Quan trắc môi trường không khí - Chương 2 pot

12 823 8
Quan trắc môi trường không khí - Chương 2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 10 Biện Văn Tranh CHƯƠNG II : CÁC NGUỒN VÀ TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Để nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm không khí chúng ta cần phải biết rõ tất cả các nguồn phát sinh ra chất ô nhiễm, các loại chất ô nhiễm và tác hại của chúng đối với môi trường, từ đó mới có thể đề xuất ra các giải pháp để giảm thiểu và xử lý ô nhiễm một cách có hiệu quả. 2.1 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ : 2.1.1/ Khái niệm về ô nhiễm không khí : Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất trước bất cứ một nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới động vật, thực vật, đến các môi trường xung quanh, các loại vật liệu và đến sức khỏe của con người. Không khí sạch là không khí của khí quyển khi chưa có sự tác động của con người. Gồm : Oxy : 20,91% Nitơ : 78,09% Argon : 0,93% CO 2 : 0,032% Ne : 0,02% He : 0,05% CH 4 , H 2 , CO … với hàm lượng rất ít Hơi nước : có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, quá trình phát tán, biến đổi và pha loãng chất ô nhiễm trong không khí. Ngoài ra, còn có các cấu tử dạng hạt lơ lửng, bụi, phấn hoa, vi khuẩn, virút, bào tử nấm … và mùi. Nguồn ô nhiễm Khí quyển Nguồn tiếp nhận Chất ô nhiễm Biến đổi 2.1.2/ Nguồn gây ô nhiễm không khí : Nguồn gây ô nhiễm không khí là nguồn sinh ra các chất ô nhiễm. Có 4 cách phân loại nguồn gây ô nhiễm không khí : ♦ Cách 1 : Dựa vào nguồn gốc phát sinh, chia nguồn ô nhiễm ra làm hai loại là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. a) Nguồn tự nhiên (thiên nhiên) : Nguồn tự nhiên là nguồn do các hiện tượng tự nhiên gây ra như : 9 Ô nhiễm do hoạt động của núi lửûa : Khi hoạt động, núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm như tro bụi, khí SO 2 , H 2 S và CH 4 , tác động môi trường của các đợt phun trào núi lửa là rất Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 11 Biện Văn Tranh nặng nề và lâu dài. 9 Ô nhiễm do bão cát : Hiện tượng bão cát thường xảy ở những vùng đất trơ và khô không được che phủ bởi thảm thực vật, đặc biệt là các vùng sa mạc. Gió mạnh bốc cát bụi từ những vùng hoang hóa, sa mạc và mang đi rất xa gây ô nhiễm bầu khí quyển trong một khu vực rộng lớn, ảnh hưởng đồng thời đến nhiều nước trong khu vực chòu tác động. Ví dụ : hiện tượng mưa bụi trong một phạm vi rộng lớn ở miền Nam nước Anh vào mùa hè 1968 là hậu quả của các đợt bão cát ở Bắc Phi (sa mạc Sahara) Ngoài việc gây ô nhiễm không khí, bão cát còn làm giảm tầm nhìn, từ đó có thể gây ra nhiều tác hại to lớn. Chỉ có mưa kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày mới gội sạch được bụi trong không khí do bão cát gây ra. 9 Ô nhiễm do cháy rừng : Nạn cháy rừng có thể xảy ra do các nguyên nhân tự nhiên như hạn hán kéo dài, khí hậu khô và nóng khắc nghiệt làm cho cỏ khô bò bốc cháy khi gặp tia lửa do có va chạm ngẫu nhiên, từ đó lan rộng ra thành đám cháy lớn. Tuy nhiên nạn cháy rừng rất dễ xảy ra do hoạt động vô ý thức và vụ lợi cá nhân của con người. Khi rừng bò cháy, nhiều chất độc hại bốc lên và lan toả ra một khu vực rộng lớn nhiều khi vượt ra khỏi biên giới của quốc gia có rừng bò cháy. Những chất độc hại đó là khói, tro bụi, các hydratcacbon không cháy, khí SO 2 , CO và NO x . Một số biện pháp phòng chống cháy rừng được áp dụng khá phổ biến là tạo ra các dải đất trống (không