1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập Kinh tế Quốc tế

9 3,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 154,78 KB

Nội dung

Một số bài tập quan trọng môn Kinh tế quốc tế (kinh tế ngoại thương) với lời giải và phân tích giúp các bạn rèn luyện kĩ năng giải các bài tập trong môn Kinh tế quốc tế. Đồng thời cũng có một số biểu đồ cần thiết để hiểu rõ hơn các chính sách về hạn ngạch, thuế xuất nhập khẩu và tác động của nó

Bài tập và bài giải mẫu: bài 1: cho số liệu như sau: a. Theo bạn, 2 quốc gia trên có giao thương được với nhau hay không? Giải thích? b. Giả sử Mỹ muốn trao đổi với tỉ lệ 1kg Lúa lấy 2m Vải. Theo bạn, Anh có chấp nhận hay không? Giải thích/chứng minh? Giải: a. Nhận xét: − Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 sản phẩm. Nên không thể dựa vào lợi thế tuyệt đối để xét sự giao thương. Ta có: − a 1 /b 1 = 6/4 = 3/2 − a 2 /b 2 = 1/2. Vậy a 1 /b 1 > a 2 /b 2 . − Theo lý thuyết lợi thế tương đối, Mỹ nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu Lúa; Anh nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu Vải. − Khi tự cung tự cấp: tại Mỹ: 6kg Lúa = 4m Vải  1kg Lúa = 2/3m Vải. tại Anh: 1kg Lúa = 2m Vải − Để có lợi khi trao đổi thì: đối với Mỹ: 1kg Lúa > 2/3m Vải đối với Anh: 2m Vải > 1kg Lúa  Điều kiện trao đổi là: 2/3m Vải < 1kg Lúa < 2m Vải Lấy tỉ lệ 1: 1 − Mỹ đổi 6kg Lúa lấy 6m Vải (Mỹ lợi được 2m Vải, vì Mỹ chỉ sản xuất được 4m Vải trong 1 giờ lao động) − Anh nhận 6kg Lúa từ Mỹ (tương đương 6h lao động), Anh dùng 6h lao động này sản xuất Vải, được 12m Vải (6h x 2m/h). Đổi với Mỹ 6m, Anh lợi được 6m. Lấy tỉ lệ 1:2 − Mỹ đổi 6kg Lúa lấy 12m Vải (Mỹ lợi được 8m Vải, vì Mỹ chỉ sản xuất được 4m Vải trong 1 giờ lao động) − Anh nhận 6kg Lúa từ Mỹ (tương đương 6h lao động), Anh dùng 6h lao động này sản xuất được 12m Vải (6h x 2m/h). Đổi với Mỹ 12m, Anh không còn Vải!  Mậu dịch sẽ không xảy ra nếu tỉ lệ nằm ngoài khung trao đổi. Kết luận: Như vậy, mậu dịch trong khung tỉ lệ đã giúp 2 quốc gia cùng có lợi! b. Nhận xét: Yêu cầu tỉ lệ của Mỹ đã nằm ngoài khung giao dịch. Vì vậy, mậu dịch sẽ không xảy ra. Chứng minh/giải thích: Tại tỉ lệ 1:2 − Mỹ đổi 6kg Lúa lấy 12m Vải (trong nước Mỹ chỉ sản xuất được 4m Vải, nên Mỹ lợi 8m Vải). − Anh nhận 6kg Lúa từ Mỹ, tương đương 6h lao động, Anh dùng 6h lao động sản xuất được 12m Vải (6h x 2m/h). Đem trao đổi với Mỹ hết 12m, Anh không còn Vải để sử dụng. Kết luận, vì Anh không có lợi nên mậu dịch tại tỉ lệ 1:2 không xảy ra. Bài 2: cho bảng số liệu như sau:  a. Xác định tỉ lệ trao đổi sản phẩm của 2 quốc gia trong trường hợp tự cung tự cấp.  b. Giả sử 2 quốc gia có 240h lao động chia đều cho mỗi ngành, 2 quốc gia có giao thương được với nhau hay không? Giải thích? bảng số liệu của bài này ngược với bài tập 1, các em phải chú ý kỹ: giải: a. tỷ lệ trao đổi của 2 sản phẩm:  ở Việt Nam: 80h/1 thùng rượu = 90h/1 cây vải  1 thùng rượu = 8/9 cây vải  ở Ấn Độ: 120h/1 thùng rượu = 100h/1 cây vải  1 thùng rượu = 6/5 cây vải = 1,2 cây vải Hoặc:  ở Việt Nam: 1 cây vải = 9/8 thùng rượu  ở Ấn Độ: 1 cây vải = 5/6 thùng rượu b.  từ tỉ lệ rượu và vải ở 2 quốc gia, ta thấy Việt Nam có lợi thế tuyệt đối cả 2 sản phẩm.  ta có: − ở VN: 1h 1/80 thùng rượu và 1/90 cây vải − ở ÂĐ: 1h 1/120 thùng rượu và 1/100 cây vải.  Nên:  a 1 /b 1 = 9/8, a 2 /b 2 = 100/120  a 1 /b 1 > a 2 /b 2 vậy: Việt Nam nên chuyên môn hóa và xuất khẩu rượu Ấn Độ nên chuyên môn hóa và xuất khẩu vải. Điều kiện trao đổi:  ở Việt Nam: 1 thùng rượu > 8/9 cây vải  ở Ấn Độ: 1 thùng rượu < 1,2 cây vải  khung trao đổi: 8/9 cây vải < 1 thùng rượu < 1,2 cây vải Giải thích:  Khi chuyên môn hóa, Việt Nam sử dụng toàn bộ nguồn lực sản xuất được 3 thùng rượu (240h/80h-1 thùng), Ấn Độ sản xuất được 2,4 cây vải (240h/100h-1 cây vải). Lấy tỉ lệ 1 : 1 (1 rượu = 1 vải)  Việt Nam đổi 1,5 thùng rượu (120h lao động) lấy 1,5 cây vải, Việt Nam lời 1/6 cây vải (vì ứng với 120h lao động, Việt Nam chỉ sản xuất được 4/3 cây vải)  Ấn Độ nhận 1,5 thùng rượu (180h lao động), dùng 180h lao động này sản xuất được 1,8 cây vải, còn lời 0,3 cây vải sau khi đổi với Việt Nam Lấy tỉ lệ 1 : 2 (1 rượu = 2 vải)  Việt Nam đổi 1,5 thùng rượu (120h lao động) lấy 3 cây vải, Việt Nam lời 5/3 cây vải (vì ứng với 120h lao động, Việt Nam chỉ sản xuất được 4/3 cây vải)  Nhưng Ấn Độ sản xuất tối đa chỉ được 2,4 cây vải. Nên 2 quốc gia không trao đổi được với tỉ lệ này. Kết luận: 2 quốc gia có lợi khi giao thương trong khung trao đổi! Lưu ý: ở đây thầy lấy rượu làm tiêu chuẩn nên khi chứng minh, thầy làm Việt Nam trước (vì Việt Nam chuyên môn hóa rượu). Nếu em nào lấy vải làm tiêu chuẩn thì khi chứng minh, làm Ấn Độ trước cho dễ làm !! Bài 3: Cho số liệu như sau: sản phẩm quốc gia Cà phê Vải Việt Nam 2.000kg/lđ 1.000 m/lđ Ấn Độ 1.000kg/lđ 800m /lđ Giả sử mỗi quốc gia có 200lđ chia đều cho 2 ngành sản xuất, 2 quốc gia có giao thương được với nhau không? Chứng minh? Giải:  Nhận xét: Việt Nam lợi thế tuyệt đối cả 2 sản phẩm.  Ta có: a 1 /b 1 = 2.000/1.000 = 2; a 2 /b 2 = 1.000/800 = 1,25  Vậy: a 1 /b 1 > a 2 /b 2 , nghĩa là: 2 quốc gia có thể trao đổi bằng lợi thế tương đối.  Việt Nam chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu cà phê  Ấn Độ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải. Khi chuyên môn hóa, Việt Nam và Ấn Độ sẽ dồn toàn bộ nguồn lực để sản xuất vào sản phẩm mình có lợi nhất.  Với 200 lao động, Việt Nam sản xuất được 400.000kg cà phê (Om vải) và Ấn Độ sản xuất được 160.000m vải (Okg cà phê).  Khi tự cung tự cấp:  ở Việt Nam: 1 kg cà phê = 0,5m vải (1.000/2.000)  ở Ấn Độ : 1 kg cà phê = 0,8m vải (800/1.000)  Để trao đổi có lợi thì:  ở Việt Nam: 1kg cà phê > 0,5m vải  ở Ấn Độ : 0.8m vải > 1kg cà phê  Khung trao đổi: 0.5m vải < 1kg cà phê < 0.8m vải − Lấy tỉ lệ 1 : 0,6 (1kg cà phê = 0.6m vải)  Việt Nam dùng 200.000kg cà phê (tương đương 100lđ) đổi lấy 120.000m vải. Việt Nam lợi 20.000m vải (vì ứng với 100lđ, Việt Nam chỉ sản xuất được 100.000m vải)  Ấn Độ nhận 200.000kg cà phê (tương đương 200lđ), Ấn Độ dùng 200lđ này để sản xuất 160.000m vải, sau khi đổi với Việt Nam còn lời 40.000m vải − Lấy tỉ lệ 1 : 1 (1kg cà phê = 1m vải)  Việt Nam dùng 200.000kg cà phê (tương đương 100lđ) đổi lấy 200.000m vải. Việt Nam lợi 100.000m vải (vì ứng với 100lđ, Việt Nam chỉ sản xuất được 100.000m vải). Nhưng Ấn Độ chỉ sản xuất được tối đa có 160.000m vải; nên giao thương không xảy ra.  Kết luận: 2 quốc gia có lợi khi giao thương trong miền trao đổi !! Ngoài lề: cả 3 bài giải mẫu của thầy, phần chứng minh: thầy không lấy sản lượng trao đổi tối đa của 1 quốc gia nào (vd bài 3: chỉ lấy 200.000kg của VN), vì nếu lấy hết thì VN không còn café để sử dụng. Mục đích của chúng ta là chứng minh cả 2 quốc gia đều có lợi! Có bạn hỏi: nếu lấy tỉ lệ trong khung trao đổi, mà vượt quá khả năng sản xuất của từng quốc gia (vd bài 3: tại tỉ lệ 1:0,6 – nếu VN sử dụng 300.000kg café đổi lấy 180.000m vải thì ÂĐ sẽ không đáp ứng được, như vậy thì lý thuyết lợi thế tương đối còn giá trị không?). Câu trả lời của thầy là có. Vì khi trao đổi, chính phủ phải căn cứ vào nhu cầu của người dân để đổi – trong bài 3, VN chỉ có 200lđ, với khả năng sản xuất được 400.000kg café, ứng với dân số và mức tiêu dùng giới hạn của người dân, thì chính phủ không đổi lấy nhiều vải để làm gì (vì không mặc hết, và nếu đổi nhiều quá thì trong nước thiếu café để uống). trước khi thực hiện giao thương, các chính phủ phải tính toán tại mức tỉ lệ nào thì quốc gia họ có lợi! . Bài tập và bài giải mẫu: bài 1: cho số liệu như sau: a. Theo bạn, 2 quốc gia trên có giao thương được với nhau hay không? Giải thích? b. Giả sử Mỹ muốn trao. ngành, 2 quốc gia có giao thương được với nhau hay không? Giải thích? bảng số liệu của bài này ngược với bài tập 1, các em phải chú ý kỹ: giải: a. tỷ lệ trao đổi của 2 sản phẩm:  ở Việt Nam: 80h/1. chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu cà phê  Ấn Độ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải. Khi chuyên môn hóa, Việt Nam và Ấn Độ sẽ dồn toàn bộ nguồn lực để sản xuất vào sản phẩm mình có lợi

Ngày đăng: 17/07/2014, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w