1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy nghề cho dân II

119 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Chương II : NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM Bài 1 Kĩ thuật nuôi cá ao nước tĩnh (32 tiết) - Biết được các hình thức nuôi cá thương phẩm, kĩ thuật nuôi cá nước tĩnh. - Biết cách chọn loài cá nuôi kinh tế phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương. I. CÁ THƯƠNG PHẨM VÀ CÁC HÌNH THỨC NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM 1.Khái niệm về cá thương phẩm Cá thương phẩm (hay còn gọi là cá thịt) là loại cá được thị trường chấp nhận là thực phẩm. Cá thương phẩm (hay còn gọi là cá thịt) là loại cá được thị trường chấp nhận là thực phẩm. Với các vật nuôi khác (như lợn, gà, ngan, vịt) khi bán ra thị trường phải đạt được khối lượng nhất định mới có giá trị hàng hoá (thực phẩm), nếu chưa đạt được khối lượng tối thiểu của kích thước trưởng thành nó vẫn bị coi là con giống. Đối với cá, khi xuất khẩu, đòi hỏi phải đạt được một khối lượng nhất định (như cá rô phi xuất khẩu phải trên 0,5 kg) ; khi bán trong thị trường nội địa, khối lượng cá thể tuỳ theo tập quá từng vùng; tuỳ từng loại mà có đòi hỏi khác nhau. Người nuôi cá cần biết nhu cầu của thị trường để khai thác bán vào lúc có lợi nhất (mỗi loài cá người ta quy định cá loại 1, loại 2, loại 3 tuỳ theo khối lượng và được bán với giá khác nhau tuỳ theo từng vùng, khai thác cá kích thước nhỏ thì năng suất cao hơn cá có kích thước lớn, nói cách khác là để tăng một đơn vị khối lượng cá lớn chi phí thức ăn nhiều hơn cho một đơn vị khối lượng cá nhỏ). Thông thường đối với vùng đô thị, cá có kích thước lớn giá bán cao hơn nhiều so với cá có kích thước nhỏ; ngược lại ở vùng nông thôn, sự chênh lệch giá không nhiều, đôi khi cá có kích thước trung bình lại dễ bán hơn cá có kích thước lớn, giá bán cũng không chênh lệch nhau nhiều. Thường thì cá rô phi trên 0,1kg, các cá khác trên 0,5kg, cá trắm cỏ trên 0,8kg đã được gọi là cá thịt. 2.Các hình thức nuôi cá thương phẩm - Có rất nhiều hình thức nuôi cá thịt mà nhân dân vẫn quen dùng như: Nuôi cá ao nước tĩnh, nuôi cá ao nước chảy, nuôi cá lồng, nuôi cá ruộng. Trong mỗi hình thức nuôi đòi hỏi mức độ đầu tư khác nhau, yêu cầu kĩ thuật khác nhau, yêu cầu kích thước cá giống và giống loài cũng khác nhau. Sau mỗi chu kì nuôi (thường từ 3 tháng đến 7 tháng, tuỳ theo loài và kích thước cá giống khi thả) người nuôi cá thu hoạch bán ra thị trường và bắt đầu một chu kì nuôi mới sau khi chuẩn bị lalị nơi nuôi. - Nếu lấy đối tượng nuôi làm căn cứ thì có hình thức nuôi đơn và nuôi ghép. Nuôi đơn là chỉ nuôi 1 loài; nuôi ghép là nuôi từ 2 loài trở lên, trong đó có loài chính, loài phụ. Nuôi đơn và nuôi ghép đều có cơ sở khoa học và ứng dụng nhất định: Nuôi đơn thường áp dụng cho các loài cá ăn thức ăn trực tiếp, nuôi với mật độ cao và cá có sực chịu đựng hàm lượng oxi thấp như cá trê, cá tra, cá quả,… mà các loại cá khác khi sống chung với các loài này không chịu được. Khi nuôi như vậy không lợi dụng được hết nguồn thức