Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
33,42 MB
Nội dung
AUTOMATIC Ảnh tác giả đang cập nhật NHÀ THƠ TRẦN VĂN LOA Ảnh tác giả đang cập nhật Tiểu sử: Tên thật: Trần Văn Loa Sinh năm: 1943 Nơi sinh: Ninh Bình Quê quán: Thái Nguyên Thể loại: Thơ Các tác phẩm: Nắng giữa hoàng hôn Giải thưởng văn chương: ON CLICK Suối Lê – Nin (Trần Văn Loa) Ơi con suối xanh xanh Dáng mềm mại thanh thanh Xưa Bác ngồi câu cá Vầng trán rộng mênh mông… Bác làm thơ cho suối Đặt tên gọi Lê-nin Bác uống nước dòng suối Để thành máu nuôi tim Nước của rừng của núi Bác rửa mặt hàng ngày Bác bước đi sớm tối Mang xuân về đó đây… Ơi con suối Lê-nin Cho em in mái tóc Cả trời xanh dịu hiền Thành tiếng ca em hát Đẹp như là đôi mắt Của người yêu gọi ta Suối Lê-nin trong vắt Như tâm hồn bao la Khi nước nhà có giặc Anh khoác súng lên đường Chia tay em bờ suối Anh chào dòng Lê-nin Là thượng nguồn nơi sinh Của nghìn dòng sông cả Đây con suối Lê-nin Xưa Bác ngồi câu cá Đây con suối Lê-nin Xưa Bác ngồi suy nghĩ Bên núi cao Các-mác Vạch con đường đấu tranh Ta đã đến nơi đây Xanh xanh ngời con suối Chú chim nhỏ trên cây Đang gọi hè mở hội Rừng với chim náo nức Ngồi cắt nắng làm hoa Những bông hồng, bông cúc Nở quanh ảnh Bác Hồ. 5-1969 Công Vượng chép-Theo bản in của NXB Lao Động - 2001 THIÊN BẢO – Báo Nhân Dân điện tử CÔNG VƯỢNG biên tập 39 năm trước, vào ngày 19-5-1969, bài thơ Suối Lênin của anh sinh viên Trần Văn Loa - năm thứ 3 khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc - đã được in trang trọng trên báo Nhân Dân, số đặc biệt kỷ niệm 79 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người sinh viên năm xưa, nay là nhà thơ, nhà giáo Trần Văn Loa - hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên, giảng dạy ở chính ngôi trường đại học ông đã từng học. Người thầy giáo già, vóc dáng bé nhỏ, có kiến văn sâu sắc mà lặng lẽ, tiếp tôi trong căn nhà giản dị xanh mướt cây lá nằm ở ven thành phố Thái Nguyên. Ông sôi nổi kể lại những kỷ niệm thú vị khi viết bài thơ Suối Lênin, bài thơ đã đưa tên tuổi ông vào đời sống văn học - nghệ thuật của đất nước. - Tháng 4 năm 1969, chúng tôi, những sinh viên Văn khoá 1 của trường được đưa về Hà Nội học tập và tham quan, thực tế. Chúng tôi được gặp gỡ các nhà văn nổi tiếng của nền văn học nước nhà như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Tú Mỡ, Hoàng Trung Thông, Phan Tứ…, được đi thăm các bảo tàng ở Thủ đô. Lần đến Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tôi tần ngần đứng ngắm mãi cái sa bàn về Pác Bó. Dòng suối Lênin uốn lượn mềm mại bên ngọn núi Các Mác giữa một không gian rừng núi xanh ngắt, cùng với không khí thành kính và thiêng liêng trong Viện Bảo tàng, gợi lên trong tôi cảm xúc rất khó tả. Tôi bỗng muốn viết một bài thơ về Bác Hồ. Về nhà, tôi trăn trở mãi. Lúc ấy tôi đã làm nhiều thơ, có thơ đăng ở Tiền phong, Văn nghệ, tham gia Hội Văn nghệ Việt Bắc rồi, nên tôi hiểu là: viết về Bác Hồ vừa dễ lại vừa khó. Dễ, vì ai cũng yêu kính Bác, chắc chắn là cảm xúc sẽ chân thành; nhưng cũng rất khó, vì viết thế nào để bài thơ thực sự là của riêng mình. Nghĩ mãi, rồi chợt bật ra cái ý: Bác Hồ là người đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước mình, trở thành đường lối cho Đảng và nhân dân làm cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đầu nguồn Pác Bó, bên dòng suối Lênin, Bác lãnh đạo toàn Đảng toàn dân làm cách mạng. Dòng suối nguồn trong trẻo trở thành dòng máu nuôi tim, như chủ nghĩa Mác - Lê nin nuôi dưỡng và làm nên sức sống của cách mạng Việt Nam. Nghĩ vậy, tôi cắm cúi viết. Lúc đầu tôi làm thơ lục bát, thấy không ổn, lại viết theo thể thất ngôn như truyện thơ Tày. Sau cũng không ưng ý, tôi viết thành thơ 5 chữ. Viết xong, tôi gửi báo Nhân dân và thấp thỏm chờ đợi. Hơn một tuần sau, bài thơ được in trang trọng trên báo Nhân dân số ra ngày 19-5-1969. Tôi mừng ứa nước mắt. [...]... “Ơi con suối xanh xanh Dáng mềm mại thanh thanh Xưa Bác ngồi câu cá Vầng trán rộng mênh mông Bác làm thơ cho suối Đặt tên gọi Lênin Bác uống nước dòng suối Để thành máu nuôi tim…” Những câu thơ giản dị, trong trẻo và giàu hình tượng đã gợi lên sự đồng điệu về cảm xúc, hai nhạc sĩ Hoàng Đạm, Phạm Tuyên đã phỏng theo bài thơ và phổ nhạc, góp vào nền âm nhạc cách mạng hai ca khúc cùng mang tên Suối Lênin,... nói Việt Nam, được nhiều người yêu thích Tôi thật hạnh phúc -Tôi được biết, khi viết bài thơ Suối Lênin, ông… chưa từng đến suối Lênin? Tôi ngập ngừng hỏi Nhà thơ Trần Văn Loa cười: - Đúng vậy Năm 1971 tôi mới có dịp lên Pác Bó Ngày ấy khu di tích lịch sử Pác Bó chưa được tôn tạo như bây giờ Men theo lối mòn ven suối, nhìn rừng núi hoang sơ đầy sơn lam chướng khí, vẫn như thuở Bác về nhen lửa cách mạng, . khoác súng lên đường Chia tay em bờ suối Anh chào dòng Lê-nin Là thượng nguồn nơi sinh Của nghìn dòng sông cả Đây con suối Lê-nin Xưa Bác ngồi câu cá Đây con suối Lê-nin Xưa Bác ngồi suy nghĩ Bên. Suối Lê – Nin (Trần Văn Loa) Ơi con suối xanh xanh Dáng mềm mại thanh thanh Xưa Bác ngồi câu cá Vầng trán rộng mênh mông… Bác làm thơ cho suối Đặt tên gọi Lê-nin Bác uống nước dòng suối Để. sớm tối Mang xuân về đó đây… Ơi con suối Lê-nin Cho em in mái tóc Cả trời xanh dịu hiền Thành tiếng ca em hát Đẹp như là đôi mắt Của người yêu gọi ta Suối Lê-nin trong vắt Như tâm hồn bao la