1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÂM TAM THẤT doc

13 138 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 213,24 KB

Nội dung

SÂM TAM THẤT Sâm tam thất dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo cương mục, tập 12 với tên Tam thất, còn có tên khác là Kim bất hoán, Điền thất, sơn thất, Nhân sâm tam thất, là rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (burt). F.H.Chen hoặc Panax repens Maxim) thuộc họ Ngũ gia bì ( Araliaceae). Tính vị qui kinh: Vị ngọt hơi đắng, ôn. Qui kinh Can, Vị. Theo các sách thuốc cổ:  Sách Bản thảo cương mục: ngọt, hơi đắng, ôn, không độc.  Sách Bản thảo hội ngôn: vị ngọt hơi đắng, tính bình, không độc, qui Dương minh, Quyết âm kinh.  Sách Bản thảo bị yếu: vị ngọt, đắng hơi ôn.  Sách bản thảo cầu chân: nhập Can, Vị kiêm Tâm, Đại tràng.  Sách bản thảo tái tân: nhập Phế Thận. Thành phần chủ yếu: Theo sách Trung dược học, thành phần chủ yếu có: saponin Tam thất tương tự như saponin của Nhân sâm, chủ yếu có saponin Nhân sâm Rb 1, Rd, Re, Rg 1 , Rg 2 , Rh 1 và saponin Tam thất C 3 , D 1 ,D 2 , E 2 ,R 1 ,R 2 ,R 3 ,R 4 ,.Hoạt chất cầm máu trong Tam thất là chất Decichine. Ngoài ra còn có alkaloit, protid, saccharide, lipid, tinh dầu, các acid amin tự do, caroten và calci. Tác dụng dược lý: A.Theo y học cổ truyền: Hóa ứ chỉ huyết, hoạt huyết định thống. Chủ trị các chứng xuất huyết ngoài và bên trong nội tạng, té ngã ứ huyết sưng đau. Theo các Y văn cổ:  Sách Bản thảo cương mục: " chỉ huyết, tán huyết, định thống, chảy máu do tổn thương dao kéo, té ngã, nhai nát hoặc tán bột bôi vào đều cầm máu, chủ thổ huyết, nục huyết, hạ huyết, huyết lî, băng lậu, sau sanh huyết ối không ra hết, đau do huyết ứ, mắt đỏ sưng mủ, hổ, rắn casn chảy máu đều cầm".  Sách Y trung tham tây lục: " Tam thất vị đắng, hơi ngọt, tính bình, hóa ứ huyết chỉ huyết, vượng hành là vị thuốc chủ yếu cầm thổ huyết, nục huyết, bệnh khỏi không sinh ứ huyết ở kinh lạc.kiêm trị nhị tiện hạ huyết, con gái băng huyết, lî ra máu đỏ tươi lâu không khỏi ( nên dùng với Nha đảm tử). Trường hợp ruột bị loét đi lî phân sắc tím hôi tanh có màng mỡ, loét ruột muốn thủng. Tam thất có tác dụng hóa hủ sinh tân, dùng để trị. Thuốc còn có tác dụng hóa ứ huyết trị chứng trưng hà, kinh nguyệt không thông, thuốc hóa ứ mà không hại huyết mới sanh, chảy máu ngoài da dùng bột đắp vết thương cầm ngay. Trường hợp té ngã tổn thương ảnh hưởng nội tạng, kinh lạc ngoài đắp trong uống rất tốt. Nhọt mới bị sưng đau đắp ngoài là khỏi ( nên kết hợp với đồng lượng bột Đại hoàng trộn dấm đăép). Trường hợp sang độc trong xương có thể dùng Tam thất làm độc thóat ra". B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: 1. Tác dụng cầm máu: nước sắc uống của rễ Tam thất, bột Tam thất và dịch chiết Tam thất đều có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu và thời gian prothrombin có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu ( theo Đoàn thị Nhu, Vũ thị Tâm và Nguyễn thị Nho, Thông báo Dược liệu 1977,4:14-20, Hà nội); rễ Tam thất có kháng năng kháng lại hiện tượng giảm prothrombin trong máu thỏ và giảm khả năng máu đông gây thực nghiệm với dicumarol. 2. Aûnh hưởng của thuốc đối với trung khu thần kinh: Loại Saponin Rg có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, nhưng loại Saponin như Rb thì có tác dụng ức chế trung khu thần kinh biểu hiện an thần gây ngủ. Bộ phận trên mặt đất của Tam thất như lá hoa có nhiều loại Saponin Rb nên có tác dụng ức chế trung khu là chính còn bộ phận rễ thì hưng phấn là chủ yếu. Tất cả các loại tổng Saponin của rễ cũng như tổng Saponin của lá Sâm Tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt. 3. Aûnh hưởng của thuốc đối với hệ tim mạch: Dịch tiêm Tam thất đối với chó gây mê có tác dụng hạ áp, làm chậm nhịp tim, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giảm lực cản của động mạch mạch vành. Tổng saponin rễ Tam thất có tác dụng rõ rệt hạ huyết áp động mạch và giảm lực cản mạch máu ngoại vi, tăng lượng máu xuất của tim và làm chậm nhịp tim, giảm thấp lượng tiêu hao oxy của tim. Chất chiết xuất rễ nhung của Tam thất có tác dụng đối kháng với kích thích tố thùy sau tuyến yên ( oxytoxin và vasopressin) và độ rung tim gây nên thiếu máu động mạch vành. 4. Aûnh hưởng của thuốc đối với chuyển hóa: bột Tam thất có tác dụng làm hạ cholesterol, lượng triglycerid trong máu. Saponin Tam thất C 1 có tác dụng điieù tiết hai chiều đối với glycogen tổng hợp và phân giải. Tổng Saponin của Tam thất có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein huyết thanh của gan, tăng hàm lượng cAMP và làm giảm hàm lượng cGMP của tế bào cơ tim chuột nhắt, do đó làm tăng rõ rệt tỷ lệ cAMP/cGMP nhưng Tam thất nếu được chế biến với nhiệt độ cao ngược lại làm tăng cao cholesterol huyết thanh, Triglycerid, betalipoprotein và làm giảm alpha lipoprotein. 5. Aûnh hưởng đến chức năng miễn dịch: cũng như Nhân sâm, sâm Tam thất có tác dụng hồi phục lại bình thường phản ứng miễn dịch quá thấp hoặc quá cao không làm ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể. 6. Độc tính của thuốc: Liều dùng chí tử chích tĩnh mạch thỏ nhà của cao nước Tam thất là 2,5-3g/kg, chích ổ bụng đối với chuột nhắt thì liều chí tử của mỗi loại chuột phân biệt là 0,5-0,75/kg và 0,075-0,1/kg. Tổng saponin Tam thất tiêm dưới da chuột nhắt, LD 50 : 1246mg/kg, tiêm tĩnh mạch cho chuột nhắt LD 50 : 628mg/kg, 3-5% có tác dụng dung huyết nhẹ, tiêm tĩnh mạch cho 1ml 5% dịch Tam thất/phút thì liều chí tử là: 587 ± 108ml/kg. Dùng bột Tam thất 15g/kg cho bơm vào dạ dày chuột nhắt không có tử vong, sau 2 tuần, làm sinh thiết tim, gan, thận, lá lách, dạ dày và ruột đều không thay đổi. 7. Một số kết quả nghiên cứu sâm Tam thất trên súc vật thí nghiệm của Đoàn thị Nhu và cộng sự tại Hà nội - Việt nam ( Thông báo Dược liệu 1977,4:14- 20, Hà nội).  Rễ Tam thất làm tăng khả năng hoạt động của súc vật thể hiện kéo dài thời gian của lô chuột thử thuốc so với lô đối chứng.  