1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số phương pháp dạy ngữ âm- từ vựng để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng

27 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Mục tiêu này được khẳng định về độ quan trọng trong nhiều văn bản, trong các lớp tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy ngoại ngữ nhằm “rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực t

Trang 1

học là kỹ năng sản sinh thông qua nói, viết Theo quan điểm biên soạn của chương

trình, sách tiếng Anh chú trọng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nhất là kỹ năng giao tiếp, lấy giao tiếp là sản phẩm đích, tiếng Anh là ngôn ngữ đích (target language) của quá trình giáo dục Mục tiêu này được khẳng định về độ quan trọng trong nhiều văn bản, trong các lớp tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy

ngoại ngữ nhằm “rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” (Trích: Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD ĐT ngày 05/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT

về Đổi mới phương pháp dạy học chương trình giáo dục phổ thông)

Tuy nhiên giữa l ý thuyết về dạy kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp và khả năng vận dụng tiếng Anh vào giao tiếp của học sinh Việt Nam nói chung và học sinh tỉnh Lai Châu nói riêng là một vấn đề còn nhiều hạn chế Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng việc dạy ngữ âm, nhất là trọng âm của từ, ngữ điệu của câu, kết hợp đưa

từ vựng - ngữ pháp với ngữ âm - ngữ điệu vào trong giao tiếp không chỉ của học sinh mà cả đội ngũ giáo viên còn yếu Thực trạng này có thể thấy rõ ở trường THPT Than Uyên, nơi tôi đã gắn bó hơn mười năm Đa số học sinh yếu về ngữ pháp, lười học từ vựng, cấu trúc, ngại sử dụng tiếng Anh trên lớp dẫn tới kết quả học tập nói chung và điểm kiểm tra các nội dung về từ vựng, kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ còn thấp

Trang 2

Ý thức được nguyên nhân của kết quả này, với sự tâm huyết của mình dành cho nghề giáo cùng tình yêu với phân môn Tiếng Anh, tôi muốn dần dần hình thành cho học sinh của mình thói quen, kỹ năng học và sự tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là khi các em có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài Điều này lôi cuốn tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài

mình đã thực hiện năm 2011 với tiêu đề Một số phương pháp dạy Ngữ âm- từ vựng

để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh trường THPT Than Uyên

II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi tôi đưa vào nghiên cứu trong đề tài này được thực hiện trong năm học 2012 -2013 với học sinh trường THPT Than Uyên, nơi mà môi trường sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp gần như không có, cơ hội tiếp xúc và sử dụng Anh ngữ với người bản địa rất ít, bên cạnh đó kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn cả là tâm l ý ngại giao tiếp làm cho việc đưa tiếng Anh vào thực tế còn nhiều hạn chế Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học đồng thời làm cho mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp khó có thể thực hiện được

Đề tài này có thể được triển khai áp dụng cho cả các trường THPT và THCS trong toàn tỉnh

Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài nhằm chỉ ra một số phương pháp dạy ngữ âm- từ vựng giúp phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh trường trung học phổ thông Than Uyên

III Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp giúp học sinh vận dụng kiến thức ngữ pháp, từ vựng - ngữ âm vào trong giao tiếp thông thường, từ đó hình thành

kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp cho bản thân, giúp các em dần nâng cao kết quả học tập và cải thiện điểm thi trong phần ngôn ngữ giao tiếp nói riêng và điểm toàn bài thi tốt nghiệp nói chung Đồng thời tôi cũng mong muốn được trao đổi, chia sẻ một vài phương pháp về hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh với các bạn đồng nghiệp

Trang 3

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Trước đây đã có một số đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của các tác giả trong

và ngoài tỉnh nghiên cứu về phương pháp dạy ngữ âm, từ vựng hoặc phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh Tuy nhiên hầu hết các sáng kiến kinh nghiệm này mới chỉ đề cập đến một lĩnh vực riêng lẻ là ngữ âm, từ vựng hoặc kỹ năng giao tiếp và cũng chưa đưa ra được nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình giảng dạy Để tích hợp các nội dung và khắc phục những hạn chế trên, đề tài của tôi đã tóm lược lý thuyết về sử dụng ngữ âm – từ vựng trong việc dạy nói, tăng cường các thủ thuật dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp Đề tài đồng thời cũng khái quát sơ qua về ba mức độ thường gặp trong nghĩa của từ (Positive & Negative meaning, Neutral), cách cơ bản trong việc nhấn trọng âm của câu để giúp học sinh có những nhận biết ban đầu về cách chọn mức độ dùng từ và

sử dụng trọng âm, ngữ điệu câu trong giao tiếp một cách có hiệu quả Đặc biệt, đề tài chỉ rõ một số phương pháp kết hợp dạy ngữ âm – từ vựng để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, đây là một trong những mảng kiến thức khó và phức tạp

Đó là điểm mới của đề tài so với những nghiên cứu trước đây, đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Than Uyên

Trang 4

đó nó có phạm vi sử dụng rộng khắp thế giới Xu hướng dạy tiếng Anh hiện nay là nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho người học (communicative competence) Vì thế, nếu học sinh chỉ mới có kiến thức nền về ngữ pháp (grammatical) và từ vựng (lexical) thì cũng chưa chắc đã có kỹ năng tốt

về sử dụng kiến thức đó trong giao tiếp vì giao tiếp đòi hỏi con người phải có thêm năng lực về sử dụng ngôn ngữ (linguistic competence) Ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm thanh Con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ hình thức vật chất này Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ Nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh và hình thức

âm thanh của ngôn ngữ được gọi là ngữ âm, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ

“Ngữ âm” là âm thanh do bộ máy phát âm của con người tạo ra có thể biểu đạt một ý nghĩa nhất định nào đó, không thể xem ngữ âm là vật chất tự nhiên thuần tuý Ngữ âm là hệ thống ký hiệu ghi lại hoạt động tư duy một cách trực tiếp

“Từ vựng” (lexicology) được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ Các bộ môn từ vựng học, ngữ âm học, và ngữ pháp học là những bộ môn tương đối độc lập Tuy vậy, chúng không tách biệt nhau hoàn toàn mà vẫn có liên quan đến nhau

“Giao tiếp” là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ giữa người với người nhằm hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện công việc giao tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau: giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với một nhóm người Có thể nói, giao tiếp là cầu nối gắn kết các mối quan hệ

Trang 5

“Kỹ năng giao tiếp” là một tập hợp các quy tắc, cách đối đáp, ứng xử trong thực tế sinh hoạt hàng ngày giúp con người đạt được hiệu quả nhất định trong một cuộc nói chuyện, từ đó có thể khẳng định thiếu kỹ năng này, giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn

Từ l ý luận trên ta thấy có mối quan hệ giữa ngữ âm và từ vựng, giữa ngôn ngữ và giao tiếp Ngữ âm và từ vựng giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển hơn, ngôn ngữ giúp cho việc giao tiếp dễ dàng hơn, giao tiếp nhiều giúp sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn Do đó, học ngoại ngữ là học cách nói ngôn ngữ đó, biến

nó trở thành ngôn ngữ sống, sử dụng nó một cách tự nhiên (native) và tự động (automatic)

II Thực trạng của vấn đề

Thông thường khi dạy ngoại ngữ, giáo viên thường chú trọng dạy ngữ pháp, cấu trúc rồi đến từ vựng Tuy nhiên, ngữ pháp không phải là kết quả cuối cùng của quá trình học ngôn ngữ mà ngữ pháp là công cụ giúp người học giao tiếp hiệu quả hơn Vì thế, trong cả các tiết dạy kỹ năng nói bao giờ cũng có phần dành cho việc dạy nhanh các cấu trúc ngữ pháp, giới thiệu từ vựng phục vụ cho bài học Song trong thực tế, giữa tiếng Anh nói (spoken English) và tiếng Anh viết (written English) có khá nhiều khác biệt Tiếng Anh viết đòi hỏi sự chính xác về mặt câu

từ, cấu trúc, trái lại tiếng Anh nói đặc biệt là tiếng Anh trong giao tiếp cần sự linh hoạt, gần gũi trong ngôn từ