cây cối) giữa các khu rừng liền kề nhau. 9 Ô nhiễm do đại dương : Sương mù từ mặt biển bốc lên và bụi nước do sóng đập vào bờ được gió từ đại dương thổi vào đất liền có chứa nhiều tinh thể muối, chủ yếu là NaCl (khoảng 70%), còn lại là các chất MgCl 2 , CaCl 2 , KBr … Tổng khối lượng các tinh thể muối khoáng do đại dương bốc lên ước tính khoảng 2*10 9 t/năm. Nếu xem rằng lượng muối khoáng bốc vào khí quyển nói trên được phân bố đều trên một diện tích ăn sâu vào đất liền là 300km với tổng chiều dài của bờ biển trên trái đất khoảng 3*10 5 km thì lượng tinh thể muối lắng đọng trên mỗi km 2 vùng đất ven biển trong một ngày là khoảng 60kg. Loại ô nhiễm này đóng vai trò chủ yếu trong việc gây han rỉ vật liệu, phá hủy công trình xây dựng … 9 Ô nhiễm do thực vật : Ngoài tác dụng rất hữu ích – không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người thì thực vật cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể. Chất ô nhiễm do thực vật sản sinh ra và lan tỏa vào khí quyển là : ¾ Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi – các hydrocarbon. Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 12 Biện Văn Tranh ¾ Các bào tử thực vật, nấm mà nồng độ cực đại trong không khí thường có vào mùa hè (tháng 7 ,8). ¾ Phấn hoa có kích thước từ 10 - 50μm. Các chất ô nhiễm nói trên do thực vật tỏa ra ước tín khoảng 15t/km 2 .năm. Các chất này thường gây ra các bệnh dò ứng, bệnh đường hô hấp đối với cơ thể con người. 9 Ô nhiễm do các chất phóng xạ : Trong lòng đất có một số khoáng sản và quặng kim loại có khả năng phóng xạ. Cường độ phóng xạ càng mạnh càng gây nguy hiểm cho cuộc sống của con người khi những vật chất phóng xạ ấy có mặt trong môi trường không khí xung quanh. 9 Ô nhiễm có nguồn gốc từ vũ trụ : Có rất nhiều hạt vật chất nhỏ bé từ vũ trụ xâm nhập vào bầu khí quyển của trái đất một cách thường xuyên liên tục. Theo thống kê, hàng ngày trái đất nhận hàng ngàn tấn vật chất bé nhỏ, kích thước của chúng thay đổi từ vài micromet đến vài centimet. Nguồn gốc của các loại bụi vũ trụ này là từ các thiên thạch cũng như từ các đám mây hoàng đạo hoặc cũng có thể là từ chính Mặt trời. 9 Ô nhiễm do vi khuẩn – vi sinh vật : Trong không khí xung quanh chúng ta có rất nhiều vi khuẩn – vi sinh vật, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như nhà ga, cửa hàng, siêu thò … Các sản phẩm lên men và bò phân hủy là môi trường tốt cho sự phát triển của vi khuẩn – vi sinh vật. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là amoniac, mùn, CO 2 , CH 4 và sulfua. Các quá trình này thường sinh ra các mùi hôi thối không bền vững (do quá trình thối rữa). 9 Ngoài ra, các phản ứng hóa học giữa các khí trong tự nhiên cũng phát sinh chất ô nhiễm như các khí sulfat, nitrat, các loại muối axit cacbonic …. Tổng lượng tác nhân ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên thường rất lớn nhưng lại được phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới. Và thực tế là con người và động thực vật cũng đã quen với nồng độ các tác nhân này (nồng độ nền). b) Nguồn nhân tạo : Nguồn nhân tạo cũng khá đa dạng, chủ yếu là do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động công nghiệp (đây là 2 nguồn ô nhiễm chính ở đô thò), ngoài ra còn một phần nhỏ từ sinh hoạt của con người và hoạt động nông nghiệp. Hoạt động của con người một mặt tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người, mặt khác lại là nguồn gốc chính phát sinh ra các chất độc hại có tác động xấu đối với bản thân con người. Ở đây chúng ta đặc biệt quan tâm đến nguồn ô nhiễm nhân tạo này. Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 13 Biện Văn Tranh  Nguồn ô nhiễm giao thông vận tải : Sản sinh ra từ ống khói, ống xả của xe cộ, máy bay, tàu bè … chứa nhiều khí CO, NO 2 , NO , SO 2 , SO 3 , hạt bụi Pb, benzen và các dẫn xuất của benzen gây ung thư … Hoạt động giao thông vận tải sản sinh ra 2/3 khí CO 2 , 1/3 khí Hydrocacbon và nito oxit, đặc biệt còn gây ô nhiễm bụi đất đá, bụi độc hại như : bụi hơi chì và tàn khói. Khả năng khuếch tán của các chất ô nhiễm này phụ thuộc vào đòa hình và quy hoạch kiến trúc của các phố hai bên đường. Máy bay gây ô nhiễm bụi, hơi độc hại và tiếng ồn. Chất thải của máy bay khác với chất thải của khu công nghiệp là nó gây ra ở trên cao không bó hẹp trong một tiểu khu hay thành phố. Các máy bay siêu âm bay ở độ cao lớn thải ra khí Nitơ oxit gây nguy hiểm cho các phân tử Ozon trên thượng tầng khí quyển. Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm rất thấp, di động, số lượng lớn nên rất khó kiểm soát.  Nguồn ô nhiễm công nghiệp : 9 Do quá trình đốt nhiên liệu thải ra các chất độc qua ống khói. 9 Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Đặc điểm của nguồn thải từ các nhà máy là nồng độ chất độc hại rất cao và tập trung trong một không gian nhỏ. Mỗi ngành sản xuất có những chất ô nhiễm đặc trưng riêng của ngành đó. Ví dụ : - sản xuất giấy : bụi , thiết bò nấu dung dòch sulfit : khí SO 2 , SO 3 , … - sản xuất thủy tinh : lò nấu thủy tinh : bụi, NO x , SO 2 , … - nhà máy thuốc lá : bụi, mùi hôi và nicôtin …  Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt của con người : 9 Chủ yếu là bếp đun và lò sưởi sử dụng nhiên liệu than đá, củi, dầu hỏa và khí đốt, nhưng nhìn chung nguồn này nhỏ chỉ gây ô nhiễm cục bộ. 9 Ngoài ra , việc hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, có hại đến sức khỏe do tạo ra các chất độc như : axeton, nêphanil, nicotin … và nhiều chất gây ung thư. 9 Cống rãnh, môi trường nước mặt bò ô nhiễm, bốc hơi hay phân hủy tạo ra các khí gây mùi hôi như : H 2 S , NH 3 , CH 4 … Khí thoát ra từ các hố xí. 9 Các công trình xây dựng, khai thác đá gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Nhìn chung các nguồn ô nhiễm này là nhỏ nhưng lại gây ra ô nhiễm cục bộ trong một nhà hay trong một phòng.  Nguồn ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp : Hoạt động nông nghiệp tạo ra 15% tổng số các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như : Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 14 Biện Văn Tranh + CO 2 tạo ra do quá trình đốt rừng làm rẫy, do hỏa hoạn. + CH 4 sinh ra từ các cánh đồng ẩm ướt hay từ các quá trình phân giải yếm khí chất hữu cơ như : mùn, phân gia súc … Ø Nhận xét : Về khối lượng tuy nguồn ô nhiễm nhân tạo ít hơn nguồn ô nhiễm tự nhiên nhưng lại độc hại hơn rất nhiều do thải ra nhiều chất độc hại hơn và lại ở gần khu dân cư nơi có mật độ dân số đông. ♦ Cách 2 : Dựa vào tính chất hoạt động, gồm 3 nhóm : + Nguồn phát thải liên tục + Nguồn phát thải gián đoạn (không liên tục) + Nguồn phát thải thất thường ♦ Cách 3 : Dựa vào vò trí thải, có 2 loại : + Nguồn cố đònh : quá trình công nghiệp , sinh hoạt, tự nhiên … + Nguồn di động (giao thông vận tải), gồm : - Nguồn đường (nguồn tuyến) : xe cộ , tàu … - Nguồn vùng : gồm nhiều nguồn tuyến giao nhau : sân bay, cảng biển, thành phố … ♦ Cách 4 : Dựa vào mô hình tính toán, có 3 loại : + Về độ cao : - Nguồn thấp : dây chuyền sản xuất công nghệ, hệ thống thông gió … - Nguồn cao : ống khói cao + Về mặt hình thể : - Nguồn điểm : 1 ống khói,1 nhà máy,1bể xi mạ … - Nguồn đường : đường giao thông có mật độ xe chạy lớn, cửa mái thông gió tự nhiên tương đối dài … - Nguồn mặt : sự bay bụi từ bể than, sự bốc hơi chất độc hại từ bể chứa hóa chất có kích thước lớn … - Nguồn không gian : là phạm vi bóng khí động sau công trình bò nhiễm bẩn. + Về phương diện nhiệt : - Nguồn nóng : ống khói của lò nung, lò sấy … - Nguồn nguội : ống khói từ các quá trình hóa học của công nghệ sản xuất 2.2 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TÁC HẠI CỦA CHÚNG : 2.2.1/ Các chất gây ô nhiễm không khí : Bất kỳ một chất nào ở dạng khí, lỏng hay rắn khi thải vào môi trường không khí với nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động của con Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 15 Biện Văn Tranh người, động – thực vật, đến các bề mặt và cảnh quan môi trường đều được gọi là chất gây ô nhiễm không khí. Phân loại chất gây ô nhiễm không khí : có 3 cách Cách 1 : Dựa vào nguồn gốc phát sinh người ta chia chất ô nhiễm ra làm hai loại :  Chất ô nhiễm sơ cấp : là chất ô nhiễm sinh ra trực tiếp tại nguồn. Ví dụ : + đốt dầu DO, FO sinh ra khí SO 2 , SO 3 , CO, CO 2 , NO 2 , H.C, aldehyte, bụi… + xi mạ : hơi của các dung dòch mạ bay ra từ bể mạ  Chất ô nhiễm thứ cấp : là chất ô nhiễm sinh ra do quá trình biến đổi hóa học giữa các chất ô nhiễm sơ cấp với nhau hoặc giữa các chất ô nhiễm sơ cấp với các chất ô nhiễm có sẵn trong khí quyển. Ví dụ : SO 2 + H 2 O → H 2 SO 3 : chất ô nhiễm thứ cấp (đốt dầu) (hơi nước trong không khí) Tóm lại : + đo đạc lấy mẫu tại nguồn : chất ô nhiễm sơ cấp + đo đạc lấy mẫu trong không khí : chất ô nhiễm thứ cấp Cách 2 : Dựa vào trạng thái vật lý, có 3 loại : - Chất ô nhiễm ở dạng rắn : bụi, khói … - Chất ô nhiễm ở dạng hơi (lỏng) : hơi dung môi hữu cơ, hơi acid (xi mạ)… - Chất ô nhiễm ở dạng khí : khí vô cơ, khí hữu cơ … Cách 3 : Dựa vào kích thước, có 2 loại : - Phân tử : khí - Hạt : + Bụi (dust) : do va đập : kích thước tương đối lớn + Khói (smoke) : do quá trình đốt cháy : kích thước nhỏ hơn + Sương mù (smog) : do chất lỏng ngưng tụ + Khói nhạt (fumes) : do ngưng tụ của phân tử rắn ( hơi chì, hơi kim loại… ) Các chất ô nhiễm chính trong môi trường không khí : 9 Các loại khí : NO , NO 2 , N 2 O , SO 2 , SO 3 , CO , H 2 S , các loại khí halogen : Cl 2 , Br 2 , I 2 … 9 Các hợp chất Flo 9 Các chất tổng hợp ét xăng (acetic , acid ete …) 9 Các loại bụi nhẹ lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa … 9 Các loại bụi nặng như bụi đất, đá, bụi kim loại : đồng, chì, sắt, kẽm … 9 Các loại khí quang hóa như : ozon, FAN, NO x , aldehyte … Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 16 Biện Văn Tranh 9 Chất thải phóng xạ 2.2.2/ Tác hại của các chất gây ô nhiễm không khí : Hiện nay nhận thức của con người về phạm vi tác động của chất ô nhiễm không khí là còn rất ít ỏi. 2.2.2.1) Tác hại đối với thời tiết, khí hậu : Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ gây ảnh hưởng xấu đối với khí hậu khu vực mà còn ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.  nh hưởng đến khí hậu toàn cầu : - Hiệu ứng nhà kính : Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khí hậu thế giới là sự cân bằng nhiệt của trái đất. Các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mây, mưa… phần lớn phụ thuộc vào quỹ nhiệt này. Con người đã tác động đến sự cân bằng nhiệt này của trái đất qua việc thải khí CO 2 (nhất là từ các quá trình đốt nhiên liệu) và các sol khí vào khí quyển. Khí CO 2 gần như trong suốt với ánh sáng trông thấy nhưng lại là chất hấp thụ rất mạnh và phản phát xạ bức xạ hồng ngoại. Vì vậy, sự tích lũy khí CO 2 tăng lên trong khí quyển gây tăng nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu, do nhiều bức xạ nhiệt từ trái đất được giữ lại. Điều này làm tăng nhiệt độ trái đất lên một cách lâu dài. Nhiệt độ trái đất tăng làm tan lớp băng ở hai cực, làm dâng mực nước biển, gây bão lụt ở một số vùng này và hạn hán nóng khô ở một số vùng khác, các thành phố đồng bằng có bờ biển thấp sẽ chìm dưới nước. Nhiệt độ trái đất tăng làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh hóa, gây nên sự mất cân bằng về lượng và chất trong cơ thể sống; làm giảm khả năng hòa tan của khí CO 2 trong nước biển. Lượng CO 2 trong khí quyển tăng, gây mất cân bằng khí CO 2 giữa khí quyển và đại dương, làm dòch chuyển các vùng sinh thái trên trái đất – các loài cá chuyển xuống sống tại các vùng nước sâu hơn để tránh sự tăng nhiệt độ bề mặt. Bên cạnh CO 2 còn có một số khí khác gây hiệu ứng nhà kính như khí NO x , CH 4 và CFC. - Suy giảm tầng Ozon : Tầng Ozon tập trung nhiều nhất ở tầng bình lưu được xem là cái ô bảo vệ con người, thế giới động - thực vật tránh khỏi tai họa do bức xạ tia tử ngoại của mặt trời gây ra, nó giữ vai trò quan trọng đối với khí hậu và sinh thái của trái đất. Các nhà khoa học đã báo động về sự suy giảm đến 40% nồng độ Ozon ở các Cực trái đất (nhất là Nam Cực). Các nguyên nhân có thể dẫn ra như sau : 9 Do sử dụng chất frêon, dẫn xuất của halogen với mêtan, êtan như ClFCH 2 , Cl 2 FC … Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 17 Biện Văn Tranh Frêon được dùng nhiều trong kỹ thuật và đời sống (chất tải lạnh, dung môi mỹ phẩm, sơn, tẩy rửa…) chúng là khí trơ đối với các phản ứng hóa học thông thường. Khi thải vào tầng đối lưu, chúng khuếch tán chậm sang tầng bình lưu. Dưới tác dụng của các tia tử ngoại, chúng phân ly và giải phóng các nguyên tử Clo. Điều đáng sợ là mỗi một nguyên tử Clo có thể phản ứng dây chuyền với hàng trăm ngàn phân tử Ozon biến Ozon thành Oxy. 9 Nguyên nhân quan trọng thứ 2 là do các khí sinh ra bởi các hoạt động nhân tạo như CO, CH 4 , NO x và khói quang hóa. Chúng tham gia phản ứng với các gốc tồn tại ở tầng bình lưu, trở thành chất hoạt hóa và góp phần phân hủy Ozon. Ví dụ : các máy bay phản lực siêu âm bay ở độ cao lớn thải ra nhiều khí NO x cũng thúc đẩy quá trình làm thủng tầng Ozon. Tầng Ozon suy giảm làm cho một lượng lớn bức xạ xâm nhập vào mặt đất gây hủy hoại mắt, ung thu da, tổn hại đến sinh vật. Tiêm chủng một số bệnh trở nên ít tác dụng. Khi bức xạ tia cực tím tăng sẽ xúc tác mạnh các phản ứng hóa học ở tầng khí quyển thấp, làm tăng sương mù và mưa axit, dẫn đến hậu quả tăng bệnh đường hô hấp, thực vật phát triển chậm. - Mưa axit : Rất nhiều nguồn ô nhiễm tự nhiên hoặc nhân tạo đưa vào khí quyển những khí mang tính axit như SO 2 , NOx , HCl … Những khí này dễ dàng hòa tan trong nước, trong quá trình tạo mưa, chúng phản ứng với hơi nước trong khí quyển sinh ra axit H 2 SO 3 , H 2 SO 4 , HNO 3 , HCl … làm mưa có tính axit. Mưa axít làm tăng độ axit của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hại đối với thủy sinh vật, con người và động vật, làm hỏng nhà cửa, cầu cống … Mưa axit làm tăng khả năng hòa tan của một số kim loại độc hại và sẽ rất nguy hiểm nếu chúng đi vào nguồn thực phẩm. Tác hại của mưa axit có tính đa quốc gia, vd : rừng và mùa màng ở Canada bò tàn phá bởi mưa axit do chất thải ô nhiễm từ các khu công nghiệp Bắc Mỹ, hay ô nhiễm không khí ở Anh gây ra mưa axit ở Thụy Điển do sự vận chuyển chất ô nhiễm từ chỗ này sang chỗ khác bởi gió và các yếu tố khí tượng.  