Thuốc có tác dụng làm tăng sức đề kháng của súc vật đối với yếu tố độc hại như liều độc Uabain với tim, nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hoặc quá thấp vượt ngoài giới hạn điều hòa của cơ thể.  Thuốc Tam thất khác với Nhân sâm không có tác dụng gây tăng huyết áp.  Đối với tác dụng nội tiết: a. Rễ Tam thất thí nghiệm trên chuột cống cái non với liều 5g/kg, uống trong 6 ngày đã làm tăng trọng lượng tử cung một cách có ý nghĩa so với lô chứng, chứng tỏ thuốc có tác dụng hướng sinh dục trên súc vật cái. b. Rễ Tam thất thí nghiệm trên chuột đực non với liều 5g/kg, uống trong 6 ngày, không làm thay đổi một cách có ý nghĩa trọng lượng tinh hoàn và tuyến tiền liệt so với chuột đối chứng, chứng tỏ Tam thất không có tác dụng hướng sinh dục đối với vật đực với liều này. c. So sánh hoạt tính gây động dục của rễ Tam thất có độ tuổi khác nhau, các tác giả nhận xét là rễ Tam thất 5 năm có hoạt tính gây động dục hai lần mạnh hơn rễ Tam thất 3 năm. d. Nghiên cứu tác dụng gây động dục của lá và rễ phụ so sánh với rễ củ Tam thất thì thấy lá Tam thất có hoạt tính yếu hưo khoảng 8 - 10 lần so với rễ củ Tam thất 5 năm. 1. Tác dụng tiêu viêm: Nước sắc Tam thất có tác dụng chống viêm đối với chuột cống gây viêm khớp thực nghiệm ( ảnh hưởng của nước sắc Tam thất đối với viêm khớp thực nghiệm, Dược học học báo 12:446-451.1965). 2. Nước ngâm kiệt Tam thất trên ống nghiệm có tác dụng ức chế nhiều loại nấm ngoài da ( Tạp chí Bệnh ngoài da Trung hoa:286-292,1957). Ứng dụng lâm sàng: 1.Trị các chứng xuất huyết:  Dùng dịch tiêm Tam thất trị xuất huyết đường tiêu hóa trên 110 ca, hiệu quả tốt hơn 50 ca đối chiếu dùng Tây y. Số bệnh nhân bao gồm loét hành tá tràng 113 ca, viêm dạ dày mạn 19 ca, loét dạ dày 6 ca, loét hổn hợp 4 ca, 18 ca chưa phát hiện bệnh lý. Tổ điều trị dùng dịch tiêm Tam thất do Xí nghiệp 1 Thượng hải sản xuất ( 2ml/ống hàm lượng 1g thuốc sống) liều 8 - 16ml gia vào dung dịch gluco đẳng trương 500ml truyền tĩnh mạch ngày 1 lần, không dùng các loại thuốc cầm máu khác gia vào dịch gluco đẳng trương, lượng và truyền như nhau. Kết quả: Tổ dùng Tam thất máu trong phân chuyển âm tính bình quân sau 5,98 ngày, thời gian nằm viện trung bình 15,2 ngày. Tổ Tây y, máu trong phân chuyển âm tính bình quân sau 9,12 ngày và thời gian nằm viện trung bình 21,64 ngày ( P nhỏ hơn 0,02 có ý nghĩa thống kê) (Theo Phạm xương Háo và cộng sự, Báo cáo 110 ca huyết xuất đường tiêu hóa trên chữa bằng bằng dịch tiêm Tam thất, Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1983,9:15).  Trị xuất huyết bao tử: dùng bột Tam thất mỗi lần 1,5g x 3 lần/ngày, uống với nước ấm, bệnh nhân nghỉ tại giường, trừ trường hợp nôn ra máu còn ăn bình thường, chế độ lỏng hoặc bán lỏng, sau khi máu trong phân âm tính còn uống thêm 2 ngày để củng cố. Kết quả 60 ca chảy máu khỏi hoàn toàn 58 ca, không khỏi 2 ca ( La Dụ Dân, Bột Điền thất trị xuất huyết bao tử, Tạp chí Trung y Vân nam 1985,1:28).  