ăn tự nhiên. Nuôi ghép: + Bảng 22.1 giới thiệu một số công thức nuôi ghép cá. Bảng Tỉ lệ ghép các loài cá (Theo Đỗ Đoàn Hiệp và cộng sự, 2002) Sau 7 tháng nuôi, kết quả thu hoạch thể hiện ở bảng sau Loài cá ghép CT1 (Tỉ lệ %) CT2 (Tỉ lệ %) CT3 (Tỉ lệ %) CT4 (Tỉ lệ %) Rô phi 60 40 20 0 Mè trắng 20 20 20 20 Mè hoa 10 10 10 10 Rôhu 0 10 20 30 Mrigan 0 10 20 30 Chép 10 10 10 10 Loại phân bón Công thức cá thả Năng suất trung bình (kg/ha/năm) Phân lợn CT1 2.471 CT2 3.610,9 CT3 4.101,6 Phân bò CT1 1.928,9 CT2 3.161,7 CT3 3.102,6 CT4 2.996,6 Không bón phân CT1 439,7 CT2 509,2 CT3 551,8 CT4 411,7 -Nuôi ghép có nhiều ưu thế hơn: Tận dụng được các chất hữu cơ là thức ăn tự nhiên trong nước như sinh vật phù du, sinh vật đáy, thực vật thuỷ sinh bậc cao, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước; sản lượng trong ao nuôi ghép tăng (20-30)% so với nuôi đơn vì nguồn thức ăn được tận dụng triệt để, từ tảo phù du, động vật phù du, động vật đáy, mùn hữu cơ,… Các loài cá phân bố từ tầng nước mặt đến tầng đáy. Nuôi ghép còn thực hiện tốt quan hệ tích cực giữa các loài, sản lượng mỗi loài trong ao cũng được tăng lên. Ví dụ như chất thải của cá chép, trôi, trắm sau phân huỷ tạo nên muối dinh dưỡng làm cho tảo phát triển là thức ăn của mè trắng, cá mè trắng lọc tảo làm cho môi trường nước trong sạch thuận lợi cho cá khác sinh sống. -Công thức nuôi ghép được lựa chọn tuỳ theo môi trường nước, cơ sở thức ăn, đặc điểm sinh học của loài cá, nguồn cá giống và thị trường tiêu thụ. Vùng đồng bằng có nhiều phân hữu cơ, chất nước màu mỡ nên nuôi cá rô phi, trôi Ấn, Mrigan là chính ghép với mè trắng, mè hoa, cá chép…; vùng trung du miền núi có nhiều thức ăn xanh và chất bột, nước nghèo dinh dưỡng nên nuôi trăms cỏ là chính, nếu có nhiều cây phân xanh thì nuôi rô phi, cá mè, trôi. II- YÊU CẦU KĨ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM TRONG AO NƯỚC TĨNH 1.Điều kiện ao nuôi Điều kiện ao nuôi là cơ sở đầu tiên để quyết định thực hiện các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất nuôi. Khi điều kiện ao chưa phù hợp, cần phải cải tạo trước khi nuôi. Cụ thể cần chú ý các nội dung sau: a)Diện tích Diện tích ao lớn, nhỏ đều ảnh hưởng đến kết quả nuôi cá. Thực tế nuôi cá ở nước ta cho thấy: Ao có diện tích (100 – 200)m2 đến (1 – 20)ha nuôi tích cực đều đạt năng suất (4 – 5) tấn/ha trở lên (không kể những ao nhỏ, nuôi đơn một số loài như cá trê). Ao lớn điều kiện lí, hoá học của môi trường biến động lớn, không có lợi cho sinh trưởng của cá. Mặt khác khi mặt nước lớn, không có lợi cho sinh trưởng của cá. Mặt khác khi mặt nước lớn, không có lợi cho sinh trưởng của cá. Mặt khác khi mặt nước lớn, nhờ sóng gió làm nước xáo trộn trong ao, oxi tầng mặt được chuyển xuống tần sâu, muối dinh dưỡng ở tầng đáy được đưa lên trên cung cấp cho tảo phù du, làm giảm sự sai khác giữa nước tầng mặt và tầng đáy. Ngược lại ao lớn quá, lượng cá giống thả nhiều, thức ăn cần nhiều, thu hoạch phức tạp hơn ao nhỏ. Vì vậy, khi xác định diện tích ao nuôi, cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể mà quyết định cho phù hợp. Để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cá sống và dễ quản lí môi trường, ao nên có diện tích từ (0,6 – 0,7)ha ; ao nhỏ cũng nên có diện tích trên 200m2, các ao có diện tích nhỏ hơn chỉ nên nuôi cá rô phi hoặc cá trê là những loài ít chịu ảnh hưởng của diện tích. Ao nên hình chữ nhật để tiết kiệm lưới kéo, dễ xây dựng. b) Độ sâu - Ao nuôi cá, ngoài diện tích còn cần phải chú ý đến độ sâu của ao và độ bùn đáy cao. Tiêu chuẩn độ sâu và bùn đáy đòi hỏi nghiêm ngặt hơn diện tích. Tiêu chuẩn độ sâu và bùn đáy đòi hỏi nghiêm ngặt hơn diện tích. Nhiều nghiên cứu chỉ ra: Độ sâu của ao không nên quá 3m (khoảng 2,5m) vì ở độ sâu đó oxi thường bị thiếu, sinh vật đáy không phát triển, cá cũng không phân bố đến đó ; ngược lại, ao nông, lượng nước ít, không có nhiều sinh vật thức ăn, trong phạm vi độ sâu của ao khoảng từ 0,8m đến 2,5m thì năng suất tỉ lệ thuận với độ sâu. - Ao sâu trong phạm vi thích hợp, sinh vật làm thức ăn nhiều, khối nước lớn, số cá thả nhiều hơn (vì tính mật độ theo m3), điều kiện lí hoá của nứoc ổn định hơn (chú ý: độ sâu còn quan hệ với diện tích, nếu ao nhỏ thì độ sâu cũng giảm, ao lớn độ sâu tăng hơn vì sự xáo trộn của nước dễ dàng hơn). [...]... nuôi cá phát triển mạnh, người dân đã quen dần với kĩ thuật thả cá giống lớn, thường thả cá giống có khối lượng ( 15 – 20) con/kg, cá được thu hoạch sau (4 – 5) tháng nuôi nên năng suất rất cao 3.Mật độ vừa phải -Cá thả trong ao phải phù hợp với 2 yếu tố cơ bản: Hàm lượng oxi hoà tan đủ cho cá hô hấp và thức ăn đủ cho cá sinh trưởng Cá chỉ lớn được khi khẩu phần duy trì cho các hoạt động sống (trao... thường xuyên cho năng xuất rất cao (từ 5-7) tấn/ha/năm Cho ăn đầy đủ Khi nuôi cá quảng canh thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, khi nuôi cá bán thâm canh hoặc thâm canh, thức ăn phải được cung cấp thường xuyên kể cả việc bón phân tạo thức ăn tự nhiên Cho cá ăn phải căn cứ vào chỉ tiêu năng xuất Có 2 cách làm : Dùng phân bón nhân tạo để tạp thức ăn tự nhiên là chính, kết hợp với cho thức ăn bổ... làm cho đáy ao thông thoáng, thuận lợi cho sinh vật đáy phát triển, cá có nhiều thức ăn và không bị ảnh hưởng xấu của môi trường Tẩy vôi (rắc vôi xuống đáy ao) từ (8 – 10)kg/100m2, ao chua có thể lên 15kg, bón lót phân chuồng ủ, có điều kiện nên cày bừa kĩ đáy ao để làm thông thoáng đáy, tăng oxi, loại thải khí độc như CH4, H2S, diệt cá tạp, các sinh vật hại cá, loại trừ các mầm bệnh Phơi ao cho se... cá sẽ có cơ hội lớn nhanh hơn cá giống trong năm III CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT LIÊN HOÀN NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO 1.Sâu ao cao bờ -Nhìn chung diện tích ao thường bị giới hạn, không phải lúc nào cũng có thể xây dựng ao có diện tích hợp lí, vì vậy muốn có được thể tích nước đảm bảo cần phải làm ao sâu hợp lí tuỳ theo điều kiện cụ thể để phù hợp cho sinh trưởng của cá Đáy ao là nơi diễn ra các... nghèo, thức ăn cho cá sẽ ít hoặc không có Mặt khác ở dưới sâu, oxi hoà tan thấp (vì thiếu tảo), các vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh hơn loại háo khí sẽ sinh ra nhiều khí độc hoặc các chất hữu cơ không phân huỷ thành muối dinh dưỡng cho tảo phát triển Ở độ sâu hợp lí: Vào mùa nóng, khi nhiệt độ tầng mặt cáo lên cao, cá chuyển xuống tầng sâu ; mùa lạnh, nước ở tầng sâu ấm hơn, thuận lợi cho nuôi ghép... 17,7 2,56 3 17,3 1,06 4 16,8 0,83 c) Độ bùn của đáy ao Đáy ao cần có độ bùn ( 15 – 30)cm để giữ cho nước không bị ngấm đi và ngăn không cho tầng đáy chưa tác động vào nước trong ao và với độ bùn đó sinh vật đáy cũng phát triển tốt Ao lâu năm, lớp bùn đáy nhiều, cần phải nạo vét giảm bớt độ bùn, tăng độ sâu cho ao: khi bùn nhiều, muối dinh dưỡng tích tụ ở tầng sâu trong bùn không hoà tan được vào nước... phân bón cho ao là chính, thì nguồn thức ăn chủ yếu sẽ là tảo phù du; vì vậy muốn năng suất cao thì phải thả các loài cá ăn tảo là chính như cá mè trắng, ngoài ra cá rô phi, trôi Ấn cũng dùng thức ăn tốt cho cá, đôi khi còn gây độc nhưng khi no sở dạng phân huỷ thì lại trở thành thức ăn -Có nhiều cách tính tỉ lệ các loài cá nuôi ghép, dưới đây giới thiệu một số công thức nuôi ghép đã áp dụng cho hiệu... với lượng thức ăn để nuôi cá lớn được) Khi cá lớn, lượng thức ăn trong ao chỉ đủ cung cấp cho cá sống ở mức duy trì , không đủ năng lượng để tăng trưởng, nếu ta cứ để nuôi thì cá cũng không lớn; vì vậy cần bắt bớt đi để mật độ thưa hơn, lúc đó lượng thức ăn, ngoài việc cùng cấp cho cá duy trì sự sống còn đủ để cho cá tăng khối lượng Chúng ta thường áp dụng 3 hình thức đánh tỉa thả bù : + Thả giống một... cho chu kì nuôi mới, thời gian có thể xê dịch ( 1- 2) tháng Thời gian tẩy dọn ao nên làm gọn trong (20 – 30) ngày, mục đích là chuẩn bị tốt cho nuôi trường cá, các nội dung cần làm gồm: Tu sửa lại bờ, chống rò rỉ mất nước, lấp các hang hốc để các sinh vật hại cá (rắn, ếch, rái cá,…) không có nơi trú ẩn Vét bớt bùn đáy ao (nếu ao có nhiều bùn), nếu ao không vét được bùn thì nhất thiết phải phơi ao cho. .. khác chất hữu cơ ở đáy ao do ở sâu bị phân huỷ yếm khí tạo nên các khí độc như CH4, H2S,…thải vào nước, gây độc cho cá Ngược lại, nếu đáy ao trơ hoặc đáy cát thì cần bón thêm nhiều phân hữu cơ tạo lớp bùn đáy thích hợp để ngăn cách, chống thấm nước, vi khuẩn phát triển điều hoà muối dinh dưỡng cho ao d)Bờ ao Bờ phải cao hơn mực nước ao cao nhất từ 0,5m nhằm đảm bảo mưa to không bị ngập, cá sẽ đi mất . sau phân huỷ tạo nên muối dinh dưỡng làm cho tảo phát triển là thức ăn của mè trắng, cá mè trắng lọc tảo làm cho môi trường nước trong sạch thuận lợi cho cá khác sinh sống. -Công thức nuôi ghép. biến động lớn, không có lợi cho sinh trưởng của cá. Mặt khác khi mặt nước lớn, không có lợi cho sinh trưởng của cá. Mặt khác khi mặt nước lớn, không có lợi cho sinh trưởng của cá. Mặt khác. ao không vét được bùn thì nhất thiết phải phơi ao cho khô đáy để thoát hết khí độc ở tầng bùn ao, làm cho đáy ao thông thoáng, thuận lợi cho sinh vật đáy phát triển, cá có nhiều thức ăn và

Ngày đăng: 18/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w