Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

99 718 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là cuốn sách về tối ưu hóa GSM

Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay trên thế giới mọi mặt của đời sống xã hội đều phát triển, không những về kinh tế, khoa học tự nhiên mà còn rất nhiều lĩnh vực khác. Ngành thông tin liên lạc được coi là ngành mũi nhọn cần phải đi trước một bước, làm cơ sở cho các ngành khác phát triển. Nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin của con người ở mọi nơi mọi lúc ngày càng cao. Thông tin di động ra đời và phát triển đã trở thành một loại hình dịch vụ, phương tiện thông tin phổ biến, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Các hệ thống thông tin di động đang phát triển rất nhanh cả về qui mô, dung lượng và đặc biệt là các loại hình dịch vụ mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin di động trong nước đã có những bước phát triển vượt bậc cả về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng phục vụ. Với sự phát triển của nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ liên tục đưa ra các chính sách khuyến mại, giảm giá và đã thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Cùng với đó, mức sống chung của toàn xã hội ngày càng được nâng cao đã khiến cho số lượng các thuê bao sử dụng dịch vụ di động tăng đột biến trong các năm gần đây. Các nhà cung cấp dịch vụ di động trong nước hiện đang sử dụng hai công nghệ là GSM (Global System for Mobile Communication - Hệ thống thông tin di động toàn cầu) với chuẩn TDMA (Time Division Multiple Access - đa truy cập phân chia theo thời gian) và công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access - đa truy cập phân chia theo mã). Các nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM là Mobifone, Vinaphone, Viettel và các nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng công nghệ CDMA là S-Fone, EVN. Các nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng công nghệ CDMA mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, và cũng đang dần lớn mạnh. Tuy nhiên hiện tại do nhu cầu sử dụng của khách hàng nên thị phần di động trong nước phần lớn vẫn thuộc về các nhà cung cấp dịch vụ di động GSM với số lượng các thuê bao là nhiều hơn. Chính vì vậy việc tối ưu hóa mạng di động GSM là việc làm rất cần thiết và mang một ý nghĩa thực tế rất cao. Trên cơ sở những kiến thức tích luỹ trong những năm học tập chuyên ngành Điện Tử - Viễn Thông tại trường đại học Vinh cùng với sự hướng dẫn của Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 1 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM PGS.TS Nguyễn Quốc Trung, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Tối ưu hóa mạng thông tin di động GSM ”. Nội dung đồ án gồm 2 phần được trình bày theo trình tự sau: Phần I: Tồng quan về mạng GSM Chương I: Giới thiệu chung về mạng thông tin di động GSM Chương II: Cấu trúc mạng thông tin di động GSM Phần II: Quy trình thực hiện tối ưu hóa vùng phủ sóng của mạng thông tin di động GSM Chương III: Cơ sở lý thuyết để thực hiên tối ưu hóa Chương IV: Giải quyết vấn để dung lượng Chương V: Giải quyết vấn đề chất lượng Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn “Điện tử - viễn thông ” khoa công nghệ trường đại học Vinh đã tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt 5 năm qua. Đồng thời, em xin gưĩ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Quốc Trung đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Vinh, tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Cao Đăng Hợp Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 2 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM Phần I TỔNG QUAN VỀ MẠNG GSM Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MẠNG GSM Thuật ngữ thông tin di động tế bào ra đời vào những năm 70, khi kết hợp được các vùng phủ sóng riêng lẻ thành công, đã giải được bài toán khó về dung lượng. Tháng 12-1971 đưa ra hệ thống cellular kỹ thuật tương tự, FM, ở dải tần số 850Mhz.Dựa trên công nghệ này đến năm 1983, mạng điện thoại di động