1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIẢI PHÁP HỢP LÝ KHI CHUYỂN TRỤC LÊN CAO TRONG THI CÔNG CÁC TÒA NHÀ CÓ CHIỀU CAO LỚN" ppt

8 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 406,99 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP HỢP LÝ KHI CHUYỂN TRỤC LÊN CAO TRONG THI CÔNG CÁC TÒA NHÀ CÓ CHIỀU CAO LỚN KS. LÊ VĂN HÙNG Viện KHCN Xây dựng 1. Tình hình xây dựng các tòa nhà có chiều cao lớn ở Việt Nam Trong những năm gần đây, các dự án xây dựng tòa nhà có chiều cao lớn (TNCCCL) được triển khai rộng rãi tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lớn khác trong cả nước. Tại các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội có thể kể ra nhiều các công trình cao tầng như: Trung tâm thương mại Sài Gòn (34 tầng), Thuận Kiều Plaza (33 tầng), Sài Gòn Centre (27 tầng)… toà nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh (25 tầng), Trung Hoà - Nhân Chính (34 tầng), toà nhà VietcomBank 194 Trần Quang Khải (22 tầng), các khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Mỹ Đình… với các toà nhà có chiều cao từ 9 đến 21 tầng và còn có các dự án khác đang triển khai xây dựng như KaengNam (70 tầng) đường Phạm Hùng, Lankmark phố Đào Tấn (65 tầng). Trên thế giới đã có các công trình có chiều cao lên tới 400-500m trong khi đó ở Việt Nam, chiều cao của các công trình mới chỉ khoảng 120m tương đương với tòa nhà 40 tầng. Điều đó nói lên rằng việc xây dựng các TNCCCL ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trong đó có các vấn đề về đảm bảo độ thẳng đứng và bố trí chính xác các hạng mục của toà nhà khi thi công lên cao. 2. Lựa chọn giải pháp truyền trục Truyền toạ độ và độ cao là công việc phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây dựng phần thân các toà nhà cao tầng. Để đảm bảo độ thẳng đứng của toà nhà trên suốt chiều cao, trục công trình tại tất cả các tầng xây dựng đều phải được định vị sao cho cùng nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng đi qua các trục tương ứng trên mặt bằng gốc. Nghĩa là các điểm toạ độ của lưới bố trí cơ sở đã lập trên mặt bằng gốc sẽ được chuyển lên mặt sàn thi công xây dựng của các tầng theo một đường thẳng đứng. Để đảm bảo điều kiện này cần thiết phải truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên tất cả các tầng còn lại của toà nhà. Quá trình truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các mặt bằng xây dựng là một dạng công việc rất quan trọng khi xây dựng TNCCCL. 2.1. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy kinh vĩ Thực chất của việc truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy kinh vĩ là phương pháp sử dụng mặt phẳng đứng của máy kinh vĩ. Đây là phương pháp chiếu điểm bằng tia ngắm nghiêng, có thể thực hiện ở những nơi điều kiện xây dựng rộng rãi, công trình xây dựng có số tầng ít hơn 4. Phương pháp này không phù hợp cho những nhà có số tầng cao hơn và những nhà xây chen mặt bằng xung quanh chật hẹp. 2. 2. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy toàn đạc điện tử (TĐĐT) 2.2.1. Nội dung phương pháp Đối với công trình nhà cao tầng xây dựng trên mặt bằng tương đối rộng rãi và chiều cao công trình không vượt quá 10 tầng, có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử để chuyển vị trí các điểm lưới cơ sở lên mặt sàn. Thực chất là chuyển tọa độ từ điểm đã đánh dấu ở mặt bằng gốc lên sàn thi công. Các máy toàn đạc điện tử sử dụng để chuyển điểm lên cao phải có sai số đo cạnh <  5mm, sai số đo góc <  5". Để thực hiện phương pháp này cần đảm bảo điều kiện thông hướng giữa các điểm trên mặt đất và Hình1. S ử dụng thiết bị thu GPS để chuyển trục công trình các điểm trên từng sàn công trình, đồng thời phải đảm bảo góc nghiêng ống kính không quá lớn (< 45 O ). Khoảng cách từ máy đến điểm trên sàn của công trình được chọn phải nhỏ hơn 300 m và phải lớn hơn hoặc bằng chiều cao công trình. Có thể sử dụng nóc nhà mái bằng của các công trình thấp tầng lân cận để bố trí điểm gửi thay cho các điểm bố trí trên mặt đất. Tuy nhiên, khi chọn các điểm gửi cần lưu ý tới sự mất ổn định có thể xẩy ra trong quá trình toà nhà được xây cao và ảnh hưởng do quá trình thi công. Các điểm này được chôn sâu, gia cố cẩn thận và chắc chắn, tâm mốc được cố định bằng dấu chữ thập hoặc lỗ khoan nhỏ trên tấm thép ở đầu bê tông, bên cạnh có ghi rõ tên mốc. 2.2.2. Độ chính xác của phương pháp Để khảo sát độ chính xác của phương pháp chuyển điểm này chúng tôi sử dụng phương pháp ước tính độ chính xác chặt chẽ cho trường hợp khoảng cách giữa 2 điểm khống chế trên mặt đất là 100m. Khoảng cách từ điểm G1 đến 2 điểm đặt máy là 70m đến 200m và được các kết quả như trong bảng sau: Bảng 1. Kết quả đánh giá độ chính xác điểm C (giao hội góc - cạnh) Sai số vị trí điểm (m) Sai số trung phương đo góc Sai số trung phương đo cạnh (mm) m X m Y m P 15" D 10 . 3 3 6   0.0026 0.0031 0.0040 20" D 10 . 3 3 6   0.0027 0.0034 0.0043 25" D 10 . 3 3 6   0.0027 0.0036 0.0045 30" D 10 . 3 3 6   0.0027 0.0037 0.0046 60" D 10 . 3 3 6   0.0028 0.0040 0.0048 Số liệu ước tính trên đây cho thấy sai số xác định vị trí điểm C có thể đạt được giá trị < ±5 mm ngay cả trong trường hợp sai số góc ngang khoảng 30" hoặc hơn một chút. Do có đo thêm 2 cạnh nên ảnh hưởng của sai số đo góc ngang đến độ chính xác xác định tọa độ điểm giao hội là trong giới hạn cho phép. Các số liệu trên đây cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng chương trình giao hội góc cạnh để truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng cao với sai số dưới ±5 mm. 2.2.3. Sử dụng máy TĐĐT và kính ngắm vuông góc để chuyền theo đồ hình giao hội Phương pháp truyền tọa độ bằng máy TĐĐT cần có không gian tương đối rộng, do đó nhiều khi không phù hợp với các nhà xây chen tại các thành phố. Mặt khác, phương pháp này cũng chưa đạt được độ chính xác mong muốn vì phải thực hiện đo góc trong trường hợp góc đứng rất lớn, do vậy độ chính xác đo góc sẽ giảm đáng kể do ảnh hưởng sai số sinh ra bởi trục ngang của máy không vuông góc với trục đứng. Để khắc phục nhược điểm này người ta lắp thêm hệ thống kính vuông góc để chiếu. Máy được đặt tại các điểm lưới bên trong của mặt bằng cơ sở được lắp ráp như máy chiếu thông thường. Sau khi chiếu cần kiểm tra góc vuông và cạnh trước khi làm các công việc bố trí tiếp theo. Sai số của phương pháp này: 2 dÊu.d 2 diÓm.ng 2 sè.h 2 C 2 tA.dChiÕu mmmmmm  (2.1) Với: m Chiếu - sai số chiếu điểm; m d.tA - sai số định tâm = (0.2 đến 0.5 mm); Hình 2. Truyền toạ độ lên mặt bằng xây dựng G2 G3 Bo G4 Ao G1 Ao Bo G2 G3G4 G1 Trôc c«ng tr×nh m C - sai số cân máy chính là sai số đưa ống kính vào vị trí thẳng đứng (Z=0 0 00'00"); m C = (2.2) m h.số - sai số hiện số phụ thuộc vào độ chính xác của máy. m ng.điểm - sai số ngắm điểm = (2.3) m d.dấu - sai số đánh dấu điểm trên tấm kính = (0.1 đến 0.2mm). V - độ phóng đại của máy; t, "  - độ chính xác của máy và độ nhạy của ống thuỷ dài; H m - độ cao từ máy đến điểm chiếu. Kết quả sử dụng ống ngắm vuông góc và máy toàn đạc điện tử Nikon DTM350 để chiếu điểm từ mặt bằng cơ sở lên các tầng trên tại khu ĐTM Trung Hoà Nhân Chính cho thấy thiết bị này có độ chính xác khá cao khi so sánh với kết quả chiếu điểm bằng kính ngắm vuông góc cùng máy TĐĐT và truyền tọa độ bằng công nghệ GPS với độ chênh lệch chỉ là ±4mm. 2.3. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy chiếu đứng 2.3.1. Quy trình Hiện nay có hai loại máy chiếu đứng đang được sử dụng trong các công tác Trắc địa công trình: đó là loại máy tạo ra đường thẳng đứng bằng tia laze và loại máy tạo ra đường thẳng đứng bằng tia ngắm quang học. Trong hai loại máy này thì loại máy chiếu đứng bằng quang học có độ chính xác cao hơn và thường được áp dụng vào công việc chiếu chuyển các tâm tọa độ lên các tầng có độ cao lớn với độ chính xác cao, cả hai loại máy trên đèu có thể chiếu các công trình có chiều cao dưới 100m, còn khi công trình có độ cao lớn hơn thì phải phân đoạn ra để chiếu. 2.3.2. Độ chính xác của phương pháp Sai số của phương pháp này được tính theo: 2 ngcanh 2 dÊu.d 2 diÓm.ng 2 sè.doc 2 C 2 tA.dChiÕu mmmmmmm  (2.4) Với: m chiếu - sai số chiếu điểm; m d.tA - sai số định tâm = (0.2 đến 0.5 mm); m C - sai số cân máy thẳng đứng; m ng.điểm - sai số ngắm điểm; m d.dấu - sai số đánh dấu điểm trên tấm kính = (0.1 đến 0.2mm); m đọc.số - sai số đọc số xác định bằng thực nghiệm; m ng.cảnh - sai số do ngoại cảnh như ảnh hưởng chiết quang, dao động hình ảnh, độ sáng không tốt Theo báo cáo khoa học của TS. Nguyễn Quang Tác [6], Trường Đại học kiến trúc ngày 25 tháng 11 năm 2003 tại Viện KHCN Xây dựng thì sai số đọc số phụ thuộc vào chiều cao cần chiếu: m đ.số = (0.05 + 0.0061H m ) (2.5) Sai số do ảnh hưởng ngoại cảnh: )mmm()H0141.0(m 2 sè.d 2 diÓm.ng 2 C 2 mnh¶c.ng  (2.6) V - độ phóng đại của máy; t, "  - độ chính xác của máy và độ nhạy của ống thuỷ dài; H m - độ cao từ máy đến điểm chiếu; Sai số cho phép: n.3m phÐp.C  (mm) với n là số tầng. Từ các công thức trên cho thấy: khi chiếu điểm lên càng cao thì sai số chiếu điểm càng lớn. 2.4. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng công nghệ GPS 2.4.1. Giới thiệu chung Khi xây dựng nhà cao tầng, số tầng càng cao thì việc chuyển các điểm khống chế cơ sở bên trong lên các mặt sàn tầng xây dựng bằng cách sử dụng máy kinh vỹ và máy toàn đạc điện tử không còn phù hợp nữa. Công nghệ chiếu bằng máy chiếu đứng có độ chính xác cao nhưng có nhược điểm là phải để lại các lỗ hổng thủng trên sàn theo phương thẳng đứng, ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng. Hơn " H" 2,0 m   " H V t m  nnnnn nữa khi chiếu cần phải có nhiều người trông coi vị trí lỗ thủng, đề phòng các vật rơi xuống gây tai nạn cho người và máy chiếu. Số tầng càng cao thì phải phân thành nhiều đoạn chiếu nên mất khá nhiều thời gian và phức tạp về thao tác cho người vận hành, đồng thời các điểm ở càng cao sẽ mắc phải sai số tích lũy càng lớn. Cho đến nay công nghệ GPS được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trắc địa với các máy móc và phương tiện xử lý rất hiện đại, thường xuyên được cập nhật các công nghệ và thiết bị mới. Qua quá trình đo đạc và thử nghiệm chỉ sử dụng công nghệ GPS ra đời trước năm 1998 với các cạnh ngắn dưới 1km và thời gian đo ngắn, chỉ bằng GPS 1 tần số, kết quả sau xử lý là ổn định và có độ chính xác cao. Ngay trong trường hợp chỉ sử dụng lịch vệ tinh quảng bá chưa cải chính thời gian thực (RTK) chiều dài cạnh cũng chỉ sai số ±5mm. 2.4.2. Lựa chọn đồ hình lưới Khi chuyển trục lên cao cần lập lưới GPS cạnh ngắn với chiều dài <500m. Mạng lưới gồm 2 đến 3 điểm cố định và từ 2 đến 3 điểm thuộc trục công trình. Các điểm cố định nằm trên mặt đất thường là các điểm lưới khống chế bên ngoài và được định tâm bắt buộc. Các điểm trục được đánh dấu bằng cách sử dụng máy kinh vĩ hoặc máy chiếu lên biên của tầng cần đo GPS. Sau đó dùng phương pháp căng dây hoặc bật mực để xác định hướng của trục cần đặt máy GPS. Tiếp theo là dùng thước thép để xác định vị trí đặt máy thu GPS, vị trí này sẽ được xác định gần với vị trí điểm lưới bố trí bên trong cần chuyển lên mặt bằng thi công theo hướng thẳng đứng. Đánh dấu vị trí này lại bằng cách khoan và đóng đinh (có khắc chữ thập ở giữa) trực tiếp xuống sàn bê tông. Dùng sơn đỏ khoanh tròn quanh vị trí đánh dấu để dễ tìm kiếm khi tiến hành đo GPS. Các điểm đặt máy được chọn tuỳ theo vị trí điểm cố định, dựa vào một trong các dạng đồ hình sau: 2.4.3. Đo và tính toán lưới GPS Trước khi đo cần thực hiện một số công việc sau: - Kiểm nghiệm máy; - Lập chương trình đo; - Chọn thời điểm đo theo các tiêu chí: + Đồ hình vệ tinh phân bố đều cân xứng dưới dạng các đa giác đều; + Số vệ tinh tại thời điểm đo là nhiều nhất, tốt nhất là lớn hơn 6 vệ tinh; + Các vệ tinh phải có góc ngưỡng lớn hơn 15 0 để loại trừ sai số do khúc xạ; + Các chuẩn hạng PDOP (sai số vị trí điểm) phải nhỏ hơn 4; + Nên chọn nhiều hơn 4 thời điểm đo trong ngày để có cơ sở lựa chọn. - Tiến hành đo: Hình 3. Các dạng đồ hình đo bằng công nghệ GPS Sau khi định tâm chính xác và cân bằng máy, đo chiều cao ăng ten, nhiệt độ và áp suất tại thời điểm đo. Các số liệu này được nạp ngay vào máy đồng thời phải ghi chép lại để phục vụ quá trình xử lý sau khi đo. Đến thời điểm đã chọn trong quá trình lập lịch tất cả các máy đều bật chế độ ghi số liệu. Đến giữa ca đo cần đo lại nhiệt độ, áp suất đồng thời ghi chép vào sổ để phục vụ cho quá trình xử lý sau khi đo. - Xử lý sau khi đo. Sau khi đo xong cần phải làm các công việc sau: +Trút số liệu xuống máy tính. + Tính cạnh (Baseline) bao gồm các việc vào lại độ cao ăng ten và nhiệt độ áp suất. Có thể xử lý tự động hoặc bán tự động để can thiệp cắt bỏ vệ tinh có tín hiệu kém, cắt bỏ bớt thời gian hoặc tăng góc ngưỡng. + Kiểm tra chất lượng cạnh và lưới thông qua chỉ tiêu RDOP và RMS, Ratio >3. Trường hợp các chỉ tiêu không đạt thì phải tính lại hoặc đo lại. Các lời giải sau xử lý cạnh (Baseline) chỉ lấy nghiệm có lời giải FIX. + Bình sai lưới GPS đồng thời tính chuyển tọa độ GPS về hệ tọa độ của công trình hiện tại. - In ấn kết quả sau tính toán xử lý. 2.4.4. Hoàn nguyên điểm Sau khi đã đưa được 2 điểm lên mặt sàn xây dựng bằng công nghệ GPS. Từ 2 điểm này chúng ta phải tiến hành chuyển các điểm của lưới bố trí bên trong công trình lên mặt sàn xây dựng. Quá trình thực hiện trải qua các bước như sau: + Hoàn nguyên vị trí điểm trục thực chất là dựa vào điểm GPS đo được trên sàn (gần với điểm trục theo phương thẳng đứng) để xác định chính xác vị trí điểm trục và đánh dấu nó trên mặt bằng sàn thi công. Công việc này gần giống như trong hoàn nguyên các điểm trong lưới ô vuông xây dựng. Gọi X GPS ,Y GPS là tọa độ đo bằng GPS, X T ,Y T là tọa độ các điểm trục của công trình đã được thiết kế và xây dựng tại mặt bằng tầng cơ sở gần với điểm X GPS ,Y GPS theo phương thẳng đứng. Từ giá trị này ta có độ lệch về toạ độ, phương vị và khoảng cách như sau: GPST GPST YYY XXX   ; X Y arctg hng     ; 22 YXd hng  (2.7) Với: α hng - góc phương vị hoàn nguyên; d hng - khoảng cách hoàn nguyên. Thực hiện hoàn nguyên với khoảng cách d hng lớn hơn 0.3m có thể dùng máy kinh vỹ và thước thép. Bằng cách đặt máy kinh vỹ tại 1 điểm GPS cần hoàn nguyên, dọi tâm cân bằng máy ngắm về điểm GPS thứ 2 lấy hướng ban đầu là 0 O 00'00" tính góc hoàn nguyên(β). β = α hng – α 0 ( với α 0 là phương vị từ điểm GPS cần hoàn nguyên tới điểm định hướng). Mở một góc bằng β theo chiều thuận kim đồng hồ nếu β>0 và ngược lại nếu β <0. Trên hướng này dùng thước thép đo một đoạn bằng d hng ta xác định được điểm trục cần chuyển. Kiểm tra bằng cách hoàn nguyên lại lần thứ hai, đánh dấu cẩn thận và cố định điểm vừa hoàn nguyên xuống sàn bê tông. Trường hợp khoảng cách d hng <0.3m có thể hoàn nguyên bằng đo độ và thước thẳng. 2.4.5. Độ chính xác của phương pháp Sai số của phương pháp này: 2 GPS 2 botri 2 hngTH mmmm  (2.8) Với: m TH - sai số của điểm sau khi được chuyển lên mặt sàn thi công; m hng - sai số do hoàn nguyên các điểm GPS về vị trí trục; 2 2 2 2 " hngdhng d m mm hng hng    (2.9) m botri - sai số do quá trình bố trí bằng máy kinh vỹ và thước thép; 2 2 2 2 dbotri d " m mm    (2.10) m GPS - sai số chuyển các điểm lên sàn thi công bằng máy GPS; m dng - sai số đo khoảng cách khi hoàn nguyên; m d - sai số đo khoảng cách khi chuyển các điểm khống chế bên trong còn lại lên mặt sàn thi công; m αng - sai số đo góc khi hoàn nguyên; m β - sai số đo góc khi chuyển các điểm khống chế bên trong còn lại lên mặt sàn thi công;  ’’ - hệ số quy đổi sang đơn vị radian = 206265 nm phÐpC .3 .  (mm) với n là số tầng. (2.11) Từ các công thức trên cho thấy: nếu ta thực hiện việc chuyển trục bằng công nghệ GPS sau đó hoàn nguyên điểm bằng máy kinh vỹ và thước thép hay bằng thước đo độ thì rất phức tạp và có nhiều nguồn sai số. Do đó nếu kết hợp với máy TĐĐT thì công việc trên sẽ đơn giản hơn rất nhiều và lúc này sai số tổng hợp là: 2 GPS 2 botriTH mmm  (2.12) 3. Kết quả thực nghiệm Tại công trình: toà nhà 34 tầng, khu đô thị Trung Hoà -Nhân Chính sử dụng máy TĐĐT TCR303 chuyển vị trí 2 điểm trục M1, M2 từ mặt bằng gốc lên các tầng. Sau khi chuyển trục xong, sử dụng máy thu GPS đặt trùng lên vị trí các điểm trục trên các sàn và xác định lại tọa độ các điểm đó. Công tác này được thực hiện sau khi công trình đổ xong các sàn 14, 20, 27. Sơ đồ lưới chuyển trục thể hiện ở hình 4. Lưới được đo bằng 04 máy thu Trimble 4600LS với thời gian đo 60’, số liệu đo được xử lý bằng phần mềm GPSurvey 2.35. FIX điểm GPS02 là toạ độ khởi tính, phép chiếu Gauss-Kruger, trong hệ toạ độ HN72, kinh tuyến trung ương 105 0 45’ đi qua công trình. Bảng 3.1. Toạ độ điểm khởi tính Tên điểm X(m) Y(m) H(m) GPS02 2323716.000 504980.000 7.000 Độ cao các điểm được xác định theo phương pháp đo cao GPS, với độ cao Geoid nội suy từ mô hình EGM-96. Kết quả bình sai lưới GPS đo kiểm tra tại các tầng 14, 20, 27 thể hiện tại bảng 3.2, 3.3 và 3.4. Bảng 3.2. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 14 Tọa độ và độ cao sau bình sai STT Tên điểm X(m) Y(m) H(m) 1 M1 2324038.768 505525.363 60.050 2 M2 2324071.634 505493.901 60.046 3 GPS01 2323635.110 505041.837 6.801 4 GPS02 2323716.000 504980.000 7.000 Bảng 3.3. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 20 Tọa độ và độ cao sau bình sai STT Tên điểm X(m) Y(m) H(m) 1 M1 2324038.770 505525.363 76.542 2 M2 2324071.630 505493.898 76.538 3 GPS01 2323635.109 505041.834 6.790 4 GPS02 2323716.000 504980.000 7.000 Hình 4. Sơ đồ lưới chuyển trục công trình toà nhà 34 tầng bằng công nghệ GPS GPS02 GPS01 M1 M2 Bảng 3.4. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 27 Tọa độ và độ cao sau bình sai STT Tên điểm X(m) Y(m) H(m) 1 M1 2324038.768 505525.368 96.342 2 M2 2324071.629 505493.908 96.322 3 GPS01 2323635.107 505041.840 6.785 4 GPS02 2323716.000 504980.000 7.000 Nếu ta coi tầng 14 là tầng gốc thì sai số vị trí điểm trục của tầng 20 và 27 sẽ được tính theo công thức:  =  x 2 +  Y 2 (3.1) Trong đó:  x = X i – X 0 ;  Y = Y i – Y 0 ; (3.2) X 0 , Y 0 : toạ độ điểm trục trên mặt bằng gốc; X i , Y i : toạ độ điểm trục trên mặt được chuyển; Dựa vào công thức 3.1 và 3.2 ta lập được bảng 3.5. Bảng 3.5. Sai lệnh điểm trục so với mặt bằng gốc Độ lệch  (mm) STT Tên điểm Tầng 20 Tầng 27 1 M1 0.002 0.005 2 M2 0.005 0.008 Từ bảng trên ta nhận thấy khi chuyển trục từ tầng 14 lên tầng 20 với H>16m, độ lệch điểm trục lớn nhất không quá 5mm, từ tầng 14 lên tầng 27 với H>36m độ lệch điểm trục lớn nhất cũng không vượt quá ≤8mm. Kết quả này hoàn toàn thoả mãn yêu cầu chiếu điểm theo chiều cao công trình, đảm bảo sai số không vượt quá 3H/10.000, trong đó: H là chiều cao công trình. 4. Kết luận Dựa vào ưu, nhược điểm, độ chính xác của từng phương pháp và kết quả thực nghiệm cho thấy: - Khi sử dụng công nghệ GPS không cần thông hướng giữa các điểm đo với nhau, thuận tiện cho việc đo đạc, phục vụ thi công nhà cao tầng (điều kiện đo đạc chật hẹp và bị che khuất tầm nhìn bởi chiều cao của chính toà nhà đang xây và các công trình lân cận); - Công nghệ GPS với việc đo cạnh ngắn và liên kết trong một mạng lưới chặt chẽ, cùng với các công nghệ GPS tiên tiến nhất hiện nay chắc chắn sẽ đảm bảo được độ chính xác tương hỗ cao hơn ±5mm thoả mãn được một số yêu cầu độ chính xác chuyển trục lên cao; - Khi khảo sát hiện trường công trình, tuỳ thuộc khả năng che chắn của các địa vật ở góc nghiêng bao nhiêu, các tác nhân có thể gây nhiễu như các trạm phát sóng mà chọn ra thời điểm đo tốt nhất, phù hợp với thời gian tiến độ yêu cầu của đơn vị thi công; - Sử dụng ít nhất là 3 máy, tốt nhất là sử dụng từ 4 máy trở lên để mỗi ca đo ta có thể xác định được 1 trục. Đặt 2 máy tại 2 điểm cố định trên mặt đất, tốt nhất là định tâm bắt buộc với 2 máy này. Hai máy còn lại đặt tại 2 điểm bất kỳ trên mặt sàn thi công. - Sử dụng công nghệ GPS để chuyển trục lên mặt sàn sau đó kết hợp với máy TĐĐT để bố trí các trục và các hạng mục công trình mà không cần phải hoàn nguyên điểm. - Khi kết hợp máy TĐĐT và GPS thì có thể đặt máy GPS tại bất cứ điểm nào trên mặt sàn miễn là hai điểm GPS nằm ở hai phía của công trình và thông hướng với nhau. - Sau khi bố trí các điểm trục xong cần tiến hành kiểm tra lại hướng gửi để đảm bảo vị trí sau khi chuyển điểm lên không bị xoay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PHẠM HOÀNG LÂN. Công nghệ GPS. Bài giảng cao học trắc địa. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 1997. 2. ĐẶNG NAM CHINH (biên soạn). Bài giảng ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình, 2002. 3. TCXDVN 309:2004. Công tác trắc địa trong xây dựng – Yêu cầu chung. 4. TCXDVN 364:2006. Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình. 5. HOÀNG NGỌC HÀ. Bình sai tính toán lưới trắc địa và GPS. NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006. 6. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KH cán bộ trẻ, Viện KHCN Xây dựng, Nghĩa Tân - Cầu giấy - Hà Nội, 2003. 7. Trimnet Plus - Survey Network Software User's Manual. Trimble Navigation, 1997. 8. Alfred Leick. GPS Satellite Surveying- Orono-Maine, 1995. . GIẢI PHÁP HỢP LÝ KHI CHUYỂN TRỤC LÊN CAO TRONG THI CÔNG CÁC TÒA NHÀ CÓ CHIỀU CAO LỚN KS. LÊ VĂN HÙNG Viện KHCN Xây dựng 1. Tình hình xây dựng các tòa nhà có chiều cao lớn ở Việt Nam Trong. thế giới đã có các công trình có chiều cao lên tới 400-500m trong khi đó ở Việt Nam, chiều cao của các công trình mới chỉ khoảng 120m tương đương với tòa nhà 40 tầng. Điều đó nói lên rằng việc. chuyển các điểm lên sàn thi công bằng máy GPS; m dng - sai số đo khoảng cách khi hoàn nguyên; m d - sai số đo khoảng cách khi chuyển các điểm khống chế bên trong còn lại lên mặt sàn thi công;

Ngày đăng: 21/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w