1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tiếng anh thực dụng ... Từ gần nghĩa và các trường hợp sử dụng

4 4,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 18,77 KB

Nội dung

Sự khác nhau giữa động từ look, see và watch là gì? Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi dùng tới mắt để nhìn. Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm chú tới đâu. SEE : Khi chúng ta nói see chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn chúng ta có câu: I opened the curtains and saw some birds outside Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài. Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìnxemngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng. Bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn thấy, trông thấy. LOOK : Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ look, chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định. Do vậy, có thể nói: This morning I looked at the newspaper Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo. WATCH : Khi chúng ta watch theo dõi, xem một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú, thường là vì có sự chuyển động trong đó. Ví dụ : I watched the bus go through the traffic lights Tôi nhìn theotheo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay I watch the movie Tôi xem phim. Và ở đây diễn ra ý chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú. Thông thường là có sự chuyển động trong đó. Sự khác nhau giữa HEARD – LISTEN Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ look, see và watch là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ:

Trang 1

Sự khác nhau giữa động từ 'look', 'see' và 'watch' là gì?

Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi dùng tới mắt để nhìn

Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm chú tới đâu

- SEE : Khi chúng ta nói 'see' chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn chúng ta có câu: "I opened the curtains and saw some birds outside" - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài

Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng Bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy

ra trước mắt bạn - thấy, trông thấy

- LOOK : Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ 'look', chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định Do vậy, có thể nói: "This morning I looked at the

newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo

- WATCH : Khi chúng ta 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú, thường là vì có sự chuyển động trong đó Ví dụ : "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim Và ở đây diễn ra ý chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú Thông thường là có sự chuyển động trong đó

Sự khác nhau giữa HEARD – LISTEN

Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ:

- "I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên nghe thấy tiếng đài, vậy thôi

- "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài

Về mặt ngữ nghĩa: Listen nghĩa là Lắng Nghe, còn Hear nghĩa là Nghe Thấy; Listen

để chỉ một hành động của con người (verb of actions), Hear để chỉ một cảm nhận của con người (verb of perceptions)

Điều quan trọng là khi bạn bắt gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại với nhau và thử tìm sự khác biệt giữa những động từ đó

Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau, thì điều quan trọng là hãy tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chúng là gì vì về căn bản những từ nay không thể dùng thay thế cho nhau được

Trang 2

Phân biệt Unit và Lesson

Unit và Lesson đều là bài học Nhưng sở dĩ có hai từ khác nhau là vì 2 cách nhìn nhận khác nhau về giảo dục

- Lesson là quan niệm xưa, một lesson là một khối kiến thức để dạy trong một tiết / một tuần / một đơn vị thời gian nào đó

- Unit phản ánh quan niệm giáo dục mới, một unit là một đơn vị kiến thức độc lập (tất nhiên các units phải liên quan với nhau, nhưng mỗi Unit có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một đơn vị kiến thức trọn vẹn)

Phân biệt College và University

- Theo Anh (căn cứ Oxford) College là một phần của University Ví dụ Đại học quốc gia TP.HCM là một University, Đại học khoa học xã hội nhân văn

TP.HCM, Đại học khoa học tự nhiên Tp.HCM là các Colleges

- Theo Mỹ (căn cứ Webster) University to hơn, dạy trình độ cao hơn College

Phân biệt End và Finish

Về mặt ngữ pháp: End và Finish đều có thể vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ Vd:

- The film ends with a wedding scene

- A wedding scene ends the film

- When will the construction finish?

- Have you finished your homework?

Vậy thì phải phân biệt về mặt ngữ nghĩa rồi… và đây (luôn luôn) là một vấn đề khó khăn với người đang học ngoại ngữ

Trước tiên nói đến nghĩa Nội động từ:

- End thường dùng với ý là sự vật / sự việc đến đấy là chấm dứt, muốn thêm cũng không thêm được nữa;

- Finish thì lại có ý là đã đạt được đến mức độ cần thiết để ngưng (hoàn thành), không cần phải tiếp tục nữa

Còn nói về Ngoại Động Từ thì hơi tế nhị hơn một chút:

- End something được dùng với ý là làm nên hoặc gây ra sự chấm dứt của một điều gì đó… ví dụ: The collapse of the Berlin Wall in 1989 ended the period of Cold War

- Finish something được dùng với ý là làm cho trọn vẹn một chuyện gì đó… ví dụ: Finish your speech and go back to your seat Nên dịch là: “ Nói rốt cho xong rồi về chỗ ngồi đi.”, trong khi đó “And he finished the table with a

varnish.” phải dịch là “Và cuối cùng anh ta phủ tấm khăn trải lên bàn.” Ở đây

ta không dịch là "hoàn thành" mà dùng chữ "cuối cùng" để ý nói đây đã là công

Trang 3

đoạn sau rốt của một quá trình mà xong công đoạn này tức là xong hết trọn vẹn

TUY NHIÊN, tế nhị là ở chỗ, End mang ý nghĩa Trung Lập (chứ không phải nghĩa xấu), còn Finish không phải chỉ mang nghĩa tốt (làm cho sự vật / sự việc toàn vẹn hơn) và cũng mang cả nghĩa xấu (làm cho tiêu tan), ví dụ: The scandal finished his career (Vụ bê bối nổi đình nổi đám làm tan hoang cả sự nghiệp của ông ta.)

Phân biệt Sense và Feeling

Sense là cảm giác Nhưng liên quan đến cách nhìn nhận, đánh giá của bạn về một vấn

đề, cảm giác của sense là các nhận định cảm tính (chưa có cơ sở gì chứng minh)

VD : You got this sense that people were drawing themselves away from each other Feeling là cảm xúc Của feeling là các cảm giác thiên về cảm xúc như buồn vui, lo lắng, sợ sệch

Ví dụ như:

Tôi có một cảm giác rất mạnh mẽ là có gì đó không ổn đang diễn ra quanh đây

=> I have a strong sense that there's something wrong around.

Gặp lại người yêu cũ khiến trong lòng tôi dâng lên một cảm xúc kỳ lạ

=> A strange feeling emerged inside my heart when I met my ex-lover again.

Sự khác nhau giữa On time và In time.

Khi dùng chữ ON là ta coi cái time đó là một điểm, và hành động rơi đúng trên điểm ấy =>

ON TIME

On time thường dùng cho những gì đã là thời khóa biểu, đã lên lịch hẹn; dùng On time là muốn nhấn mạnh sự ĐÚNG GIỜ

Khi dùng chữ In là ta coi cái time đó là một khoảng, và hành động rơi vào trong khoảng ấy

=> IN TIME

In time thường dùng cho những gì đột xuất, ngẫu nhiên; dùng in time là muốn nhấn mạnh sự KỊP THỜI

Thí dụ nếu đến nhà ga vừa lúc xe lửa sắp chạy > dùng "in time"

Còn đến nhà ga đủ thời gian ăn uống ngủ nghỉ -> dùng "on time"

Các từ về nấu nướng e khó phân biệt: bake, roast, grill, toast, broil, boil, poach, steam, fry,

saute, caserole, stew, braise

BAKE là nướng nhưng bằng lò (hay gọi là bỏ lò cũng được) ROAST là quay GRILL là nướng nhưng sử dụng vỉ TOAST là nướng (nhưng chỉ dùng cho bánh mỳ) BROIL là nướng nhưng chỉ dùng cho thịt BOIL là luộc POACH là kho hoặc rim STEAM là hấp hoặc dùng nồi áp suất FRY là rán SAUTÉ là từ mượn của Pháp là áp chảo STEW là món hầm

BRAISE là om, CASSEROLE là tên gọi của những món ăn được nấu và ăn trực tiếp trên đĩa/bát sâu lòng Hình thức chế biến có thể là nướng hoặc xào nấu trực tiếp trên những chiếc đĩa/bát đó

Phân biệt NO, NONE, NOT, NOT ANY

No là số từ, đi trước danh từ để chỉ số lượng cho danh từ đó

None là đại từ, dùng thay thế cho danh từ

Not a là tính từ định ngữ, đi trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó

Not any cũng là tính từ định ngữ, nhưng có thể đi trước danh từ không đếm được VD :

I have no time at all to write to you - Tôi ko có thời gian để viết thư cho bạn

I want none of these things - Tôi không cần một cái gì trong các thứ này cả

Trang 4

I am not a shot in the locker - Tôi ko còn một xu dính túi.

I do not have any money - Tôi ko có nhiều tiền

Sự khác nhau giữa : Trip, Voyage, Journey, Flight, Cruise, Vocation, Holiday

Trip là một chuyến đi, thường là đi xa

Voyage là một chuyến hải hành, thường là đi đường biển, hoặc ít ra cũng là đi nước ngoài Journey là một chuyến hành trình, dài ngày, có khi dừng chân nơi này nơi nọ

Cruise cũng là hải hành, nhưng mục đích của nó là đi ra biển, khác với voyage là đi ngang

Flight là chuyến bay

Vacation là kỳ nghỉ

Holiday là ngày hội

Ngày đăng: 15/07/2014, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w