Thực tế, trong quá trình học ngoại ngữ, học sinh chú trọng vào học ngữ pháp

vì chủ yếu các bài kiểm tra đòi hỏi việc vận dụng ngữ pháp, các bài thi không có hoặc gần đây có rất ít các bài tập yêu cầu sử dụng ngôn ngữ giao tiếp dẫn tới việc học tiếng Anh và vận dụng nó vào thực tế sử dụng chưa được cả giáo viên và học sinh chú trọng kết quả là lâu dần các em mất đi khả năng giao tiếp Để đánh giá cụ thể chất lượng học tập của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi

đã thực hiện ba bài kiểm tra khảo sát đầu năm ở lớp 10A1 và 12A1 với 54 học

sinh, kết quả thu được như sau: (Các phần kiểm tra được quy ra thang điểm 10)

Trang 6

Trước khi áp dụng SKKN Kiến thức

kiểm tra

HS đạt điểm 9-10

HS đạt điểm 7-8

HS đạt điểm 5-6

HS đạt điểm 3-4

HS đạt điểm 0-2

Số học sinh đạt điểm từ 5 trở lên

- Nguyên nhân khách quan:

+ Môi trường sống, môi trường học tập không tạo ra động lực phải giao tiếp bằng Anh ngữ

+ Cơ hội để tiếp xúc và sử dụng Tiếng Anh với người nước ngoài ít hoặc thậm chí không có dẫn tới sự mai một về kiến thức giao tiếp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Hầu hết học sinh kiến thức ngữ pháp yếu, không hệ thống, từ vựng không

đủ để diễn đạt ý kiến

+ Các em thiếu kiến thức về giao tiếp Tiếng Anh thông dụng

+ Chưa mạnh dạn, còn rụt rè trong sử dụng Tiếng Anh ngay cả khi thực hành trên lớp với cô giáo và các bạn

+ Do phương pháp dạy ngữ âm, từ vựng, giao tiếp của giáo viên còn hạn chế Giáo viên chưa tạo được môi trường nói tiếng Anh cho học sinh nhất là trong các tiết học ngôn ngữ thể hiện qua một số việc cụ thể như: giáo viên sử dụng tiếng Việt nhiều trong quá trình giao tiếp trên lớp, chưa tạo thói quen nghe và nói các ngôn ngữ lớp học (Classroom languages) cho học sinh Bên cạnh đó, giáo viên

Trang 7

Từ những yếu tố trên cho thấy việc rèn kỹ năng nói và kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho học sinh là một vấn đề nan giải Song, trong một số nguyên nhân, giáo viên và học sinh có thể dần dần khắc phục, mà phần quyết định xuất phát từ người dạy Do đó, trong quá trình dạy học giáo viên phải thực hiện một số việc cần thiết với phân môn này đồng thời tích cực sáng tạo trong phương pháp và linh hoạt trong sử dụng phương pháp

III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Như đã trình bày ở trên, thực trạng về việc sử dụng tiếng Anh trong các tiết học kỹ năng nói riêng và trong giao tiếp nói chung còn nhiều tồn tại ở tất cả các bậc học Để cải thiện tình trạng này, tôi xin trình bày một số việc bản thân đã thực hiện và số thủ thuật kết hợp dạy từ vựng - ngữ âm trong dạy kỹ năng nói theo đường hướng giao tiếp

1 Tạo môi trường nói tiếng Anh trong lớp học:

Ngay từ buổi học đầu tiên, giáo viên cần tạo cho học sinh có được không khí của tiết học ngoại ngữ nhất là đối với học sinh đầu cấp thông qua cách chào hỏi, tự giới thiệu về bản thân Thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong giờ dạy, đặc biệt là khi đưa yêu cầu, nhận xét bài hoặc khen ngợi học sinh Tất nhiên việc sử dụng tiếng Việt để giảng giải là điều không thể loại trừ song cần cố gắng sử dụng Anh ngữ càng nhiều càng tốt nhưng ngôn ngữ sử dụng phải có tác dụng trong việc hiểu bài và ứng dụng thực tiễn của học sinh Nếu lần đầu nói, học sinh chưa hiểu, giáo viên có thể kết hợp song ngữ Anh- Việt, lặp lại điều này trong lần thứ 2, thứ 3 nhưng phải rèn cho học sinh ý thức nghe và nhớ vì cách học tốt nhất cho bất kỳ một ngoại ngữ nào là thông qua truyền khẩu Hãy hình thành cho học sinh thói quen sử dụng một số ngôn ngữ trong lớp học (classroom languages) Các ngôn ngữ

Trang 8

lớp học dưới đây giáo viên và học sinh có thể sử dụng thường xuyên trong tất cả các bài học

Things you might say to your teacher Things your teacher might say to you

- May I come in?/ May I go out?

- I’m sorry, I don’t understand

- Pardon?

- What does ”chair” mean?

- How do you say ”ghế ” in English?

- How do you spell that/ this word?

- How do you pronounce this word?

- It this correct?

- What is the past of ”go”?

- What do we have to do?

- Thank you/Thank so much

- Come in/ Go out, please

- Open you book at page 20

- Listen to me, please

- Answer my questions

- Make the questions

- Write the answers

- Work individually/in pairs/in groups

- Listen and repeat

- Copy this into your notebooks

- The homework is exercise 1, page 8

- Good!/ Very good! Well done!

Việc yêu cầu học sinh phải sử dụng các classroom languages sẽ tạo cho các

em thói quen và sự mạnh dạn khi nói tiếng Anh với cô giáo, tạo môi trường nói tiếng Anh trong lớp học và là động lực để các em khi đã quen thuộc với những câu này sẽ muốn biết thêm những câu giao tiếp khác để không chỉ thực hiện với giáo viên mà còn với bạn bè

2 Tạo không khí thân thiện, gần gũi trong lớp học:

Một trong những yếu tố giúp giờ học thành công là bầu không khí của lớp học Một tiết học không thể hiệu quả khi học sinh và giáo viên làm việc với sự căng thẳng, quá trang nghiêm, nhất là trong các tiết nói Do đó, trong mọi giờ học giáo viên luôn phải là người khơi được hứng thú muốn học, muốn giao tiếp cho học sinh Có một số nguyên tắc nên tuân theo trong dạy kỹ năng nói:

- Đừng căng thẳng, gò ép các em phải nói đúng như ý đồ giáo viên thiết kế Hãy để các em diễn đạt theo ý của mình, sau đó giáo viên nhận xét, góp ý

- Không ngắt lời khi học sinh đang trình bày một vấn đề, điều này làm cho các em giảm độ hứng thú và tập trung trong quá trình nói

Trang 9

3 Dạy từ vựng và giới thiệu các âm mang tính khái quát:

- Nội dung này nên áp dụng khi dạy cách phát âm một số nguyên âm ở các bài Language Focus

Ví dụ 1: Khi giới thiệu cách phát âm của âm /a/ trong Unit 2 – School talks:

Language Focus (Tiếng Anh 10), giáo viên có thể kết hợp với trò chơi Pyramid để huy động vốn từ của học sinh và qua đó giới thiệu cách dạng phát âm với nguyên

âm này Cách thực hiện: giáo viên đưa từ đầu tiên, yêu cầu học sinh đặt từ tiếp theo

với chữ cái đầu bắt đầu bằng “a” và từ ở dưới nhiều hơn từ trên 1 chữ cái

- “Kim tự tháp” (Pyramid) mà học sinh lớp 10A1 đã “xây” được như sau:

Trang 10

Qua kim tự tháp này, ngoài bổ sung từ vựng cho học sinh, giáo viên có thể

giới thiệu cách cách phát âm của nguyên âm “a” như / α /, / α: /, /ə / , /æ/ Giáo viên tiếp tục thay đổi chữ cái đầu khi giới thiệu các âm khác ở các tiết Language Focus khác trong chương trình

Ví dụ 2: Khi giới thiệu từ vựng kết hợp dạy cách phát âm của một số

nguyên âm, giáo viên có thể thiết kế trò chơi “A spelling stair” Trò chơi được thực

hiện như sau (áp dụng trong Unit 7- The mass media - Language Focus/ Tiếng Anh 10) Cách thực hiện: Giáo viên thiết kế hình thang, nêu luật chơi hoặc cho chữ cái

đầu của mỗi từ trong từng bậc thang, yêu cầu học sinh hoàn thiện

Trang 11

Tôi đã áp dụng bậc thang này khi giới thiệu cách phát âm các nguyên âm

/ei/ , /ai/ và âm /ɔi/ Để làm nổi bật âm trong từ mà mình muốn giới thiệu, giáo

viên đặt màu khác ở âm đó để học sinh dễ theo dõi Trong bài tiếp theo (Unit 9- Tiếng Anh 10 ) giáo viên có thể thiết kế lại bậc thang cho phù hợp với các nguyên

âm khác, hoặc thiết kế không nhằm mục đích dạy ngữ âm mà chỉ tập chung dạy từ vựng

Ví dụ 3: Cũng với dạng bài giới thiệu từ vựng kết hợp dạy cách phát âm của

một số từ có 2 nguyên âm liền nhau, giáo viên còn có thể áp dụng trò chơi “Add consonants” Trò chơi này thực hiện theo nhóm hoặc cả lớp đều có tác dụng rất tốt trong việc tạo hứng thú, khơi dạy vốn từ và khắc sâu cách phát âm của một số nguyên âm đôi Giáo viên đưa 2 chữ cái (là nguyên âm) yêu cầu học sinh bổ sung những chữ cái phụ âm cần thiết để tạo nên từ mới Ai viết được nhiều từ hơn là người chiến thắng

Trang 12

Minh họa 2:

Ví dụ 4: Một thủ thuật giới thiệu từ vựng- ngữ âm cho tổng hợp nguyên âm

đơn và đôi có thể được giáo viên đưa vào sử dụng cả chương trình 10, 11 là trò chơi “Angram”(Phép đảo chữ cái) Trò chơi này sử dụng những từ mà khi thay đổi trật tự chữ cái của chúng sẽ tạo ra từ mới Trò chơi có thể thực hiện theo đội, trong khoảng thời gian từ 1-2 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất theo quy định nêu

trên là đội chiến thắng (Áp dụng cho Unit 14- The World Cup- Tiếng Anh 10 và Unit 13- The 22 nd Sea Games- Tiếng Anh 12)

4 Dạy từ vựng kết hợp với dạy cách phát âm chuẩn xác:

- Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ khi giới thiệu một từ mới ngoài cách giới thiệu nghĩa, nhất thiết phải hướng dẫn học sinh cách đọc, lưu ý với học sinh một số trường hợp phát âm khác từ sẽ có nghĩa khác đi

Ví dụ: desert /'dezət/ - sa mạc và desert /di’:zət/ - món tráng miệng

(Unit 9 - Deserts - Tiếng Anh 12)

Trang 13

để hạn chế việc này Giáo viên có thể sử dụng thủ thuật “Vocabulary tree” cho bài

tập dạng huy động vốn từ (Hình minh họa H.1 phần phụ lục- Có thể thay thế và áp dụng linh hoạt cho các phần Writing trong Unit 8- Tiếng Anh 10, Unit 10 - Tiếng Anh 11 và Unit 14- Tiếng Anh 12 )

6 Để thực hiện việc dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, cần chú trọng dạy trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu của câu:

- Trong giao tiếp, trọng âm, ngữ điệu rất quan trọng trong việc biểu đạt cảm xúc, ý đồ của người nói Cùng một câu nhưng với ngữ điệu lên, hoặc trọng âm đặt vào từ khác sẽ hàm ý khác với câu có ngữ điệu xuống hoặc tập trung trọng âm vào

từ khác Nếu đối tượng học sinh khá, giáo viên có thể giới thiệu Hình thang

nguyên âm (Cardinal vowel) để học sinh nhận biết được khu vực đặt âm, độ cao

của âm, từ đó có thể bật âm chính xác trong các từ riêng lẻ

Ngày đăng: 20/07/2014, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w