Trị loét dạ dày chảy máu cấp lượng nhiều: Hòa bột Tam thất 10g vào 30 - 50ml nước muối sinh lý, cứ mỗi 6 - 8 giờ bơm vào dạ dày 1 lần, kẹp ống trong một giờ rồi hút dịch dạ dày cho đến khi dịch không còn máu tươi, lưu ống dạ dày 2 - 3 ngày sau đó tiếp tục cho uống bột Tam thất mỗi lần 10g, 3 - 5 lần. Thời gian hết máu tươi trong dịch dạ dày từ 12 giờ ( ngắn nhất) đến 96 giờ ( dài nhất) bình quân 55,33 giờ, sắc phân trở lại bình thường 2 - 8 ngày, bình quân 3,83. Tác giả trị 6 ca, trừ 1 ca hết chảy máu và chết sau 5 ngày do viêm phổi và nhiễm trùng huyết, còn tất cả đều khỏi ( Dương quốc Phong, trị dạ dày chảy máu cấp do loét, Thực dụng ngoại khoa tạp chí 1982,4:90).  Trị ho ra máu: Bột Tam thất mỗi lần uống 6 - 9g, ngày 2 - 3 lần. Trị dãn phế quản, lao phổi và áp xe phổi kèm ho ra máu: 10 ca uống thuốc 5 ngày, cầm máu trong đó hoàn toàn cầm máu 8 ca, còn 2 ca cầm máu được 1 - 2 tuần lại ho ra máu ít ( Trịnh Hỉ Vân, sơ bộ quan sát bột Tam thất trị ho ra máu - Tạp chí Trung y 1965,11:29).  Trị tiểu ra máu: Trị 39 ca bệnh nhân tiểu ra máu, mỗi 4 - 8 giờ uống bột Tam thất 0,9 - 1,5g, đại bộ phận bệnh nhân sau khi dùng thuốc trên dưới 3 ngày hết tiểu ra máu ( Khoa Tiết niệu ngoại Bệnh viện số 1 Cáp nhĩ Tân, Quan sát lâm sàng dùng bột Tam thất trị tiểu ra máu, Báo Đại học Y Cáp nhĩ tân 1974,7(2):51).  Trị xuất huyết nhãn tiền phòng: do chấn thương nhãn tiền phòng xuất huyết 21 ca, trường hợp xuất huyết nhẹ, nhỏ mắt 2% dịch Tam thất, ngày 6 lần. Trường hợp xuất huyết nhiều ngoài việc nhỏ mắt dùng thêm phương pháp thẩm thấu Ion 10% dịch Tam thất ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút. Kết quả trừ 1 ca xuất huyết lâu ngày teo cũng mạc không kết quả, 1 ca xuất huyết giác mạc nhuộm máu kết quả không rõ, còn lại vài ngày sau hết, thị lực hồi phục nhanh ( Trạm bảo vệ sức khỏe Xưởng điện cơ Thượng hải,1978,3:16). 2.Trị chấn thương sọ não: cho uống bột Tam thất 3g ( hôn mê cho xông qua mũi) ngày 2 - 3 lần, theo dõi trị 40 ca, có kết quả 75% đối với thể nhẹ và vừa, kết quả tốt, ý thức hồi phục nhanh, triệu chứng thần kinh và cảm giác chủ quan được cải thiện, nước não tủy trong nhanh, lưu lượng máu, lực cản mạch máu não và phù não đều được cải thiện. Thời gian dùng thuốc 3 - 10 ngày dài nhất 21 ngày, trường hợp nặng dùng thêm lợi niệu, trụ sinh, an thần.( Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện thực hành số 1 thuộc Y học viện Quảng tây - Quan sát kết quả điều trị 40 ca chấn thương sọ não điều trị bằng Tam thất, Báo Tân y học 1979,10(7):330). 3.Trị bệnh mạch vành:  Dùng Tam thất Quan tâm ninh ( chiết xuất từ Tam thất ) trong 28 Bệnh viện của tỉnh đã tổng kết 828 ca bệnh mạch vành, mỗi ngày uống 0,6 - 1,2g; 778 ca đau thắt ngực có kết quả 70,2% kết quả rõ rệt 20,1% ( trong tổng số liệu trình từ 4 đến 6 tháng, tỷ lệ kết quả 82,7%; 625 ca kiểm tra điện tâm đồ có [...]... tỷ lệ kết quả 80,0% ( Thiện Minh và cộng sự, Tiêm dịch Tam thất trị viêm gan mạn thể huyết ứ, Thượng hải Trung y dược tạp chí 1983,8:12) 6.Giới thiệu một số kinh nghiệm dùng Tam thất trị bệnh:  Trị té ngã chảy máu trong và ngoài da, có ứ huyết đau, cho uống bột Tam thất 4g với nước cơm hoặc cho uống với 30 - 40ml rượu trắng, ngoài xoa bột Tam thất 2g, phối hợp với Long cốt nung, Ngũ bội tử mỗi thứ... 20g  Trị thổ huyết ho ra máu dùng bài An huyết ẩm ( bột Tam thất 4g, Bạch cập 16g, nước củ sen 1 chén con 5 - 10ml), Bạch mao căn 30g, Mẫu lệ 20g, Đại hoàng chế 8g sắc uống  Trị băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều, có huyết cục, dùng Tam thất kết hợp với Ngũ vị tử, Nhục quế, Đơn bì, Xích thược  Trị cơn đau thắt ngực: dùng bột Nhân sâm và Tam thất mỗi thứ 2g, hòa nước uống Liều và cách dùng:  Thuốc...kết quả 34,8%, kết quả rõ rệt 14,2% ( Phóng viên Báo Trung thảo dược ghi báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tại Côn minh về kiểm định bài thuốc Tam thất quan tâm ninh - Báo Trung thảo dược 1980,11(10):439)  Phức phương Tam thất quan tâm phiến gồm: Tam thất 0,8g, Diên hồ sách 4g, Hồng hoa, Chế thủ ô, Kê huyết đằng mỗi thứ 12g, Một dược 2g Tất cả đều lượng 1 ngày chia 3 lần uống, 30 ngày là một liệu... có 44 ca có SGPT hạ bình thường, trong đó có 10 ca viêm gan ạn có protit huyết tương được cải thiện ( Trương Côn, Tác dụng hạ SGPT và cải thiện Protit huyết tương của bột Tam thất, Trung y tạp chí 1980,5:25)  Dùng dịch tiêm Tam thất trị viêm gan mạn 65 ca thể huyết ứ, chích với liều lượng khác nhau, chích bắp hoặc tĩnh mạch, mỗi ngày 1 ống ( 1 ống 2ml có 1g thuốc sống) có 25 ca, chích 2 ống 34 ca,... Nitroglycerin, sau khi điều trị bằng phức phương Tam thất có 73,1% không dùng hoặc giảm liều Tỷ lệ có kết quả điện tâm đồ 26,7% ( Tổ phòng trị bệnh mạch vành, Tổng Y viện Giải phóng quân Nhân dân Trung quốc - Quan sát kết quả điều trị bệnh mạch vành bằng Quan tâm phiến 68 ca, Tạp chí Tân y dược học 1973,10:12) 4.Trị chứng tăng lipid huyết: Tác giả dùng bột Tam thất sống cho uống 0,6g x 3 lần/ngày Trị 10... 1179,2mg% xuống còn 718,4mg%, cholesterol từ 272,6mg% xuống còn 185mg% ( Trương Côn, Tác dụng của Sinh Tam thất đối với hạ lipid và cholesterol máu - Tạp chí Tân y dược học 1973,10:13) 5.Trị bệnh gan:  Tác giả cho bệnh nhân gan mật và những bệnh nhân không rõ nguyên nhân 45 ca có SGPT tăng cao uống bột Tam thất 1g/lần, ngày 3 lần liên tục trong một tháng có 44 ca có SGPT hạ bình thường, trong đó có 10 . SÂM TAM THẤT Sâm tam thất dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo cương mục, tập 12 với tên Tam thất, còn có tên khác là Kim bất hoán, Điền thất, sơn thất, Nhân sâm tam thất, . xương có thể dùng Tam thất làm độc thóat ra". B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: 1. Tác dụng cầm máu: nước sắc uống của rễ Tam thất, bột Tam thất và dịch chiết Tam thất đều có tác dụng. hơn rễ Tam thất 3 năm. d. Nghiên cứu tác dụng gây động dục của lá và rễ phụ so sánh với rễ củ Tam thất thì thấy lá Tam thất có hoạt tính yếu hưo khoảng 8 - 10 lần so với rễ củ Tam thất 5 năm.

Ngày đăng: 21/07/2014, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN