thích rụng trứng và sản xuất progesteron. Ở nam và động vật đực kích thích tinh hoàn sản xuất testosteron. [...]... M = 24.000 – 25.000 tác dụng kích thích tạo sữa và sản xuất progesteron Điều hồ bài tiết LTH bằng yếu tố ức chế PIF (prolactin – inhibiting – factor) http://arbl.cvmbs.colostate.edu/hbooks/pathphys/endocrine/index.html Tăng prolactin máu ở người phụ nữ bao gồm sự mất kinh và chứng chảy quá nhiều Người đàn ông với tăng prolactin máu biểu hiện giảm thiểu sinh dục; tăng kích thước vú nhưng rất hiếm khi... Về cấu tạo 2 hormon này là peptit có 9 axit amin, chỉ khác nhau ở axit amin thứ 3 và 8 Cấu trúc 2 hormon này đều đã được xác định (1953 do Du-Vigneaud) http://arbl.cvmbs.colostate.edu/hbooks/pathphys/endocrine/index.html 8.2.2 Hormon tuyến giáp trạng (Thyroid): THYROXIN (Tiroxin), có tác dụng nội tiết rất mạnh và lưu thơng trong máu, đây là hormon chủ yếu của tuyến giáp, 0,21g/100g tuyến giáp Năm 1927 . CHƯƠNG VIII: HORMONE 8.1. Khái niệm chung: Hormon là những chất hoá học được tiết ra từ những cơ quan. chất protein M = 1.800 – 2.200 có tên là: SRF (Somatotropin releasing factor) hay GHRF (Growth hormone releasing factor) hay GH. Ký hiệu: Các yếu tố điều chỉnh tiết hormon: IF (Inhibitory factor):. kích thước vú nhưng rất hiếm khi sản xuất sữa. http://arbl.cvmbs.colostate.edu/hbooks/pathphys/endocrine/index.html g) Tireostimulin (TSH – tirotropin): Là hormon kích thích sự phát triển và