Chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế 1. Ngôi 1.1. Định nghĩa: Ngôi là phần thai nhi trình diện trước eo trên để qua đó ngôi sẽ lọt và tiến triển theo cơ chế của nó. Mỗi ngôi có một điểm chuẩn đặc hiệu gọi là mốc của ngôi: Ngôi chỏm có mốc là thóp sau Ngôi mặt có mốc là cằm sau Ngôi trán có mốc là gốc mũi Ngôi mông có mốc là đỉnh xương cùng Ngôi ngang có mốc là mỏm vai 1.2. Chẩn đoán: Sờ nắn bụng vùng trên xương vệ của sản phụ xác định một khối tròn đều đó là ụ đầu, nếu sờ thấy một khối to mềm tròn không đều đó là mông. Khám âm đạo khi cổ tử cung xoá mở xác định được mốc của ngôi. Trong ngôi chỏm phải xác định vị trí của rãnh liên đỉnh và các thóp, trong ngôi mặt cần xác định vị trí của cằm, trong ngôi mông cần xác định vị trí của đỉnh xương cùng và hai ụ ngồi. 2. Thế 2.1. Định nghĩa Thế là tương quan giữa mốc thai với bên trái hoặc bên phải khung chậu mẹ. Mỗi ngôi có hai thế: thế trái và thế phải 2.2. Chẩn đoán Sờ nắn bụng nhẹ nhàng nhưng sâu hai bên xác định lưng thai nhi ở bên nào của mẹ, nếu lưng thai nhi ở bên phải của mẹ gọi là thế phải và ngược lại nếu lưng thai nhi ở bên trái của mẹ gọi là thế trái 3. Kiểu thế 3.1. Định nghĩa Kiểu thế là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với các điểm mốc của khung chậu mẹ: gai mào chậu lược, khớp cùng chậu, điểm chính giữa của gờ vô danh Như vậy mỗi ngôi có sáu kiểu thế 3.2. Chẩn đoán Sờ nắn bụng tìm thấy lưng thai nhi xác định thế của ngôi bên trái hoặc bên phải phía trước hay phía sau. Khám âm đạo xác định vị trí của điểm mốc tương ứng với 1/4 trước hoặc sau bên trái hoặc bên phải, hay chính giữa phải hoặc trái ngang. Ví dụ: Chẩm (thóp sau) phía bên trái và phía trước khung chậu mẹ thì gọi là chẩm - chậu - trái - trước 4. Chẩn đoán 4.1. Sờ nắn bụng 4.1.1. Thủ thuật Leopold thứ nhất Dùng hai bàn tay nắn nhẹ vùng đáy tử cung để xác định cực nào của thai nhi (đầu hay mông) ở đáy tử cung 4.1.2. Thủ thuật Leopold thứ hai Dùng hai tay áp hai bên bụng nắn nhẹ nhàng nhưng sâu để xác định bên nào là lưng bên, nào là chi thai nhi 4.1.3. Thủ thuật Leopold thứ ba Dùng ngón tay cái và các ngón tay còn lại của bàn tay phải nắn vùng trên xương vệ của sản phụ để xác định lại ngôi thai 4.1.4. Thủ thuật Leopold thứ tư Người khám xoay mặt về phía chân của sản phụ. Dùng các đầu ngón tay ấn sâu trên xương vệ theo hướng trục của eo trên để xác định ngôi và độ lọt của ngôi 4.2. Nghe tim thai 4.2.1. Vị trí nghe Vị trí tim thai không giúp chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế nhưng hổ trợ cho những kết quả tìm thấy khi nắn bụng. Trong ngôi chỏm và ngôi mông tim thai nghe rỏ nhất ở phía lưng thai nhi. Vị trí ổ nghe tim thai thay đổi tuỳ theo ngôi và độ lọt của ngôi 4.2.2. Đếm nhịp Nhịp tim thai bình thường khoảng 140 nhịp/phút. Nếu nhịp tin thai nhanh (160 - 180 nhịp/phút), hay chậm hơn (dưới 120 nhịp/phút) ngoài cơn co là có dấu hiệu suy thai 4.3. Thăm khám âm đạo 4.3.1. Tìm điểm mốc ngôi thai Thăm âm đạo trong khi chuyển dạ, cổ tử cung đã mở tìm điểm mốc của ngôi xác định thế và kiểu thế 4.2.2. Đánh giá độ lọt Đường kính lọt của ngôi qua được diện eo trên. Khám âm đạo thấy phần thấp nhất của ngôi trùng với mặt phẳng của đường kính lưỡng gai hông. Khám được dấu hiệu Farabeuf: hai ngón tay đưa vào âm đạo sát bờ dưới khớp mu, không đi tới được mặt trước xương cùng 4.4. Cận lâm sàng Siêu âm là một biện pháp an toàn và chính xác được sử dụng trong những trường hợp khó . Chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế 1. Ngôi 1.1. Định nghĩa: Ngôi là phần thai nhi trình diện trước eo trên để. cùng và hai ụ ngồi. 2. Thế 2.1. Định nghĩa Thế là tương quan giữa mốc thai với bên trái hoặc bên phải khung chậu mẹ. Mỗi ngôi có hai thế: thế trái và thế phải 2.2. Chẩn đoán Sờ nắn bụng nhẹ. độ lọt của ngôi 4.2. Nghe tim thai 4.2.1. Vị trí nghe Vị trí tim thai không giúp chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế nhưng hổ trợ cho những kết quả tìm thấy khi nắn bụng. Trong ngôi chỏm và ngôi