nh hưởng đến khí hậu vùng thành phố : - Sương mù : Các vùng đô thò thường có sương mù kéo dài hơn so với các vùng nông thôn vì ở đây có sẵn các hạt nhân ngưng tụ. Sương mù tăng làm giảm sự chiếu nắng, gây trở ngại cho giao thông và giảm sự thông gió của một vùng. - Lượng mưa : Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 18 Biện Văn Tranh Khí quyển vùng thành phố chứa nhiều chất ô nhiễm, đặc biệt là những hạt mòn khác nhau đóng vai trò là các hạt nhân ngưng tụ, do đó lượng mưa trong và xung quanh các thành phố tăng lên đáng kể do hiện tượng ô nhiễm không khí. - Sự chiếu nắng : Hầu hết ở các thành phố, lượng bụi hạt nhiều đã làm giảm đáng kể năng lượng mặt trời đi tới so với các vùng nông thôn. Điều này ảnh hưởng tới các quá trình quang hợp và sự phân bố động – thực vật, sự phong hóa vật liệu và sức khỏe con người. - Tầm nhìn : Sự giảm tầm nhìn là một trong những ảnh hưởng phổ biến nhất của hiện tượng ô nhiễm không khí mà một người bình thường có thể nhận ra được. Tầm nhìn bò giảm tạo ra một gánh nặng kinh tế cho nhiều cộng đồng, tác động xấu đến giao thông vận tải (làm chậm số lần cất cánh và hạ cánh tại sân bay), dễ gây tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và của. 2.2.2.2) Tác hại đối với con người : nh hưởng của chất ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người là vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm. Các chất ô nhiễm không khí đi vào cơ thể con người qua đường hô hấp. Các hạt có kích thước lớn hơn 5 μm bò loại trong phần trên của hệ hô hấp (mũi và khí quản). Các hạt bé hơn có thể xâm nhập vào phổi gây ra các chứng bệnh kinh niên như ung thư, viêm phổi, hen suyễn, khí thủng phổi, bệnh ngoài da … Một số chất ô nhiễm cùng gây những ảnh hưởng giống nhau như SO 2 và HCHO đều làm cản trở đường dẫn khí trong phần trên đường hô hấp , cả CO lẫn NO 2 đều ngăn trở sự vận chuyển Hêmoglobin. Nên khi cùng có mặt trong môi trường không khí chúng sẽ gây nên tác động mạnh hơn. Khi tiếp xúc với các chất ô nhiễm thì con người sẽ bò ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, có thể gây ra những bệnh ảnh hưởng đến mắt, đường hô hấp, hệ thần kinh, da … và có khi nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời chất ô nhiễm cũng gây ra các ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của con người (sinh quái thai, dò tật), làm giảm khả năng lao động, gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghó ngơi của con người. Tác hại của một số chất ô nhiễm đối với con người như : - Bụi có thể gây bệnh ung thư phổi, viêm phổi, hen suyễn, khí thủng phổi … - CO, NO 2 ngăn trở sự vận chuyển oxy của hemôglobin, - CO 2 : có thể gây chết người và gây bệnh về tim, phổi … 2.2.2.3) Tác hại đối với động vật : Các chất ô nhiễm có thể gây bệnh, dòch bệnh, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và đời sống của động vật. Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 19 Biện Văn Tranh Một số chất như florua, asen, môlipđen, chì, kẽm … khi bay hơi vào trong khí quyển gây ra chứng nhiễm độc kinh niên cho động vật. Ngoài những ảnh hưởng nguy hại do hít thở phải không khí ô nhiễm, động vật còn có thể bò suy yếu do ăn phải thức ăn bò nhiễm bẩn bởi sự tích tụ các chất ô nhiễm không khí. Hầu hết các chất ô nhiễm không khí đều ở dạng khói, cùng với thời gian chúng sẽ có mặt trong đất, nước, thậm chí cả trong thức ăn. Ngoài ra động vật còn có thể bò bệnh do virút, nấm lan truyền trong môi trường không khí. Các chất có tác động nguy hại đến con người thì cũng có tác động nguy hại lên động vật. Tính nhạy cảm của động vật đối với các chất ô nhiễm cao hơn con người rất nhiều, một thay đổi nhỏ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến động vật. 2.2.2.4) Tác hại đối với thực vật : Hầu hết các chất ô nhiễm không khí đều có tác đôïng xấu đối với thực vật, làm giảm khả năng quang hợp của cây do cây bò cháy lá, khô lá do đó làm giảm năng suất cây trồng, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. nh hưởng của các chất ô nhiễm không khí lên thực vật, ở mức tác hại cấp tính : gây ra sự chết hoại trong lá, tất cả các mô bò chết, cả phía trên và phía dưới bề mặt lá, làm khô lá, cháy mép lá. Khác với tác hại cấp, tác hại mãn tính là kết quả của quá trình tác động lâu dài của chất ô nhiễm ở nồng độ thấp, tác động này thường xuyên làm thay đổi màu lá hoặc làm lá bò úa vàng bởi sự phá hoại chất diệp lục. Tổn hại sắc tố : là chứng làm cho lá nâu đen, đen, đỏ tía hay xuất hiện đỏ lốm đốm. Tác hại đến sự phát triển : có thể nhận thấy qua + Sự kìm hãm khả năng phát triển của cây : các chồi non bò cản trở không nảy chồi được, làm cho chúng bò xoắn lại, rục rũ, hoặc còi cọc, lá bò rụng và hoa nở thì cũng chóng tàn. + Kích thích sự phát triển của cây : làm lá phát triển quá nhanh và do đó làm cho phiến lá bò xoắn lại. 2.2.2.5) Tác hại đối với các loại vật liệu : Một số chất ô nhiễm khi tiếp xúc với các thiết bò, công trình, đồ vật bằng kim loại trong không khí thường gây các hiện tượng ăn mòn, lắng đọng, phản ứng hóa học trực tiếp, gián tiếp … làm phá hoại các vật liệu, làm giảm tuổi thọ của công trình, làm thiết bò chóng hư hỏng nhất là trong môi trường không khí ẩm. Ví dụ : + CO 2 : phá hoại đá dùng trong xây dựng CO 2 + H 2 O H 2 CO 3 + SO 2 : làm mất màu các tác phẩm hội họa + máy bay siêu âm gây ô nhiễm tiếng ồn làm vỡ kính… [...]... lý và duy trì môi trường không khí sao cho môi trường không khí có thể tiếp tục phù hợp với con người và các giống loài khác trong hệ sinh thái Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí bao gồm : + Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh + Tiêu chuẩn chất lượng nguồn thải Đây chính là cơ sở pháp lý để nhà nước và nhân dân kiểm tra, kiểm soát môi trường, xử lý vi phạm môi trường và đánh... động môi trường … Bất cứ một cơ sở sản xuất nào hay một nguồn thải ô nhiễm nào cũng đều phải đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn này 2. 3.1/ Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh : http://www.ebook.edu.vn Trang 20 Biện Văn Tranh Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí Được áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh...Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí Nếu không khí không chứa ẩm thì sự ăn mòn rất ít, ngay cả trong môi trường biï ô nhiễm trầm trọng nhất Mỗi kim loại có một độ ẩm không khí giới hạn, nếu vượt quá giới hạn này thì tốc độ ăn mòn sẽ tăng lên rất mãnh liệt Ví dụ : + trong khí quyển có chứa SO2 thì độ ẩm giới hạn của nhôm là 80%, của niken là 70% + khí SO2 không có tính ăn mòn kim... các tiêu chuẩn chất lượng môi trường Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là nồng độ giới hạn hoặc tối đa của các chất ô nhiễm cho phép trong môi trường xung quanh hoặc được phép thải ra môi trường Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí là những quy luật và nguyên tắc hay những số đo về chất lượng không khí được thiết lập bởi các nhà chuyên môn và được sự ủng hộ của các cơ quan chức năng Tiêu chuẩn... của chất độc hại trong không khí mà không gây tác hại đối với con người và trò số trung bình lớn nhất cho phép cũng chính là trò số mà khi con người sống thường xuyên lâu dài trong điều kiện đó vẫn không xảy ra sự biến đổi bất kỳ một bệnh lý nào trong cơ thể Tiêu chuẩn này quy đònh các thông số cơ bản trong môi trường không khí xung quanh là bụi, CO, NO2, SO2 ,O3 và chì 2. 3 .2/ Tiêu chuẩn chất lượng... cư, thực vật, động vật 2. 3.3/ Cộng tác dụng của nhiều chất ô nhiễm trong môi trường không khí : Thực tế, mỗi nhà máy thải ra đồng thời nhiều chất ô nhiễm độc hại khác nhau Nếu các chất ô nhiễm này có tác dụng độc lập với nhau thì tác dụng chung của chúng là : A= C C1 C2 + + + n ≤ 1 C1 f C2 f C nf Trong đó : C1 , C2, … Cn : nồng độ thực tế của các chất độc trong không khí C1f , C2f , … C3f : trò số giới... các chất trong thành phần khí thải trước khi thải vào môi trường không khí chung quanh Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn về đại lượng giới hạn cho phép thải – là trò số mà chất thải độc hại do nguồn đó gây ra tổng hợp với các nguồn của các xí nghiệp công nghiệp khác trong thành phố, có xét đến sự phát triển mở rộng sản xuất và sự khuyếch tán chất độc hại trong không khí sao cho không vượt quá nồng độ giới... tiền để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường Chi phí để bảo vệ thiết bò, nhà cửa, làm sạch thực phẩm, nước uống, bảo vệ sức khỏe con người … cũng như những thiệt hại kinh tế do công nhân nghó ốm, do lãng phí nguyên nhiên liệu … là rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian 2. 3 TIÊU CHUẨN CHẤT LƯNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ : Để giữ gìn môi trường trong lành, các tổ chức quốc tế và nhiều... khô, nếu thời tiết ẩm thì SO2 tác dụng với nước tạo thành axit là chất ăn mòn rất mạnh Gió cũng là nhân tố góp phần gây hại, gió làm cho các hạt bụi trong khí quyển chuyển động với tốc độ cao làm mài mòn bề mặt các công trình xây dựng Nhiệt độ, ánh sáng mặt trời cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm giảm giá trò vật chất 2. 2 .2. 6) Tác hại về mặt kinh tế : Các chất ô nhiễm không khí đã gây ra những thiệt... tương ứng theo tiêu chuẩn của nhà nước (TCVN) Nếu các chất ô nhiễm khi tác động đồng thời có tác dụng lớn hơn tổng các tác động riêng lẻ thì A < 0 ,2 – 0,5 Nếu các chất ô nhiễm làm giảm tác dụng của nhau thì có thể lấy A > 1 http://www.ebook.edu.vn Trang 21 Biện Văn Tranh . Các chất ô nhiễm chính trong môi trường không khí : 9 Các loại khí : NO , NO 2 , N 2 O , SO 2 , SO 3 , CO , H 2 S , các loại khí halogen : Cl 2 , Br 2 , I 2 … 9 Các hợp chất Flo 9 Các. nhiễm không khí là còn rất ít ỏi. 2. 2 .2. 1) Tác hại đối với thời tiết, khí hậu : Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ gây ảnh hưởng xấu đối với khí hậu khu vực mà còn ảnh hưởng đến khí hậu. cả hai tiêu chuẩn này. 2. 3.1/ Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh : Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí http://www.ebook.edu.vn Trang 21 Biện Văn Tranh Được

Ngày đăng: 21/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan