Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
447 KB
Nội dung
Tiết 28-29-29a- Đọc văn ĐÔI MẮT (Nam Cao ) A/ Tác gỉa Nam Cao ( 1915-1951) - Là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc ở giai đoạn trước năm 1945 ( với hai đề tài người trí thức nghèo và người nông dân nghèo). - Sau năm 1945, Nam Cao là một nhà văn chiến sĩ với nhiều đóng góp nhiệt tình cho cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Đề tài chủ yếu trong các sáng tác của Nam Cao giai đọan này là đề tài về kháng chiến. B/ Tác phẩm : I.Xuất xứ- hoàn cảnh sáng tác : -Truyện ngắn “Đôi mắt” trích trong “Ký ở rừng” của Nam Cao . -Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm 1948 trong những ngày nghỉ Tết của Nam Cao tại chiến khu Việt Bắc. - Đôi mắt” ra đời ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - ( Lúc này đa số các nhà văn cũ đã đi theo cách mạng tham gia kháng chiến; nhưng cũng còn một số nhà văn sống xa rời quần chúng, chưa hoà nhập vào cuộc kháng chiến của nhân dân) II/ Cốt truyện và ý nghĩa nhan đề tác phẩm : - Cốt truyện : Hoàng và Độ là hai nhà văn sống ở Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám.Kháng chiến bùng nổ, Hoàng tản cư về nông thôn nhưng vẫn giữ lối sống trưởng giả và đặc biệt là hoàng nhìn người nông dân nơi mình tản cư bằng một cái nhìn phiến diện- chủ quan. Trong khi đó, Độ lại tham gia cách mạng, sống gần gũi với nhân dân và nhiệt tình tham gia kháng chiến.Anh đến định rủ Hoàng tham gia kháng chiến,nhưng thấy hoàng vẫn có cách nhìn lệch lạc khó thay đổi…Độ thấy thất vọng và âm thầm từ bỏ ý định của mình. -Ý nghĩa nhan đề “Đôi mắt”: -Truyện ban đầu có tên là “Tiên sư thằng Tào Tháo”; sau đó tác giả đổi tên là “Đôi mắt”. - “Đôi mắt” vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa bóng : nghĩa đen là cơ quan thi giác để nhìn và quan sát sự vật, sự việc; nghĩa bóng là khả năng cảm nhận, nhận biết của trí tuệ, tâm hồn trước cuộc sống. -Từ nghĩa bóng ấy, Nam Cao đã đặt tên cho tác phẩm là “Đôi mắt” với ý nghĩa : Đôi mắt là cách nhìn đời và nhìn người của giới văn nghệ sĩ với nhân dân và kháng chiến. Đây là vấn đề chi phối quan điểm -lập trường sáng tác của họ . . III/ Phân tích : 1.Vấn đề cách nhìn của giới văn nghệ sĩ với nhân dân và kháng chiến : a. Nhân vật Hoàng : ( tiêu biểu cho lớp trí thức chưa chuyển mình theo kháng chiến) - Lai lịch và cung cách sinh hoạt : +Là nhà văn từng có tên tuổi “ thuộc lớp đàn anh trong văn giới”. +Có cung cách sinh hoạt phong lưu : quen tiện nghi, cách nói năng, đi đứng, ăn mặc kiểu cách. +Ngoại hình mập mạp, phốp pháp. +Có tài buôn chợ đen và có tật hay đá bạn Là một trí thức có trình độ, có tài nhưng trưởng giả. - - Cách nhìn của Hoàng : - *Với người nông dân, Hoàng thấy họ: - + là những người tàn nhẫn, thiếu tình người . - + là những người tò mò, tọc mạch. - + Vừa ngố vừa nhặng xị… Thái độ của Hoàng khi nói về người nông dân :Chê bai, khinh bỉ, giễu cợt. - => Cách nhìn thiếu thiện cảm, phiến diện, một chiều ( chỉ thấy hiện tượng đáng cười mà không thấy tinh thần và ý nghĩa tốt đẹp qua việc làm của họ ) *Với cuộc kháng chiến của dân tộc : - Anh ta tỏ ra coi thường những cán bộ kháng chiến xuất thân từ tầng lớp nghèo. - Giễu cợt cuộc kháng chiến của dân tộc. - Thiếu niềm tin vào quần chúng (lực lượng chủ yếu của cách mạng) thiếu tin tưởng vào tương lai của kháng chiến. - Đề cao và tôn sùng lãnh tụ đề cao chủ nghĩa cá nhân. Cái nhìn thiếu biện chứng, thiếu khoa học với cách mạng của một trí thức “ trùm chăn”; “vẫn giữ đôi mắt ấy….càng thêm chua chát và chán nản” =>Tóm lại, Cách nhìn của Hoàng về người nông dân và về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, là cách nhìn của một trí thức nhạy cảm , sắc bén trước hiện thực. Nhưng qua cách nhìn ấy, ta thấy đáng tiếc cho Hoàng : là anh đã thiếu mất một tấm lòng, thiếu một niềm tin vào nhân dân, vào Đảng và vào cuộc sống. - Từ đó, Hoàng đã trở thành người đứng ngoài cuộc, dửng dưng trước trước số phận của nhân dân và đất nước; đi ngược lại dòng chảy của cuộc kháng chiến toàn dân. *Nghệ thuật xây dựng nhân vật Hoàng của Nam Cao : -Nam Cao đã khá thành công trong việc xây dựng nhân vật Hoàng như một con người thật ở ngoài đời : +Hoàng hiện lên trong tác phẩm thật sinh động từ hình dáng, điệu bộ, giọng nói, thái độ,tư tưởng… +Ngôn ngữ của Hoàng sắc sảo để tự bộc lộ thái độ yêu ghét của mình một cách thoải mái. +Là một nhà văn rất sành điệu trong thú ăn chơi tao nhã,có nhận xét về người nông dân sâu sắc, hài hước, châm biếm nhưng phiến diện, một chiều ….