1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH NẤM ACTINOMYCOSIS ppsx

4 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 120,21 KB

Nội dung

BỆNH NẤM ACTINOMYCOSIS 1. Căn nguyên : Bệnh được Nocard và Lucet phát hiện năm 1888. Căn nguyên gây bệnh là một số loài Actinomyces như A. wolfisrali và A.ctinomyces là vi sinh vật nằm giữa vi khuẩn và nấm, hay tạo ra các sợi nấm giả, đường kính rất nhỏ (dưới 1m m), có khi tạo rác các sợi dạng tia nên có tên là " nấm tia" hay xạ khuẩn, bắt mầu gam (+). Actinomyces thường sống hiếm khí, nhậy cảm với một số kháng sinh, thường có mặt ở thực vật, đất, nước. Trên cơ thể người thường xuất hiện ở da,miệng, gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. 2. Triệu chứng lâm sàng : Bệnh ở da, niêm mạc : khi niêm mạc hay da có vi chấn xây sát Actinomyces dễ lây nhiễm và phát triển gây bệnh. Mầm bệnh có thể qua thức ăn, ngũ cốc gây bệnh ở niêm mạc miệng, lưỡi, họng, thực quản Mặt khác mầm bệnh có thể thường trú ở răng sâu, cao răng hay răng giả, khi có điều kiện thuận lợi ( nhổ răng) bệnh xuất hiện. Bệnh ở vùng cổ, mặt,ngực, bụng : tổn thương da ở các vùng này thường thứ phát sau các ổ viêm tổ chức dưới da ở cổ hay hàm. Ban đầu xuất hiện một hay nhiều cục ở dưới da, thường cứng chắc, không đau, gắn với nền sâu, sau dính với mặt da trên, thường có màu hồng, sau dần dần thành gôm mềm, nhũn ở giữa và dò mủ. Các cục có thể cụm lại thành một mảng, màu đỏ tía, có chỗ mềm có chỗ cứng chắc, xuất hiện những lỗ dò ngóc ngách chảy dịch nhiều, có mủ và máu. Trong mủ thường có các hạt nhỏ, lổn nhổn màu vàng đục. Bệnh thường tiến triển chậm, dai dẳng, không điều tị kịp thời bệnh ngày càng lan rộng, ăn sâu xuống đến tận xương có thể phát hiện bằng X quang, lan vào phủ tạng, đặc biệt không có hạch. Actinomyces ở phổi : có khoảng 10% bệnh nhân bị nấm ở pjổi do hít phải mầm bệnh. Nâm sphát triển ở vùng rốn phổi, từ đây bệnh có thể lan ra màng phổi rồi ra da ngực. Phát bệnh bệnh nhân thường bị sốt, khó thở, suy hô hấp. Tổn thương phát triển làm da ngực bị sưng nề, xuất hiện các lỗ dò chảy dịch trong có lấn các " hạt nấm " nhỏ, màu vàng. Phát hiện bệnh có thể chụp X quang, tổn thương thường ở nửa dưới của phổ, ở rốn phổi, đôi khi có tràn dịch màng phổi. Bệnh nấm đường tiêu hoá: mầm bệnh xâm nhập qua đường tiêu hoá. Actinomyces hay tập trung ở vùng ít nhu động như manh tràng, ruột thừa, dễ gây viêm những cơ quan này. Ngoài ra nấm còn có thể gây bệnh ở thận, gan, bệnh phụ khoa, hệ thần kinh. 3. Xét nghiệm : Soi trực tiếp : bệnh phẩm là dịch từ lỗ dò, dịch niêm mạc nơinghi nhiễm nấm, soi trong KOH 20% hay nhuộm gam. Thấy các " hạt nấm " gồm nhiều sợi mảnh, nhỏ chằng chịt như rễ cây, xung quanh có các sợi toả ra như các tia. Đường kính kính các sợi thường nhỏ dưới 1 m m, không có vách ngăn, bắt màu tím gram (+). Nuôi cấy : bệnh phẩm có thể nuôi cấy ở trên môi trường BHI, môi trường Bouillon, môi trương ở nhiệt độ 370 C trong điều kiện yếm khí, nấm có thể phát triển sau 8- 10 ngày. Mô học: có thể sinh thiết khi nghi nhiễm nấm ở các cơ quan, nhuộm PAS hay hematoxylin- eosin sẽ quan sát thấy nấm. 4. Chẩn đoán phân biệt Cần chẩn đoán phân biệt với cốt tuỷ viêm xương hàm, lao, viêm ruột thừa, u ác tính. 5. Điều trị : Có thể dùng các loại kháng sinh như penixilin hàng triệu đơn vị trong 30- 50 ngày. Có thể kết hợp dùng metronidazol 0,25 x 3 viên/ ngày hàng tháng. Có thể kết hợp phẫu thuật và chiều tia rơn ghen. Trong điều trị cổ điển thường dùng kaliiodua uống 6-12 gam/ ngày hoặc kết hợp sulfamid với kháng sinh. PGS Nguyễn Ngọc Thụy . Actinomyces ở phổi : có khoảng 10% bệnh nhân bị nấm ở pjổi do hít phải mầm bệnh. Nâm sphát triển ở vùng rốn phổi, từ đây bệnh có thể lan ra màng phổi rồi ra da ngực. Phát bệnh bệnh nhân thường bị sốt,. BỆNH NẤM ACTINOMYCOSIS 1. Căn nguyên : Bệnh được Nocard và Lucet phát hiện năm 1888. Căn nguyên gây bệnh là một số loài Actinomyces như A. wolfisrali. " hạt nấm " nhỏ, màu vàng. Phát hiện bệnh có thể chụp X quang, tổn thương thường ở nửa dưới của phổ, ở rốn phổi, đôi khi có tràn dịch màng phổi. Bệnh nấm đường tiêu hoá: mầm bệnh xâm

Ngày đăng: 21/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN