KINH NGHIỆM xài máy TÍNH

2 253 1
KINH NGHIỆM xài máy TÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

kinh nghiệm sữ dụng máy tính bền

KINH NGHIỆM XÀI MÁY TÍNH Chăm sóc định kỳ cho máy tính Thường thì sau khi xài một thời gian, máy tính sẽ chạy chậm hơn so với lúc mới cài đặt. Lý do là các tập tin bị phân mảnh bởi quá trình ghi/ xóa dữ liệu trong khi làm việc. Ngoài ra, các ứng dụng khi chạy cũng sẽ “sản xuất” các tập tin rác, các thư mục tạm Vì vậy, các bạn sẽ thấy cho dù máy tính rất “xịn”, nếu không biết cách quản lý thì sau một thời gian sẽ chạy “ì ạch” so với một máy tính “hơi bị cũ” nhưng biết cach quản lý tốt. Để máy tính luôn chạy ổn định, nhanh và nhẹ nhàng, các bạn nên định kỳ (có thể mổi tháng một lần) làm những công việc sau cho máy tính của mình: 1. Chạy công cụ Defragement (chống phân mảnh) cho ổ đĩa cứng. 2. Chạy Disk Cleanup để xóa các tập tin thừa. Vào Start/Programs/Accessories/System Tools/Disk Cleanup. 3. Xóa các tập tin trong các thư mục Temp, Cookies, History, Tempoary Internet File. Cũng có thể xóa nhanh bằng cách vào Internet Options, ở tab General nhấn vào các nút Delete Cookies và Delete File ở phần Temporary Internet Files, nhấn nút Delete History ở mục History. 4. Xóa thư mục C:\ Window\Prefetch 5. Vào C:\Program File\Common Files tìm đến các thư mục của các chương trình chống Virus chẳng hạn C:\Program Files\Common Files\Symantec Shared, vào thư mục VirusDefs, xóa thư mục lưu các văn bản cập nhật cũ, chỉ chừa lại văn bản cập nhật mới nhất. 6. Với Window XP, bỏ luôn chức năng System Restore sẽ giúp giảm đến hàng trăm MB. Nhấp phải chuột vào My Computer, chọn Properties\System Restore , đánh dấu chọn vào Turn off System Restore on all drives (tắt chức năng phục hồi hệ thống trên các ổ đĩa), nhấn Apply và OK. 7. Remove (gở bỏ cài đặt) các ứng dụng không sử dụng. Sau khi gở bỏ, vào Registry (Star\Run, gõ lệnh Regedit\OK) tìm xóa các khóa còn sót lại của các chương trình vừa được gở bỏ cài đặt. Tuy nhiên đụng đến Registry khá nguy hiểm, cần cẩn thận và nên sao lưu Registry trước. 8. Để cài đặt các chương trình, các bạn nên cài lên một ổ đĩa khác ổ đĩa C. Các bạn có thể chia ổ cứng làm ba, ổ C cài Windows, Office và chương trình chống Virus, ổ D cài các ứng dụng và ổ E lưu dữ liệu. Làm như vậy việc khởi động Window sẽ nhanh và ổ C sẽ lâu bị phình to ra (do không cài thêm chương trình), lúc khởi động máy tính sẽ “đọc” ổ C nhanh hơn. 9. Khi thấy cài đặt Window và các chương trình đã đầy đủ, chạy ổn định thì nên tạo bản sao lưu cho ổ đĩa C và D. Có thể dùng Norton Ghost hay Power Quest Drive Image đều được. Các tập tin ảnh (Image) dùng để phục hồi nên sao lưu vào một thư mục riêng trên ổ đĩa E. Sau này lỡ như Window có lổi gì đó hay bị Vius thì có thể phục hồi nhanh chóng, không phải cài lại Window và các chương trình rất mất thời gian. 10. Những gì nén (Zip) được, các bạn cứ nén lại, nhất là các tập tin văn bản và hình ảnh. 11. Nếu không phải là nhân viên kỹ thuật đồ họa hay cần làm nhiều việc liên quan đến thiết kế hay đồ thị thì nên gỡ bỏ các font chữ không dùng đến. Chỉ cần lưu lại các font chữ thông dụng như VNI, Unicode (Arial, Tahoma ), các font hệ thống, font cơ bản khi cài Window. 12. Luôn chạy thường trú các chương trình diệt Virus, định kỳ cập nhật và cho quét vius trên các ổ đĩa. 13. Không cần cài đặt những chương trình có phiên bản mới nhất vì các chương trình càng mới càng đòi hỏi dung lượng trên đĩa cứng càng lớn. Tùy cấu hình máy tính và phiên bản Window mà các bạn nên cài các chương trình có phiên bản phù hợp. 14. Mở và tắt máy đúng “thủ tục”. Không nên tắt máy đột ngột bằng cách nhấn nút Power. Muốn tắt máy nên vào Star\Shut Down (Window 9x/ME/NT/ 2000) hay Turn Off Computer (Window XP). Làm đúng thủ tục sẽ không làm hỏng các tập tin khi Window đang chạy. Nếu làm sai thì mổi khi khởi động máy Window sẽ phải tốn thời gian chạy Scan Disk để tìm các tập tin bị lổi. 15. Nên tắt máy khi trời mưa lớn và có sấm sét, nhất là máy tính có kết nối Internet. Các vi mạch và các chíp xử lý trong các thiết bị máy tính rất nhạy với điện từ nên dể bị dòng điện từ của sấm sét làm hỏng, chẳng hạn cháy màn hình cháy Mainboard 16. Định kỳ làm vệ sinh cho máy tính như thổi bụi, lau chùi màn hình, bàn phím, chuột (lau sạch bi và các bánh xe bên trong). Kiểm tra dây điện và dây tín hiệu có gắn lõng hay bị chuột bọ cắn hay không. Tùy theo kinh nghiệm sử dụng máy tính mà mổi người sẽ có thêm nhiều điều để làm nữa. Những gì kể trên là những gì tối thiểu chúng ta nên làm để giữ gìn, quản lý máy tính của mình, giúp “nó” luôn chạy ở tình trạng tối ưu. . KINH NGHIỆM XÀI MÁY TÍNH Chăm sóc định kỳ cho máy tính Thường thì sau khi xài một thời gian, máy tính sẽ chạy chậm hơn so với lúc mới cài đặt bạn sẽ thấy cho dù máy tính rất “xịn”, nếu không biết cách quản lý thì sau một thời gian sẽ chạy “ì ạch” so với một máy tính “hơi bị cũ” nhưng biết cach quản lý tốt. Để máy tính luôn chạy ổn. không. Tùy theo kinh nghiệm sử dụng máy tính mà mổi người sẽ có thêm nhiều điều để làm nữa. Những gì kể trên là những gì tối thiểu chúng ta nên làm để giữ gìn, quản lý máy tính của mình, giúp

Ngày đăng: 19/07/2014, 16:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan