1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đồng Chí -Chính Hữu

12 3,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

Nhà thơ hạ một dòng thơ với hai tiếng “đồng chí” như một nốt nhấn nổi bật trong bản đàn?. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một cái bản lề gắn kết đoạn

Trang 1

Tiết 47

(Chính Hữu)

Trang 2

Giới thiệu vài nét

về nhà thơ Chính Hữu

1 Họ và tên (Bí danh) : Trần Đình Đắc (Chính Hữu).

2 Năm sinh : 15/02/1926.

3 Cấp bậc, chức vụ cao nhất :

- Đại tá, Phó trưởng ban Văn nghệ Quân đội (1949 - 1952)

- Phó cục trưởng Cục tuyên huấn (1970 – 1983).

- Chuyển ngành ra làm Phó tổng thư

kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa 3,

Trang 3

4 Quê quán : Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

5 Trú quán : Số nhà 54, phố Lý Nam Đế, Hà Nội

6 Quá trình công tác : Ông xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản, học trung học tại Hà Nội Năm 1945 tham gia hoạt động cách mạng Năm 1946 tham gia quân đội tại trung đoàn Thủ đô

Trang 4

7 Tác phẩm : - Đầu súng trăng treo (1966).

- Thơ Chính Hữu (1977).

- Tuyển tập Chính Hữu (1988).

8 Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng : Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ

thuật đợt II (2002).

9 Năm mất : Ông mất ngày 27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi.

Trang 5

(?) Từ “đồng chí” đứng riêng, tách ra thành câu đặc biệt có

ý nghĩa gì?

Nhà thơ hạ một dòng thơ với hai tiếng “đồng chí” như một nốt nhấn nổi bật trong bản đàn Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như

một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ Đó là sự kết tinh của mọi cảm xúc, tình cảm Tình đồng chí là sự phát triển cao độ của tình bạn, tình người.

Trang 6

(?) Nêu cách hiểu của em về từ “mặc kệ” được nhà thơ sử

dụng trong câu “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”?

Từ “mặc kệ” vốn có nghĩa là bỏ tất, để lại, không quan

tâm Trong bài thơ, ta thấy họ là những nông dân gắn bó

máu thịt với ruộng đồng, thế mà nay dứt áo ra đi đến

phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa hiểm nguy hẳn phải xuất phát từ những tình cảm lớn lao, những quyết tâm mãnh liệt Đó là đi đánh giặc cứu nước Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ Mặt khác, từ “mặc kệ” có phần tạo ra chất vui, tếu táo, hóm hỉnh, lạc quan cách mạng của người lính trẻ Hoàn toàn đây không phải là người lính vô tâm, vô

trách nhiệm với gia đình, cha mẹ, vợ con, quê hương mà là sự hi sinh tình nhà cho việc nước

Trang 7

(?) Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ :

“Miệng cười buốt giá, chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Hình ảnh nụ cười buốt giá – nụ cười bừng lên, sáng lên

trong gió rét, trong sương muối, trong đêm trăng hay buổi sáng sớm của những người lính chân không giày, áo rách, quần vá – tê tái và khó nhọc, một nụ cười nửa miệng vừa hồ hởi, vui tươi, vừa xuýt xoa vì cái rét tràn về; nụ cười của

tình đồng chí, tình yêu thương vô bờ trong im lặng, trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở chân không giày và thời tiết buốt giá

Trang 8

(?) Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có tác dụng và ý nghĩa gì?

Hình ảnh vừa cô đọng, vừa gợi hình, gợi cảm Một hình

ảnh lãng mạn, độc đáo, đầy sáng tạo, vừa thực vừa ảo Đầu súng nóng bỏng căm thù sẵn sàng nhả đạn mà lại có vầng trăng lung linh treo trên đầu mũi súng Súng biểu tượng cho chiến đấu vì độc lập tự do, trăng là biểu tượng của non nước thanh bình Đây là vẻ đẹp hài hòa của tâm hồn chiến sĩ

Một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của những

người lính

Trong bức tranh, nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là

ba hình ảnh gắn kết với nhau : người lính, khẩu súng, vầng

trăng Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính

phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau Sức mạnh của tình

đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối

giá rét

Trang 9

Ảnh minh họa

Trang 10

Bài hát : Tình đồng chí Trình bày : Đan Trường.

Trang 11

Hướng dẫn về nhà :

1 Nắm nội dung kiến thức vừa học.

2 Học thuộc lòng bài thơ “Đồng chí” của

Chính Hữu.

3 Nêu cảm nhận của bản thân về hình tượng

người lính trong bài thơ.

4 Chuẩn bị bài mới: Bài thơ về tiểu đội xe

không kính của Phạm Tiến Duật.

- Đọc bài thơ, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh

ra đời của tác phẩm.

- Thực hiện theo yêu cầu trong SGK, trả lời

Trang 12

Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Ngày đăng: 15/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w