AMPS (Advance Mobile Phone Service) phục vụ thương mại đầu tiên tại Chicago, nước Mỹ. Sau đó hàng loạt các chuẩn thông tin di động ra đời như : Nordic Mobile Telephone (NTM), Total Access Communication System (TACS). Giai đoạn này gọi là hệ thống di động tương tự thế hệ đầu tiên (1G) với dải tầng hẹp, tất cả các hệ thống 1G sử dụng điều chế tần số FM cho đàm thoại, điều chế khoá dịch tần FSK (Frequency Shift Keying) cho tín hiệu và kỹ thuật truy cập được sử dụng là FDMA (Frequency Division Multiple Access). Thế hệ thứ 2 (2G) được phổ biến trong suốt thập niên 90. Sự phát triển công nghệ thông tin di động thế hệ thứ hai cùng các tiện ích của nó đã làm bùng nổ lượng thuê bao di động trên toàn cầu. Đây là thời kỳ chuyển đổi từ các công nghệ analog sang digital. Giai đoạn này có các hệ thống thông tin di động số như : GSM - 900MHZ (Global System for Mobile), DCS-1800MHZ (Digital Cordless System), PDC - 1900Mhz (Personal Digital Cellular), IS - 54 và IS - 95 (Interior Standard). Trong đó GSM là tiền thân của hai hệ thống DCS, PDC. Các hệ thống sử dụng kỹ thuật TDMA (Time Division Multiple Access) ngoại trừ IS-95 sử dụng kỹ thuật CDMA (Code Division Multiple Access). Thế hệ 2G có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng, các tiện ích hỗ trợ cho công nghệ thông tin, cho phép thuê bao thực hiện quá trình chuyển vùng quốc tế Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 3 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM tạo khả năng giữ liên lạc trong một diện rộng khi họ di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Thế hệ thứ ba (3G), từ năm 1992 Hội nghị thế giới truyền thông dành cho truyền thông một số dải tần cho hệ thống di động 3G : phổ rộng 230MHz trong dải tần 2GHz, trong đó 60MHz được dành cho liên lạc vệ tinh. Sau đó Liên Hiệp Quốc Tế Truyền Thông (UIT) chủ trương một hệ thống di động quốc tế toàn cầu với dự án IMT - 2000 sử dụng trong các dải 1885 - 2025MHz và 2110- 2200MHz. Thế hệ 3G gồm có các kỹ thuật : W-CDMA (Wide band CDMA) kiểu FDD và TD-CDMA (Time Division CDMA) kiểu TDD. Mục tiêu của IMT- 2000 là giúp cho các thuê bao liên lạc với nhau và sử dụng các dịch vụ đa truyền thông trên phạm vi thế giới, với lưu lượng bit đi từ 144Kbit/s trong vùng rộng và lên đến 2Mbps trong vùng địa phương. Dịch vụ bắt đầu vào năm 2001- 2002. Ở nước ta, mạng thông tin di động đầu tiên ra đời vào năm 1992 với khoảng 5.000 thuê bao. Hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn là Mobifone (VMS) ra đời năm 1993 – liên doanh giữa công ty bưu chính viễn thông VN (VNPT) và tập đoàn COMVIK (Thụy Điển) và Vinafone của trung tâm dịch vụ viễn thông (GPC) thuộc VNPT ra đời năm 1996. Đến năm 2002 Sfone của tập đoàn TELECOM của Hàn Quốc và tháng 6/2004, Viettell của công Ty Viễn Thông Quân Đội cùng bước vào cuộc. Cuộc chạy đua của các nhà khai thác làm cho giá cước giảm xuống và các dịch vụ càng đa dạng. II. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT MẠNG GSM Hệ thống thông tin di động GSM cho phép chuyển vùng tự do của các thuê bao trên thế giới, có nghĩa là một thuê bao có thể thâm nhập sang mạng của nước khác khi di chuyển qua biên giới. Trạm di động GSM – MS (GSM Mobile Station) phải có khả năng trao đổi thông tin tại bất cứ nơi nào trong vùng phủ sóng quốc tế. 1. Về khả năng phục vụ : - Hệ thống được thiết kế sao cho MS có thể dùng được trong tất cả các nước có mạng. - Cùng với phục vụ thoại, hệ thống phải cho phép sự linh hoạt lớn nhất cho các loại dịch vụ khác liên quan tới mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN). Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 4 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM - Tạo một hệ thống có thể phục vụ cho các MS trên các tầu viễn dương như một mạng mở rộng cho các dịch vụ di động mặt đất 2. Về chất lượng phục vụ và an toàn bảo mật - Chất lượng của thoại trong GSM phải ít nhất có chất lượng như các hệ thống di động tương tự trước đó trong điều kiện vân hành thực tế. - Hệ thống có khả năng mật mã hoá thông tin người dùng mà không ảnh hưởng gì đến hệ thống cũng như không ảnh hưởng đến các thuê bao khác không dùng đến khả năng này. 3. Về sử dụng tần số - Hệ thống cho phép mức độ cao về hiệu quả của dải tần mà có thể phục vụ ở vùng thành thị và nông thôn cũng như các dịch vụ mới phát triển. - Dải tần số hoạt động là 890 - 915 và 935 - 960 Mhz. - Hệ thống GSM 900Mhz phải có thể cùng tồn tại với các hệ thống dùng 900Mhz trước đây. 4. Về mạng - Kế hoạch nhận dạng dựa trên khuyến nghị của CCITT. - Kế hoạch đánh số dựa trên khuyến nghị của CCITT. - Hệ thống phải cho phép cấu trúc và tỷ lệ tính cước khác nhau khi được dùng trong các mạng khác nhau. - Trung tâm chuyển mạch và các thanh ghi định vị phải dùng hệ thống báo hiệu được tiêu chuẩn hoá quốc tế. - Chức năng bảo vệ thông tin báo hiệu và thông tin điều khiển mạng phải được cung cấp trong hệ thống. III. CẤU TRÚC ĐỊA LÝ CỦA MẠNG Mọi mạng điện thoại cần một cấu trúc nhất định để định tuyến các cuộc gọi đến tổng đài cần thiết và cuối cùng đến thuê bao bị gọi. Ở một mạng di động, cấu trúc này rất quan trọng do tính lưu thông của các thuê bao trong mạng. Trong hệ thống GSM, mạng được phân chia thành các phân vùng sau (hình 1.2): Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 5 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM Hình 1.1 Phân cấp cấu trúc địa lý mạng GSM Hình 1.2 Phân vùng và chia ô Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 6 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM 1. Vùng phục vụ PLMN Vùng phục vụ GSM là toàn bộ vùng phục vụ do sự kết hợp của các quốc gia thành viên nên những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới. Phân cấp tiếp theo là vùng phục vụ PLMN, đó có thể là một hay nhiều vùng trong một quốc gia tùy theo kích thước của vùng phục vụ. Kết nối các đường truyền giữa mạng di động GSM/PLMN và các mạng khác (cố định hay di động) đều ở mức tổng đài trung kế quốc gia hay quốc tế. Tất cả các cuộc gọi vào hay ra mạng GSM/PLMN đều được định tuyến thông qua tổng đài vô tuyến cổng G-MSC (Gateway - Mobile Service Switching Center). G-MSC làm việc như một tổng đài trung kế vào cho GSM/PLMN. 2. Vùng phục vụ MSC MSC (Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động, gọi tắt là tổng đài di động). Vùng MSC là một bộ phận của mạng được một MSC quản lý. Để định tuyến một cuộc gọi đến một thuê bao di động. Mọi thông tin để định tuyến cuộc gọi tới thuê bao di động hiện đang trong vùng phục vụ của MSC được lưu giữ trong bộ ghi định vị tạm trú VLR. Một vùng mạng GSM/PLMN được chia thành một hay nhiều vùng phục vụ MSC/VLR. 3. Vùng định vị LA Mỗi vùng phục vụ MSC/VLR được chia thành một số vùng định vị LA. Vùng định vị là một phần của vùng phục vụ MSC/VLR, mà ở đó một trạm di động có thể chuyển động tự do mà không cần cập nhật thông tin về vị trí cho tổng đài MSC/VLR điều khiển vùng định vị này. Vùng định vị này là một vùng mà ở đó thông báo tìm gọi sẽ được phát quảng bá để tìm một thuê bao di động bị gọi. Vùng định vị LA được hệ thống sử dụng để tìm một thuê bao đang ở trạng thái hoạt động. Hệ thống có thể nhận dạng vùng định vị bằng cách sử dụng nhận dạng vùng định vị LAI (Location Area Identity): LAI = MCC + MNC + LAC MCC (Mobile Country Code): mã quốc gia MNC (Mobile Network Code): mã mạng di động Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 7 ỏn tt nghip Ti u húa mng thụng tin di ụng GSM LAC (Location Area Code) : mó vựng nh v (16 bit) 4. Cell Vựng nh v c chia thnh mt s ụ m khi MS di chuyn trong ú thỡ khụng cn cp nht thụng tin v v trớ vi mng. Cell l n v c s ca mng, l mt vựng ph súng vụ tuyn c nhn dng bng nhn ng ụ ton cu (CGI). Mi ụ c qun lý bi mt trm vụ tuyn gc BTS. CGI = MCC + MNC + LAC + CI CI (Cell Identity): Nhn dng ụ xỏc nh v trớ trong vựng nh v. Trm di ng MS t nhn dng mt ụ bng cỏch s dng mó nhn dng trm gc BSIC (Base Station Identification Code). IV. BNG TN S DNG TRONG H THNG GSM 2 5 M h z 2 0 0 K h z 2 5 M h z 2 0 0 K h z 8 9 0 M h z 9 1 5 M h z 9 3 5 M h z 9 6 0 M h z B ă n g t ầ n l ê n ( T ừ M S - B T S ) B ă n g t ầ n x u ố n g ( T ừ B T S - M S ) 8 8 2 M h z 9 1 5 M h z 9 2 7 M h z 9 6 0 M h z 1 7 1 0 M h z 1 7 8 5 M h z 1 8 0 5 M h z 1 8 8 0 M h z G S M m ở r ộ n g D S C Hỡnh 1.2 bng tn c bn v m rng ca GSM H thng thụng tin di ng GSM lm vic trong bng tn 890 960 KHz, bng t ny c chia lm 2 phn: - Bng tn lờn (uplink band): 890 915 KHz cho cỏc kờnh vụ tuyn t trm di ng n h thng tram thu phỏt gc. - Bng tn xun (downlink band): 935 960 KHz cho cỏc kờnh vụ tuyn t tram thu phỏt gc m trm di ng Mi bng rng 23KHz , c chia lm 24 súng mang. Cỏc súng mang cnh nhau cỏch nhau 200KHz. Mi kờnh s dng 2 tn sú riờng bit, mt cho ng lờn, mt cho ng xung. cỏc kờnh ny c gi l kờnh song cụng. Khong cỏch gia 2 tn s l khụng thay i v bng 45KHz, c gi l Khoa cụng ngh - Lp 45k 2 -TVT Sinh viờn: Cao ng Hp 8 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM khoảng cách song công. Kênh vô tuyến này được chia làm 8 khe thời gian, mỗi khe thời gian là một kênh vật lý để trao đổi thông tin giữa trạm thu phát và trạm di động. Ngoài băng tần trên GSM còn mở rộng băng tần DCS (Digital Cellular System) V. PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP TRONG THỒNG TIN DI ĐỘNG Ở giao diện vô tuyến, MS và BTS liên lạc với nhau bằng sóng vô tuyến. Để sử dụng tài nguyên tần số có hiệu quả, ngoài việc sử dụng lại tần số, số kênh vô tuyến được dùng theo kiểu kênh trung kế. Hệ thống trung kế vô tuyến là hệ thống vô tuyến có số kênh sẵn sàng phục vụ ít hơn số người dùng khả dĩ. Phương thức sử dụng các kênh gọi là phương pháp đa truy nhập. Người dùng khi có nhu cầu thì được đảm bảo về sự truy nhập vào trung kế. Đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA (Frquency Division Multiple Access): phục vụ các cuộc gọi theo các kênh tần số khác nhau. Người dùng được cấp phát một kênh trong tập hợp các kênh trong lĩnh vực tần số. Phổ tần số được chia thành 2N dải tần số kế tiếp, cách nhau một khoảng bảo vệ. Mỗi dải tần số được gán một kênh liên lạc, N dải dành cho liên lạc hướng lên, N dải dành cho liên lạc hướng xuống. Đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA (Time Division Multiple Access): khi có yêu cầu một cuộc gọi thì một kênh vô tuyến được ấn định. Các thuê bao khác nhau dùng chung một kênh nhờ cài xen thời gian. Mỗi thuê bao được cấp một khe trong cấu trúc khung tuần hoàn 8 khe. Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple Access): là phương pháp trai phổ tín hiệu, gán cho mỗi MS một mã riêng biệt cho phép nhiều MS cùng thu, phát độc lập trên mặt băng tần nên tăng dung lượng cho hệ thống. Hiện tại công nghệ CDMA đang được triển khai tại mộ số quốc gia. Tại Việt Nam hiện có mạng thông tin di động S- Fone của công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn (SPT) đang sử dụng công nghệ này. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp truy nhạp theo không gian SDMA. Mạng GSM sử dụng phương pháp TDMA kết hợp FDMA. Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 9 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM I. MÔ HÌNH HỆ THỐNG TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM Hình 1.3: cấu trúc mạng GSM OSS : Phân hệ khai thác và bảo dưỡng SS : Phân hệ chuyển mạch Auc : Trung tâm nhận thực EIR : Thanh ghi nhận dạng thiết bị HLR : Bộ ghi định vị thường trú VLR : Bộ ghi định vị tạm trú MSC : Tổng đài di động BSS : Phân hệ trạm gốc BSC : Bộ điều khiển trạm gốc BTS : Trạm thu phát gốc MS : Trạm di động ISDN : Mạng số liên kết đa dịch vụ PSPDN : Mạng chuyển mạch gói công cộng PSTN : Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng CSPDN : Mạng chuyển mạch kênh cộng cộng PLMN: Mạng di động mặt đất công cộng Khoa công nghệ - Lớp 45k 2 -ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 10 [...]... giao đến MS Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 29 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM PHẦN II QUY TRÌNH THỰC HIỆN TỐI ƯU HÓA VÙNG PHỦ SÓNG CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐÔNG GSM Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ THỰC HIỆN TỐI ƯU HÓA I GIỚI THIỆU CHUNG 1 Lưu đồ thực hiện tối ưu hóa Hình 3.1 lưu đồ tối ưu hóa 2 Các quá trình thực hiện 2.1 Giám sát chất lượng phục vụ Khoa công nghệ... Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài ở phân hệ chuyển mạch SS Tóm lại, BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những người sử dụng các trạm di động với những người sử Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 12 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM dụng viễn thông khác BSS cũng phải được điều khiển, do đó nó được đấu nối với phân hệ vận... quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ xa BTS và MS Các lệnh này chủ yếu là các lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và quản lý chuyển giao (Handover) Một phía BSC được Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 13 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM nối với BTS còn phía kia nối với MSC của SS Trong thực tế, BSC là một tổng đài nhỏ có khả... riêng được tiêu chuẩn hoá trong GSM Tất cả các bộ phận thu, phát, báo hiệu tạo thành thiết bị ME ME không chứa các tham số liên quan đến khách hàng, mà tất cả các thông tin này được lưu trữ trong SIM SIM Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 14 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM thường được chế tạo bằng một vi mạch chuyên dụng gắn trên thẻ gọi là Simcard Simcard có thể... được nối tới máy tính chủ đóng vai trò giao tiếp người - máy Theo tiêu chuẩn GSM hệ thống này được gọi là trung tâm vận hành và bảo dưỡng (OMC - Operation and Maintenance Center) 4.2 Quản lý thuê bao Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 15 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM Bao gồm các hoạt động quản lý đăng ký thuê bao Nhiệm vụ đầu tiên là nhập và xoá thuê bao... 900 là sẽ 992 kênh - EGSM (GSM mở rộng E : extended) Hệ thống GSM nguyên thủy được mở rộng mỗi bằng tần thêm 10 MHz (tương đương 50 kênh tần số) thì được gọi là EGSM: Dải tần số: 880 ÷ 915 MHz uplink Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 16 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM 925 ÷ 960 MHz downlink Ful (n) = 880 MHz +(0,2 MHz)*n Fdl (n) = Ful (n) + 45 MHz Với n=ARFCN... được đặt vào các kênh vật lý Các kênh logic được đặc trưng bởi thông tin truyền giữa BTS và MS Có thể chia kênh logic thành hai loại tổng quát: các kênh lưu lượng TCH và các kênh báo hiệu điều khiển CCH Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 17 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM Hình 1.4 Phân loại kênh logic  Kênh lưu lượng TCH: Có hai loại kênh lưu lượng: − Bm hay... tin báo hiệu, phục vụ cập nhật vị trí, đăng ký và thiết lập cuộc gọi, phục vụ bảo dưỡng kênh DCCH gồm có: - Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH dùng để cập nhật vị trí và thiết lập cuộc gọi Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 18 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM - Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH, là một kênh hoạt động liên tục trong suốt cuộc liên... bao đa dịch vụ toàn cầu - MSISDN (International Mobile Subscriber ISDN Number) được sử dụng trong việc thiết lập cuộc gọi từ một mạng khác đến MS trong mạng Phần tử khác liên quan đến mã nhận dạng thuê Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 19 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM bao di động quốc tế - IMSI (International Mobile Subscriber Identity) được lưu giữ trong... GSM trong cùng một nước SN (Subscriber Number): số thuê bao, tối đa được 12 số, trong đó có 3 số để nhận dạng HLR  Nhận dạng thuê bao di động toàn cầu IMSI (International Mobile Subscriber Identity): Khoa công nghệ - Lớp 45k2-ĐTVT Sinh viên: Cao Đăng Hợp 20 Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng thông tin di đông GSM IMSI là mã số duy nhất cho mỗi thuê bao trong một vùng hệ thống GSM IMSI được ghi trong MS . thông tin di đông GSM Phần I TỔNG QUAN VỀ MẠNG GSM Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MẠNG GSM Thuật ngữ thông. thông tin di đông GSM CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM I. MÔ HÌNH HỆ THỐNG TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM Hình 1.3: cấu trúc mạng GSM OSS : Phân

Ngày đăng: 12/03/2013, 15:27

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1 Phân cấp cấu trúc địa lý mạng GSM - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 1.1.

Phân cấp cấu trúc địa lý mạng GSM Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 1.2 băng tần cơ bản và mở rộng của GSM - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 1.2.

băng tần cơ bản và mở rộng của GSM Xem tại trang 8 của tài liệu.
I. MÔ HÌNH HỆ THỐNG TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45
I. MÔ HÌNH HỆ THỐNG TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1.3: cấu trúc mạng GSM - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 1.3.

cấu trúc mạng GSM Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 3.1 lưu đồ tối ưu hóa - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 3.1.

lưu đồ tối ưu hóa Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng trên cho ta thấy dung lượng sử dụng và hiệu quả sử dụng trung kế với các kích cỡ trung kế khác nhau - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Bảng tr.

ên cho ta thấy dung lượng sử dụng và hiệu quả sử dụng trung kế với các kích cỡ trung kế khác nhau Xem tại trang 34 của tài liệu.
 Mô hình mặt đất bằng phẳng - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

h.

ình mặt đất bằng phẳng Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 3.2: Truyền sóng trong trường hợp coi mặt đất là bằng phẳng - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 3.2.

Truyền sóng trong trường hợp coi mặt đất là bằng phẳng Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 3.4: Đặt BTS gần chướng ngại vật để tránh phân tán thời gian - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 3.4.

Đặt BTS gần chướng ngại vật để tránh phân tán thời gian Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 3.5: Phạm vi vùng Elip - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 3.5.

Phạm vi vùng Elip Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 3.6: Tỉ số nhiễu đồng kênh C/I - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 3.6.

Tỉ số nhiễu đồng kênh C/I Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình dạng của cell trong mỗi một sơ đồ chuