BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 Phần IV CÁC MỤC TIÊU ĂN UỐNG VÀ THỂ DỤC Các mục tiêu điều trị cho một chế độ ăn uống của bệnh tiểu đường là: • Đạt được mức glucose trong máu gần mức bình thường. Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 phải phối hợp số lượng calo nạp vào với việc sử dụng thuốc hoặc insulin, tập thể dục, và những yếu tố khác để kiểm soát hàm lượng glucose trong máu. Các loại insulin mới hiện nay cho phép sự linh động hơn trong việc định giờ các bữa ăn. • Bảo vệ tim và cố gắng đạt được mức lipid (cholesterol và triglyceride) khỏe mạnh, kiểm soát huyết áp. • Giữ cho cân nặng ở mức hợp lý. Cân nặng hợp lý thường được định nghĩa là một trọng lượng mà có thể đạt được và duy trì được, hơn là trọng lượng mà về phương diện văn hóa được định nghĩa là đáng ao ước và lý tưởng. Trẻ em, phụ nữ mang thai, và những người vừa hết bệnh nên duy trì lượng calo nạp vào đầy đủ để bảo vệ sức khỏe. • Quản lý hoặc ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường, cho dù loại 1 hoặc loại 2, đều có nguy cơ gặp phải những biến chứng bệnh, bao gồm bệnh tim và bệnh thận. Những yêu cầu cần thiết về chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường phải chú trọng đến những rối loạn này. • Tăng cường sức khỏe toàn diện Những Hướng Dẫn Toàn Diện. Không có một chế độ ăn uống duy nhất nào cho bệnh tiểu đường. Các bệnh nhân nên gặp một chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch một chế độ ăn uống riêng cho bản thân trong khuôn khổ của những hướng dẫn chung mà kế hoạch này chú trọng đến những nhu cầu sức khỏe của bản thân. Những thói quen ăn uống lành mạnh, cùng với việc kiểm soát tốt hàm lượng glucose trong máu, là những mục tiêu căn bản, và một vài phương pháp ăn uống thích hợp hiện có sẵn để đáp ứng những mục tiêu này. Những hướng dẫn ăn uống chung cho bệnh tiểu đường đề xuất: • Nên sử dụng carbohydrate để cung cấp 45 – 65% tổng số calo mỗi ngày. Loại carbohydrate và số lượng, cả hai đều quan trọng. Những chọn lựa tốt nhất là rau quả, trái cây, đậu, và hạt ngũ cốc (whole grains). Những loại thực phẩm này cũng giàu chất xơ. Các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ bằng phương pháp tính lượng carbohydrate (carbohydrate counting) hoặc các danh sách trao đổi kế hoạch bữa ăn (meal planning exchange lists) . • Nên sử dụng chất béo để cung cấp 25 – 35% số calo mỗi ngày. Chất béo không bão hòa đơn (dầu olive, đậu phộng, và dầu canola; trái bơ; và các loại hạt dẻ) và chất béo không bão hòa đa liên kết omega-3 [cá, dầu hạt lanh, và hạt óc chó (óc chó)] là những loại tốt nhất. Hạn chế chất béo bão hòa (thịt đỏ, bơ) dưới mức 7% số calo mỗi ngày. Hãy chọn những sản phẩm từ sữa không chất béo (nonfat) hoặc có lượng chất béo thấp (low fat) thay vì những sản phẩm sữa có đầy đủ chất béo. Hạn chế chất béo trans-fats (loại chất béo được hydro hóa tìm thấy trong những thức ăn vặt, thức ăn chiên, và những thực phẩm được nướng theo kiểu công nghiệp) dưới mức 1% trong tổng số calo. • Nên sử dụng protein để cung cấp 12 – 20% calo mỗi ngày, mặc dù tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sức khỏe của bệnh nhân. Các bệnh bị bệnh thận nên hạn chế tiêu thụ protein dưới mức 10% số calo. Cá, đậu nành, và thịt gia cầm là những chọn lựa về protein tốt hơn thịt đỏ (thịt bò). Kiểm Soát Cân Nặng Khỏe Mạnh Tăng cân là một tác dụng phụ tiềm tàng của việc kiểm soát bệnh tiểu đường nghiêm ngặt bằng insulin. Tình trạng quá cân có thể gia tăng nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe. Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy rằng hơn 1/3 số phụ nữ bị bệnh tiểu đường bỏ qua hoặc dùng liều lượng insulin thấp hơn với mục đích là giảm cân. Những rối loạn về ăn uống đã trở nên một vấn đề nghiêm trọng trong cộng đồng dân cư chung và đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Có một chứng cứ cho rằng các rối loạn này góp phần tạo ra khoảng 20% các trường hợp bị nhiễm toan xeton tái lại ở những phụ nữ trẻ. Chứng nhiễm toan xeton là một biến chứng nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt insulin và có thể đe dọa đến tính mạng. Thể Dục Thể dục lợi khí (aerobic exercise) có những lợi ích quan trọng và đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường loại 1. Nó làm gia tăng sự mẫn cảm với insulin, hạ huyết áp, và cải thiện hàm lượng cholesterol, và làm giảm bớt chất béo trong cơ thể. Bởi vì mức glucose lên xuống đột ngột trong khi tập thể dục, cho nên những người bị bệnh tiểu đường loại 1 nên cần lưu ý một số điều: • Theo dõi mức glucose một cách cẩn thận trước khi tập thể dục, trong suốt quá trình, và sau khi tập thể dục. • Tránh tập thể dục nếu mức glucose trên 300 mg/dL hoặc dưới 100 mg/dL. • Để tránh được tình trạng giảm glucose trong máu, các bệnh nhân nên tiêm insulin vào những khu vực cách xa những vùng cơ được sử dụng trong khi thể dục. • Trước khi tập thể dục, tránh uống rượu bia và nếu có thể tránh uống một số loại thuốc, bao gồm thuốc chặn beta, mà nó sẽ làm gia tăng nguy cơ bị giảm glucose trong máu. • Các vận động viên bị phụ thuộc vào insulin có thể cần phải giảm bớt liều lượng insulin hoặc phải tiêu thụ thêm nhiều carbohydrate hơn, đặc biệt là dạng thực phẩm ăn vặt trước khi thể dục. Sữa giảm cân đặc biệt giúp ích được. Họ cũng nên uống nhiều chất lỏng. • Mang giầy có khả năng bảo vệ tốt chân là điều cần thiết để giúp tránh những chấn thương và vết thương ở chân. Nên tránh những môn thể dục mang tính rèn luyện thể lực và thể hình hoặc có tính va chạm mạnh. Chúng có thể làm tổn thương những mạch máu bị suy yếu ở mắt của các bệnh nhân bị bệnh võng mạc. Môn thể dục có tính va chạm mạnh cũng có thể làm tổn thương đến những mạch máu ở chân. Bởi vì các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có khả năng bị bệnh tim âm thầm, do đó họ nên luôn luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi thực hiện việc tập thể dục căng thẳng. Cảnh Báo về Các Thực Phẩm Chức Năng Những sản phẩm mang tính lừa đảo thường được bán trên mạng internet như “những phương thuốc chữa bệnh” hoặc điều trị cho bệnh tiểu đường. Những sản phẩm chức năng này chưa được nghiên cứu và phê chuẩn. Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Ủy Ban Mậu Dịch Liên Bang (Federal Trade Commission - FTC) cảnh báo những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không nên bị lừa bịp bởi những phương thuốc giả mạo và chưa được phê chuẩn. . BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 Phần IV CÁC MỤC TIÊU ĂN UỐNG VÀ THỂ DỤC Các mục tiêu điều trị cho một chế độ ăn uống của bệnh tiểu đường là: • Đạt được mức glucose. vừa hết bệnh nên duy trì lượng calo nạp vào đầy đủ để bảo vệ sức khỏe. • Quản lý hoặc ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường, cho dù loại 1 hoặc loại 2,. soát bệnh tiểu đường nghiêm ngặt bằng insulin. Tình trạng quá cân có thể gia tăng nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe. Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy rằng hơn 1/ 3 số phụ nữ bị bệnh tiểu đường