Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thiền KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỌC _ IV _ 2014 Đề Chính Thức Môn : Hóa Học _ Thời gian làm bài : 90 Phút (50 câu trắc nghiệm) Câu 1) Cho các phát biểu sau : (1) Dung dịch CH 3 COOH 0,1M, ở cùng nhiệt độ pha loãng dung dịch đó 100 lần bằng nước cất được dung dịch CH 3 COOH có pH lớn hơn pH của dung dịch ban đầu (2) Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac ta cần tăng nhiệt độ và giảm áp suất (3) Khi pha loãng các dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 , SnCl 2 , Fe(NO 3 ) 3 thấy xuất hiện kết tủa (4) Có thể tồn tại đồng thời trong cùng 1 dung dịch có chứa các ion : Pb 2+ , NO 3 - , CH 3 COO - , Ag + (5) Trong 5 chất : Mg(OH) 2 , (NH 4 ) 3 PO 4 , Ca(HS) 2 , (CH 3 COO) 3 Al, CrO 3 có tối đa 4 chất vừa tác dụng được với dung dịch KOH, vừa tác dụng được với dung dịch HCl (6) giá trị pH các dung dịch SrCl 2 , Ba(OH) 2 , KHSO 4 , LiOH lần lượt là a, b, c, d ; chắc chắn có được cách sắp xếp theo thứ tự tăng dần c < a < d < b (7) Ở 20 0 C, áp suất là p, cho 31,7 gam KNO 3 hòa tan được trong 100 ml nước thu được một dung dịch bão hóa. Thêm vào đó 20 gam KNO 3 nữa thì nó không tan. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nếu ta tăng áp suất của hệ (8) Phản ứng của Fe 3 O 4 với HCl không phải là phản ứng oxi hóa khử (9) Trong các chất và ion : NO 2 , SO 2 , CO 2 , I 2 , Fe 2+ , Cr 3+ , Cs + , Si, Na 2 S 2 O 3 , Fe 3 O 4 , K 2 MnO 4 có tối đa 9 chất, ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (10) Hằng số cân bằng của phản ứng phụ thuộc vào cả 3 yếu tố Nhiệt độ, Áp suất, Nồng độ Có bao nhiêu phát biểu sai ? A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 2) Cho sơ đồ các phương trình phản ứng : (1) (X) + HCl → (X 1 ) + (X 2 ) + H 2 O (5) (X 2 ) + Ba(OH) 2 → (X 7 ) + … (2) (X 1 ) + NaOH → ↓(X 3 ) + (X 4 ) (6) (X 7 ) + NaOH → ↓(X 8 ) + (X 9 ) + … (3) (X 1 ) + Cl 2 → (X 5 ) (7) (X 8 ) + HCl → (X 2 ) +… (4) (X 3 ) + H 2 O + O 2 → ↓(X 6 ) (8) (X 5 ) + (X 9 ) + H 2 O → (X 4 ) + … % Khối lượng O trong X ( X là chất vô cơ) là : A. 27,586 % B. 41,379% C. 35,294% D. 53,333% Câu 3) Hỗn hợp K gồm xiclopropan, isobutan, etin và H 2 . Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ V lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dung dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong CCl 4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl 4 , thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là : A. 19,60 B. 21,00 C. 22,40 D. 24,64 Câu 4) Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat : (a) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H 2 SO 4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng gương 1 Mã đề : 360 Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thiền (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH) 2 , tạo phức màu xanh lam đậm, khi cho thêm KOH vào tiếp và đun nóng thì đều thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xenlulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng fructozơ và glucozơ với Cu(OH) 2 / NaOH đều thu được Cu 2 O (g) Glucozơ và mantozơ đều tác dụng với H 2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol (h) Saccarozơ là đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua gốc –CH 2 - Số phát biểu đúng là : A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 5) Cho các chất sau : H 2 O, C 6 H 12 O 6 (glucozơ), C 2 H 5 ONa, HClO 2 , CH 3 CHO, (HCOO) 2 Ba, Hg(CN) 2 , CuO. Số chất là chất điện li là : A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 6) Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol. Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO 2 (đktc) và 25,2 gam H 2 O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H 2 SO 4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì thu được m gam este. Giá trị của m là : A. 16,94 gam B. 17,92 gam hoặc 18,24 gam C. 18,24 gam D. 16,94 gam hoặc 17,92 gam Câu 7) Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl và 0,04 mol Cu(NO 3 ) 2 . Cho m gam Fe vào dd X, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y gồm hai kim loại có khối lượng 0,75m gam và V lít khí ( trong đó NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 , ở đktc). Giá trị của m là : A. 23,04 gam B. 32,00 gam C. 32,32 gam D. 28,28 gam Câu 8) Cho các polime : tơ capron, tơ olon, PVC, nilon – 6, tơ enang, PMM, poli etylen – terephtalat, cao su buna – N Số polime được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp là : A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 9) Hòa tan hoàn toàn 75,0 gam hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na 2 O, Ba vào nước lấy dư được dung dịch Y chứa 2 chất tan trong đó có 68,4 gam Ba(OH) 2 và thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Sau đó hòa tan 18,9 gam Al vào dung dịch Y được dung dịch Z. Nếu hấp thụ hoàn toàn 17,92 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch Y thì sẽ thu được bao nhiêu gam kết tủa ? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. A. 118,2 gam B. 19,70 gam C. 7,80 gam D. 46,8 gam Câu 10) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH 2 O, CH 2 O 2 , C 2 H 2 O 2 đều có cấu tạo mạch hở và có số mol bằng nhau thu được CO 2 , H 2 O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch giảm 17 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Cho lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là : A. 54,0. B. 64,8. C. 108,0. D. 86,4 Câu 11) Chọn phát biểu đúng ? A. Để thu được Al(OH) 3 trọn vẹn có thể cho AlCl 3 + K 2 CO 3 dư, Al 2 (SO 4 ) 3 + Na 2 S dư, KOH dư + AlCl 3 , Ba(AlO 2 ) 2 + CO 2 dư và NH 3 dư + Al(NO 3 ) 3 B. Để phân biệt 4 dung dịch không màu mất nhãn : NaHCO 3 , KCl, AlCl 3 , Ca(AlO 2 ) 2 có thể không cần dùng thêm hóa chất khác C. Trong tự nhiên đa số các hợp chất của Na, Ba, Al tồn tại ở dạng hợp chất vì chúng là những kim loại rất hoạt động nên phản ứng với các chất khác 2 Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thiền D. Trong công nghiệp người ta sản xuất nước Giaven bằng cách điện phân dung dịch KCl có màng ngăn để KOH phản ứng với Cl 2 Câu 12) Hỗn hợp A gồm các khí: CO, CO 2 và H 2 được tạo ra do hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao. Cho V lít hỗn hợp A (đktc) tác dụng hoàn toàn với ZnO lượng dư, đun nóng. Thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí hơi K. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO 3 đậm đặc thì thu được 8,8 lít khí NO 2 duy nhất (đo ở 27,3 0 C; 1,4 atm). Khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp A (đktc) là (biết rằng các phản ứng tạo hỗn hợp A có hiệu suất 80% và than gồm Cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ) A. 1,812 gam B. 1,250 gam C. 1,152 gam D. 1,953 gam Câu 13) Cho phương trình phản ứng : 3Cu 2 O + 8KNO 3 + 14KHSO 4 3Cu(NO 3 ) 2 + 3CuSO 4 + 11K 2 SO 4 + 2NO + 7H 2 O Tổng hệ số nguyên, tối giản để cân bằng các chất sản phẩm là : A. 42 B. 25 C. 41 D. 26 Câu 14) Chọn phát biểu đúng : A. Bản chất của quá trình lưu hóa là tạo ra cầu nối –C – C giữa các mạch cao su thành mạng lưới B. PE là chất dẻo, mềm, nóng chảy ở trên 110 0 C, có tính trơ tương đối của ankan mạch không nhánh C. Poli metylacrylat là chất rắn trong suốt được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas D. Poli phenol – fomađehit có 4 dạng : Nhựa rezol, nhựa rezit, nhựa novolac và nhựa teflon Câu 15) A có công thức phân tử C 6 H 8 O 4 Cl 2 . Khi cho 43 gam A tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 12,4 gam ancol C 2 H 4 (OH) 2 ; 0,4 mol muối B và x gam KCl. Công thức cấu tạo của A là : A. COO – CHCl – CH 3 B. CH 3 COO – CH 2 COO –CCl 2 – CH 3 COO – CHCl – CH 3 C. Cl - CH 2 – COO – CH 2 – COO – CH 2 – Cl D. C 2 H 5 – OOC – COO – CHCl – CH 2 Cl Câu 16) Hấp thụ hết 1,008 lít CO 2 (đkc) vào dung dịch A chứa a mol NaOH và b mol Na 2 CO 3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml A cho từ từ vào 75 ml dung dịch HCl 0,8M thu được 0,896 lít khí (đkc). Còn nếu cho 100ml A tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 7,88 kết tủa. Dung dịch A tác dụng tối đa với k mol HCl. Giá tri của k là : A. 0,12 mol B. 0,09 mol C. 0,10 mol D. 0,15 mol Câu 17) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm đối với m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe a O b trong chân không được hỗn hợp B.Chia hỗn hợp B làm hai phần. Phần 1 có khối lượng 8,46 gam được hòa tan trong axit H 2 SO 4 đặc nóng dư được dung dịch C và 4,256 lít SO 2 (sản phẩm khử duy nhất – đktc). Phần 2 đem cho vào dung dịch Ba(OH) 2 dư đun nóng sinh ra 784 ml khí H 2 (đktc), còn lại 2,24 gam chất rắn D. Công thức oxit sắt và giá trị của m là : A. 10,70 g và Fe 3 O 4 B. 11,48 g và Fe 2 O 3 C. 12,69 g và FeO D. 14,04 g và Fe 2 O 3 Câu 18) Pentapeptit G và Tetrapeptit G’ được tạo ra từ một aminoaxit X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH 2 ). Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 15,73%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp G, G’ (có tỉ lệ số mol 1:2) trong môi trường axit thu được 3,560 gam X ; 2,400 gam đipeptit và 2,772 gam tripeptit. Giá trị m là : A. 9,434 gam B. 8,732 gam C. 7,966 gam D. 8,545 gam Câu 19) Cho các phát biểu : (1) Hợp chất gly – gly – ala không hòa tan được Cu(OH) 2 vì không phải do 3 aminoaxit khác nhau 3 Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thiền tạo nên tripeptit. (2) Hòa tan valin vào nước được dung dịch có pH = 7 (3) C 3 H 7 O 2 N có 3 đồng phân cấu tạo mạch hở tác dụng được với dung dịch NaOH (4) Cho axit nitric đặc vào lòng trắng trứng thấy dung dịch chuyển thành màu tím (5) Trong 5 chất : Phenol, Ancol etylic, Phenlamoni clorua, Anilin, Val – Gly có tối đa 4 chất phản ứng được với dung dịch NaOH (t 0 ) (6) Aminoaxit là những chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước Những phát biểu không đúng là : A. (1), (2), (3), (4), (5) B. Chỉ có (1), (2), (4), (6) C. Chỉ có (1), (2), (4), (5) D. Chỉ có (2), (4), (5) Câu 20) Hỗn hợp A gồm muối sunfit, hiđrosunfit và sunfat của cùng một kim loại kiềm M. Cho 17,775 gam hỗn hợp A vào dung dịch Ba(OH) 2 dư, tạo thành 24,5275 gam hỗn hợp kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch và cho kết tủa tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy còn 2,33 g chất rắn. Kim loại kiềm M là A. Li B. Na C. Rb D. K Câu 21) Chọn phát biểu đúng. A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch B. Cho dung dịch canxi clorua vào dung dịch natri panmitat thấy xuất hiện kết tủa C. Isoamylaxetat được tạo thành khi cho CH 3 COOH tác dụng với CH 3 (CH 2 ) 4 OH (H 2 SO 4 đặc, t 0 ) D. C 5 H 8 O 2 có 6 đồng phân cấu tạo este mạch hở khi tác dụng với dung dịch KOH tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương. Câu 22) Để sản xuất 1075 kg thủy tinh hữu cơ plexiglas cần m kg axit tương ứng và m’ gam ancol tương ứng nếu hiệu suất phản ứng este hóa là 75% và hiệu suất phản ứng trùng hợp là 90%. Giá trị m + m’ = ? A. 1879,26 B. 510999,26 C. 1592,59 D. 540177,18 Câu 23) Trong một bình kín dung tích không đổi chứa 50,0 gam hỗn hợp A gồm x gam FeCO 3 chứa a% tạp chất trơ và y gam FeS 2 cũng chứa a% tạp chất trơ và một lượng gấp 1,5 lần lượng cần thiết không khí giàu oxi (70% N 2 và 30% O 2 về thể tích). Nung nóng bình, cho tới các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C, sau đó đưa nhiệt độ bình về trạng thái ban đầu thấy áp suất trong bình vẫn như trước khi nung. Lấy chất rắn cho vào ống sứ, đốt nóng rồi cho một luồng CO đi qua. Sau khi kết thúc thí nghiệm, từ chất rắn còn lại trong ống sứ lấy ra được 18,667 gam sắt kim loại chứa 4% tạp chất, biết rằng chỉ có 80% sắt oxit bị khử thành sắt kim loại. Cho hỗn hợp khí C vào một bình kín dung tích không đổi (5 lít) , có mặt chất xúc tác V 2 O 5 , nung nóng bình ở 546 0 C cho tới khi phản ứng oxi hóa SO 2 đạt đến trạng thái căn bằng, người ta thấy áp suất trong bình lúc đó là 38,304 atm. Tính các khối lượng A 1, A 2 , và % tạp chất trơ a. Biết hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa SO 2 thành SO 3 ở 546 0 C là K. Giá trị của x, y và K lần lượt là : A. x = 23,2 ; y = 17,6 ; K = 300 B. x = 23,2 ; y = 17,6 ; K = 60 C. x = 11,6 ; y = 8,8 ; K = 30 D. x = 11,6 ; y = 8,8 ; K = 60 Câu 24) Nung hoàn toàn hỗn hợp K gồm Fe(NO 3 ) 2 và AgNO 3 thu được 100,8 lít khí hỗn hợp H có tỉ khối so với He lớn hơn 4. Hấp thụ hoàn toàn H trong nước dư thấy có 2,8 lít khí L thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của AgNO 3 trong K là : A. 58,62% B. 56,67% C. 38,64% hoặc 56,67% D. 40,55% hoặc 58,62% Câu 25) Cho 100 ml dung dịch chứa hai este A, B, đơn chức có nồng độ 0,8M tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sản phẩm thu được gồm hai muối hữu cơ C, D có khối lượng là 104,6 gam (Tỉ lệ M C : M D = 41 : 65) và một ancol E có khối lượng 2,9 g. Ancol này không bền chuyển thành anđehit Z. Để trung hòa hết NaOH dư sau phản ứng cần 200 ml dung dịch HCl 0,2M. Chọn nhận xét đúng ? 4 Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thiền A. Điều chế este A từ axit CH 3 COOH và Z B. Số đồng phân cấu tạo của B là 3 C. B là este của axit fomic và ancol benzylic D. B được tạo thành khi cho C 6 H 5 OH + (CH 3 CO) 2 O Câu 27) Cho a gam hỗn hợp A gồm chì và oxit sắt từ vào dung dịch HNO 3 , thu được dung dịch B có 9,968 lít (đktc) ,hỗn hợp C gồm NO và NO 2 (có tỉ khối so với hiđro bằng 19,8) thoát ra và còn lại 2,32 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc tách kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,88 gam chất rắn. Thành phần phần trăm về khối lượng của chì trong hỗn hợp ? A. 78,65% B. 80,61% C. 89,26% D. 87,09% Câu 28) Cho các phát biểu : (1) Trong 5 phản ứng : đepolime hóa, thủy phân trong dung dịch KOH đặc nóng, tác dụng với clo khi có chiếu sáng, tác dụng với hơi brom đun nóng có mặt bột Fe, đồng trùng hợp với butađien thì PS chỉ không tham gia được phản ứng thủy phân trong dung dịch KOH đặc nóng. (2) Khi ăn sắn (khoai mì) bị ngộ độc thì người ta hay dùng dung dịch nước đường mía (saccarozơ) để giải độc (3) Bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit glutamic : HCOO – (CH 2 ) 2 – CH(NH 2 ) – COONa (4) Các amin cũng như các ancol đều có nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối (5) Khi thay nhóm OH- của nhóm cacboxyl trong phân tử axit cacboxylic bằng nhóm OR ta được hợp chất este (6) Vitamin A có công thức C 20 H 30 O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không chứa liên kết ba, số liên kết đôi trong một phân tử vitamin A là 5 (7) Có tối đa 7 cặp đồng phân anken ở thể khí (đktc) thõa mãnh điều kiện : Khi hiđrat hóa tạo thành hỗn hợp gồm 3 ancol (8) C 5 H 11 Cl có tối đa 8 đồng phân cấu tạo (9) Trong 5 phản ứng : đun nóng CH 3 Cl với KOH, cracking butan, nung natri malonat với vôi tôi xút , nung natri axetat với vôi tôi xút , cho nhôm cacbua vào nước thì có tối đa 4 phản ứng sản phẩm có thể có CH 4 . (10) Phenol làm mất màu nước brom tạo dung dịch trong suốt (11) 1 mol anđehit X mạch hở (công thức phân tử C 3 H 2 O) tác dụng với dugn dịch AgNO 3 /NH 3 dư được 216 gam kết tủa (12) Trong 4 chất : Axeton, Cumen, Glixerol, Axit fomic không có chất nào tác dụng được với dung dịch brom/CCl 4 ở điều kiện thường Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A. 9 B. 6 C. 8 D. 7 Câu 29) Cho các phản ứng sau : (1) Ca + dung dịch Na 2 CO 3 (2) Nhiệt phân (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7 (3) H 2 S + dung dịch FeCl 3 (4) Mg + CO 2 (t 0 ) (5) Na 2 S 2 O 3 + dung dịch HCl (6) SO 2 + dung dịch HI (7) dung dịch KI + dung dịch CuSO 4 (8) SO 3 (k) + NH 3 (k) (9) KBr + dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (10) H 2 O 2 + dung dịch KMnO 4 /H 2 SO 4 loãng (11) dung dịch AgNO 3 + dung dịch FeCl 2 (12) Zn + dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (13) Trộn 3 dung dịch FeCl 2 , KMnO 4 , H 2 SO 4 loãng với nhau (t 0 ) 5 Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thiền (14) Cho phân urê vào dung dịch NaBrO Số phản ứng tối đa thu được sản phẩm có thể có đơn chất là : A. 14 B. 11 C. 10 D. 8 Câu 30) Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m 1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO 2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 thu được m 2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe 3 O 4 , cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO 3 dư đun nóng được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ,ở đktc). Giá trị m 1 , m 2 và số mol của HNO 3 phản ứng lần lượt là : A. 18,560, 19,700 và 0,91 B. 20,880, 19,700 và 0,81 C. 18,560, 20,685 và 0,81 D. 20,880, 20,685 và 0,91 Câu 31) Hợp chất M được tạo nên từ cation X + và anion Y 3- , mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên. Biết tổng số proton trong X + là 11 và tổng số electron trong Y 3- là 50. Hai nguyên tố trong Y 3- thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị. Chọn phát biểu sai về M ? A. M tác dụng được với dung dịch Ba(OH) 2 đun nóng vừa có kết tủa vừa có khí sinh ra B. M tác dụng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng sinh ra khí C. M vừa tác dụng với KOH, vừa tác dung được với HCl D. Hợp chất M vừa có liên kết ion, vừa có liên kết cộng hóa trị Câu 32) Chọn mệnh đề phát biểu đúng ? A. Trong 4 axit : C 2 H 5 COOH, H 2 CO 3 , BrCH 2 COOH, C 6 H 5 OH thì C 6 H 5 OH có tính axit yếu nhất còn H 2 CO 3 có tính axit mạnh nhất. B. Trong 4 phản ứng : trung hòa, trùng hợp, cộng brom, este hóa thì axit acrylic có thể thực hiện đầy đủ cả 4 phản ứng trên C. Trong 4 chất : Ca, Cu(OH) 2 , Br 2 (đun nóng), CH 3 OH (t 0 , H 2 SO 4 đặc) thì axit axetic tác dụng được với tối đa là 3 chất D. Các axit cacboxylic tác dụng với glyxerol (t 0 , H 2 SO 4 đặc) thu được este là những chất béo Câu 33) Hỗn hợp A gồm hai olefin. Cho A tác dụng với H 2 O tạo thành 6,352 gam hỗn hợp rượu B có hiệu suất mỗi phản ứng cộng H 2 O là H = 40%. Cho một nửa hỗn hợp B tác dụng với Na dư thu được 0,5824 lít khí H 2 . Cho một nửa hỗn hợp B tác dụng vơi H 2 SO 4 đặc được hỗn hợp C gồm 3 ete. Hiệu suất phản ứng tạo ete tương ứng theo chiều tăng phân tử khối là 40%, 50% và 60%, đồng thời nhận được 0,2376 gam H 2 O. Hai hiđrocacbon trên là : A. C 3 H 6 và C 4 H 8 B. C 2 H 4 và C 4 H 8 C. C 2 H 4 và C 3 H 6 D. C 3 H 6 và C 5 H 10 Câu 34) Mức tối thiểu cho phép của H 2 S trong không khí là 0,01 mg/l. Để đáng giá sự nhiễm bẩn không khí ở một nhà máy người ta làm như sau : Điện phân dung dịch KI trong 2 phút bằng dòng điện 0,002A. Sau đó cho 2 lít không khí lội từ từ qua dung dịch điện phân trên cho đến khi iot mất màu hoàn toàn. Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện 0,002A thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh. Tính hàm lượng H 2 S trong không khí theo thể tích (xét ở đktc) ? A. 0,0018% B. 0,0096% C. 0,0125% D.0,0270% Câu 35) X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số proton là 90 (X có số proton nhỏ nhất). Tương ứng với 5 nguyên tố trên có các ion X 2+ , Y - , A + , B 2+ . Sắp xếp theo thứ tự tăng dần bán kính các vi hạt X 2+ , Y - , R, A + , B 2+ ? A. B 2+ < A + < R < Y - < X 2+ B. X 2+ < Y - < R < A + < B 2+ C. A + < B 2+ < R < X 2+ < Y - D. Y - < X 2+ < R < B 2+ < A Câu 36) Nung x gam hỗn hợp Fe với S trong chân không thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với lượng 6 Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thiền dư dung dịch HCl, sau phản ứng còn lại 9,8 gam chất rắn không tan và thoát ra 9,1056 lít khí J (đktc). Dẫn khí Z lội từ từ qua dung dịch Q chứa đồng thời FeCl 2 , MgSO 4 và Pb(NO 3 ) 2 dư thu được 23,90 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là : A. 24,62% B. 24,60% C. 32,65% D. 26,24% Câu 37) Để phân biệt 4 cốc đựng riệng biệt 4 loại nước sau bị mất nhãn: nước cất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần : A. đun nóng, dùng dung dịch NaOH B. dùng dung dịch Na 2 CO 3 , đun nóng C. đun nóng, dùng dung dịch Na 2 CO 3 D. Dùng dung dịch Ca(OH) 2 , đun nóng Câu 38) Một chất bột màu lục thẫm X thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy với dung dịch NaOH đặc và có mặt khí clo nó chuyển thành chất Y dễ tan trong nước, chất Y tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng chuyển thành chất Z . Chất Z bị S khử thành chất X và chất Z oxi hóa được axit clohiđric thành khí clo. Tên của các chất X,Y,Z và số phản ứng oxihoa - khử lần lượt là: A. crom(III) hiđroxit; natriđicromat; natricromat ; 2 B. crom(III) oxit ; natricromat; natriđicromat ; 3 C. crom(II) oxit; natriđicromat ; natricromat ; 3 D. crom(III) oxit ; natricromat; natriđicromat ; 2 Câu 39) Cho các phát biểu sau : (1) Propan tác dụng với khí clo thu được hỗn hợp chứa tối đa 5 dẫn xuất clorua gồm các dẫn xuất có công thức phân tử C 3 H 7 Cl, C 3 H 6 Cl 2 (2) Có tối đa 10 hiđrocacbon mạch hở khi tác dụng với hidro dư (Ni, t 0 ) thu được butan (3) C 5 H 10 có 8 đồng phân làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường (4) Metylphenyl ete phản ứng được với dung dịch brom Những phát biểu đúng là : A. Chỉ có (1), (3), (4) B. (1), (2), (3), (4) C. Chỉ có (1), (4) D. Chỉ có (1) Câu 40) Chọn phát biểu sai ? A. Hợp chất C 9 H 14 BrCl không thể có vòng benzen trong phân tử B. Ứng với công thức C 9 H 12 có tối đa 8 đồng phân là đồng đẳng của benzen C. Ứng với công thức C 8 H 10 có 4 đồng phân hiđrocacbon D. Để phân biệt 3 chất lỏng : n - hexan, cacbon tetraclorua, stiren có thể dùng brom lỏng Câu 41) Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C 2 H 2 và H 2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 24 gam brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 9,0 gam nước. Tính giá trị của a ? A. 1,2 mol B. 1,5 mol C. 1,0 mol D. 0,8 mol Câu 42) A là chất hữu cơ chứa C, H, O. Chất A có nguồn gốc từ thực vật và hay gặp trong đời sống. Khi cho a mol chất A tác dụng với Na 2 CO 3 thu được V lít khí CO 2 . Nếu cũng cho a mol chất A phản ứng hết với Na thu được 0,75V lít H 2 (Đo cùng điều kiện t 0 , p). Biết khối lượng phân tử của A < 192 đvC. Số nguyên tử O trong A < 8. Tìm công thức phân tử của A ? A. C 3 H 6 O 3 B. C 6 H 8 O 7 C. C 5 H 8 O 5 D. C 6 H 8 O 6 Câu 43) Chọn phản ứng viết sai : A. CH 3 COCH 3 + 2Br 2 CH 2 BrCOCH 2 Br + 2HBr B. CO 2 + C 6 H 5 ONa C 6 H 5 OH + NaHCO 3 C. 2KOH + OH – C 6 H 4 – CH 2 OH KO – C 6 H 4 – CH 2 OK + H 2 O D. n H 2 N – CO – NH 2 + n CH 2 =O (Xt, t 0 ) > (-HN – CO – NH 2 – CH 2 -) n Câu 44) Cho 47 gam hỗn hợp hai ancol A, B qua nhôm oxit đun nóng thu được hỗn hợp C gồm ete, anken, ancol dư và hơi nước. Tách hơi nước ra khỏi hỗn hợp C thu được hỗn hợp khí D. Lấy nước cho 7 Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thiền phản ứng với Na dư sinh ra 4,704 lít hiđro (đktc). Lượng anken trong C thu được brom vừa đủ 135 ml dung dịch Br 2 2M. Phần ete & ancol trong C chiếm thể tích 16,128 lít ở 136,5 o C, 1 atm. Công thức hai ancol A, B là : A. CH 3 OH và C 3 H 7 OH B. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH C. CH 3 OH và C 2 H 5 OH D. CH 3 OH và C 4 H 9 OH Câu 45) X và Y đều là α–aminoaxit no mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử .X có 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH còn Y có 1 nhóm –NH 2 và 2 nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm 2 muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm 2 muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là : A. 23,15% B. 30,34% C. 19,65% D. 26,71% Câu 46) Cho các thí nghiệm sau : (1) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 (2) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch KHCO 3 (3) Lội từ từ đến dư khí CO 2 vào dung dịch Ba(AlO 2 ) 2 (4) Lội từ từ đến dư khí SO 2 vào dung dịch Ba(OH) 2 (5) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K 2 SiO 3 (6) Cho từ từ đến dư dung dịch NH 3 vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 (7) Dẫn từ từ đến dư khí H 2 S vào dung dịch FeSO 4 (8) Cho từ từ đến dư dung dịch LiHSO 4 vào dung dịch KAlO 2 Số phản ứng xuất hiện kết tủa, kết tủa tăng dần đến cực đại, xong tan từ từ tạo dung dịch trong suốt không màu là : A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 47) Phản ứng hóa học viết không đúng là : A. 6HBr + CrO 3 Cr 2 O 3 + 3Br 2 + 3H 2 O B. 2Cu + 4HI 2CuI + I 2 + 2H 2 C. 4Zn +NaNO 3 + 7NaOH 4Na 2 ZnO 2 +NH 3 + H 2 O D. Pb + H 2 SO 4 đặc nóng PbSO 4 + SO 2 + H 2 O Câu 48) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 kim loại Na, Al, Fe vào dung dịch HCl dư (loãng), thu được V lít khí H 2 (đktc). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y gồm Al và kim loại M (hóa trị II không đổi) trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, cũng thu được V lít khí H 2 (đktc). Biết khối lượng Al trong X, Y là như nhau và khối lượng M bằng 0,81 lần tổng khối lượng của Al và Na trong hỗn hợp. Kim loại M là : A. Mg B. Zn C. Ca D. Be Câu 49) Xà phòng hóa hoàn toàn 500 kg một loại chất béo cần m kg dung dịch NaOH 16%, sau phản ứng thu được 506,625 kg xà phòng và 17,25 kg glixerol. Tính giá trị của m ? A. 149,2187 kg B. 140,6250 kg C. 160,4250 kg D. 156,2500 kg Câu 50) Thủy phân hỗn hợp X gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Z, sau đó cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là : A. 7,776 gam B. 8,208 gam C. 6,480 gam D. 9,504 gam ______________________Hết_____________________ 8 . Đỗ Thái Sơn _ THPT Phước Thi n KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỌC _ IV _ 2014 Đề Chính Thức Môn : Hóa Học _ Thời gian làm bài : 90 Phút (50 câu trắc nghiệm) Câu. bão hóa. Thêm vào đó 20 gam KNO 3 nữa thì nó không tan. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nếu ta tăng áp suất của hệ (8) Phản ứng của Fe 3 O 4 với HCl không phải là phản ứng oxi hóa. oxi hóa SO 2 đạt đến trạng thái căn bằng, người ta thấy áp suất trong bình lúc đó là 38,304 atm. Tính các khối lượng A 1, A 2 , và % tạp chất trơ a. Biết hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa