1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

khai quat van hoc VN tu dau the ki XX den CMT8-1984

19 526 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 I.. Khái niệm hiện đại hoá văn học Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung

Trang 1

Giáo viên thực hiện

Tr n Ng c Th ch ần Ngọc Thạch ọc Thạch ạch

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒA HỘI

Giáo viên thực hiện

Tr n Ng c Th ch ần Ngọc Thạch ọc Thạch ạch

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒA HỘI

Trang 2

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ

KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

I Đặc điểm cơ bản của văn học VN từ đầu

thể kỉ XX đến CMT8 năm 1945

1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá

a Khái niệm hiện đại hoá văn học

Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học

phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

Trang 3

Ví dụ:

Bút pháp nghệ thuật

“ Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý kiều là chị em là Thuý vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi ngưòi mỗi vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh…”

( Nguyễn Du )

“ Em đẹp lắm khi mày em nhíu lại Cặp mày xanh như rừng biếc chen cây

Em thảnh thơi như buổi sáng đầu ngày

Em mạnh mẽ như buổi chiều giữa hạ” ( Xuân Diệu )

Trang 4

Ví dụ

Đặc điểm Văn học trung đại Văn học hiện đại Bút pháp nghệ thuật Ước lệ, tượng trưng Bút pháp tả thực

Quan niệm văn học Văn chương chở đạo,

Thơ nói chí

Hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp

Quan niệm thẫm mỹ Hướng về cái đẹp trong

quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã

Hướng về cuộc sống hiện tại, đề cao vẻ đẹp con người trần thế

Đội ngũ sáng tác Các nhà Nho mang tính chuyên nghiệpCác nhà văn nghệ sĩ

Hình thức chữ viết Hán, Nôm Chữ quốc ngữ

Trang 5

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

b Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học thời kì

này đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

 Xã hội thực dân nửa phong kiến,cơ cấu xã hội có những

biến đổi sâu sắc: xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

 Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (đặc biệt là Pháp)

 Lực lượng sáng tác chủ yếu: tầng lớp trí thức Tây học ( tiếp

cận nhiều với văn học Pháp)

 Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều

lĩnh vực.

 Nghề in, xuất bản, báo chí, phong trào dịch thuật ra đời và

phát triển khá mạnh.

 Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình văn học

 Những nhân tố trên tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam

đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

Trang 6

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

c. Quá trình hiện đại hoá:

3 giai đoạn.

c.1.Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920)

 Đây là giai đoạn mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cần

thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học

 Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, báo chí và phong

trào dịch thuật phát triển khá rầm rộ, thúc đẩy sự hình

thành và phát triển của nền văn xuôi chữ quốc ngữ

 Thành tựu chủ yếu của giai đoạn này là thơ của các chí sĩ

cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền,

 Nhìn chung, văn học ở giai đoạn này chỉ mới đổi mới về

nội dung tư tưởng, chứ chưa đổi mới về hình thức nghệ

thuật

Trang 7

Xuất dương lưu biệt

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở há không ai? Non sống đã chết sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu học cũng hoài Muốn vượt biển Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

( Phan Bội Châu )

Trang 8

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

c Quá trình hiện đại hoá: 3 giai đoạn.

c.1.Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920) c.2 Giai đoạn thứ hai ( từ 1920 đến 1930 )

- Giai đoạn này có những thành tựu đáng kể Các tác giả, tác phẩm có

giá trị như: tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách; truyện

ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; thơ của Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải; kịch nói của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương

- Bộ phận truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đã góp

phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học trong nước

 Nhìn chung, giai đoạn này đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận

trong quá trình hiện đại hoá Tuy nhiên nhiều yếu tố của văn học trung

đại vẫn còn tồn tại từ nội dung đến hình thức

Trang 9

Thề non nước

Nước non nặng một lời thề, Nước đi đi mãi không về cùng non.

Nhớ lời nguyện nước thề non, Nước đi chưa lại non còn đứng không Non cao những ngóng cùng trông,

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày Xương mai một nắm hao gầy,

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương Trời tây ngả bóng tà dương,

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha Non cao tuổi vẫn chưa già,

Non thời nhớ nước nước mà quên non!

Dù cho sông cạn đá mòn, Còn non còn nước vẫn còn thề xưa…” (Tản Đà )

Trang 10

Nội dung Nghệ thuật

Cái tôi cá nhân ( mờ nhạt )

Chữ quốc ngữ ( Hình ảnh ước lệ, tượng trưng…)

Trang 11

Đoạn trích: Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

Đề cao tình cảm cao quý

(Tình cảm cha con )

Văn xuôi quốc ngữ.

Câu văn biền ngẫu, kết cấu

theo kiểu tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc

Trang 12

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

c.3 Giai đoạn thứ ba ( từ 1930 đến 1945 )

tân sâu sắc trên mọi thể loại, nhất là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật với các

tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công

Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn,…

cách mạng trong thơ ca” cùng với những tên tuổi sáng chói và phong

cách riêng biệt như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn

Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,…

văn học,…cũng góp phần khẳng định sự đổi mới toàn diện của văn

học.

 Công cuộc hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học,

làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà.

Trang 13

Ví dụ: Vội vàng ( Xuân Diệu )

Tôi muốn tắt nắng đi, Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi ( … )

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;

Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Trang 14

Tác giả, tác phẩm Nội dung Hình thức

Xuân Diệu

( Vội vàng )

Cái tôi cá nhân dạt dào cảm xúc, tha thiết, rạo rực,…

Chữ quốc ngữ, hình ảnh gợi cảm, tinh tế,

Thạch Lam

( Hai đứa trẻ )

Nhân đạo:cảm thông, thương xót những kiếp người nhỏ bé,…

Truyện ngắn, câu văn mềm mại, giàu chất thơ,

Nam Cao

( Chí phèo )

Cảm thông, thương xót cho những người lao động lương thiện

bị áp bức, bóc lột,…

Truyện ngắn, nghệ thuật kể chuyện độc đáo, miêu tả tâm lí tinh vi,…

Trang 15

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

2 Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng,

vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung với nhau để cùng phát triển.

Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ

nên bộ phận này phân hoá thành hai xu hướng chính:

phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ.

truyện ngắn trữ tình của Thạch lam, Thanh Tịnh, Hồ Zếnh, tuỳ bút và

truyện ngắn của Nguyễn Tuân,…

 Vh lãng mạn góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống

luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân, giành quyền

hưởng hạnh phúc cá nhân,…Tuy nhiên nó ít gắn trực tiếp với đời sống

xã hội chính trị của đất nước, đôi khi đề cao chủ nghĩa cá nhân cực

đoan

Trang 16

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

đấu tranh với nhau, vừa bổ sung với nhau để cùng phát triển.

a Bộ phận văn học công khai

a.2 Văn học hiện thực

 Tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã

hội đương thời, đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của các

tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông

sâu sắc

 Một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng,

Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,…

 Có tính chân thật cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo Tuy

nhiên các nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy tác động một

chiều của hoàn cảnh đối với con người, coi con người là nạn

nhân bất lực của hoàn cảnh

 Hai xu hướng này cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với

nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau

Trang 17

VĂN HỌC VN TỪ ĐẦU TK XX – CMT8 1945

ĐẶC ĐIỂM

HIỆN ĐẠI HOÁ

KHÁI NIỆM N NHÂN QUÁ TRÌNH

Trang 18

QUÁ TRÌNH HĐH

BƯỚC 1

Đổi mới về nội dung tư

tưởng, chưa đổi mới về

hình thức

Bước 2

Có đổi mới cả nội dung lẫn hình thức nhưng chưa đáng kể

BƯỚC 3

Đổi mới toàn diện

cả nội dung lẫn hình thức

Trang 19

VĂN HỌC VN TỪ ĐẦU TK XX – CMT8 1945

ĐẶC ĐIỂM

HIỆN ĐẠI HOÁ

KHÁI NIỆM N NHÂN QUÁ TRÌNH

sự phân hoá phức tạp

BỘ PHẬN VH CÔNG KHAI

VH LÃNG MẠN VH HIỆN THỰC

Ngày đăng: 19/07/2014, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức chữ viết Hán, Nôm Chữ quốc ngữ - khai quat van hoc VN tu dau the ki XX den CMT8-1984
Hình th ức chữ viết Hán, Nôm Chữ quốc ngữ (Trang 4)
Hình thức - khai quat van hoc VN tu dau the ki XX den CMT8-1984
Hình th ức (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w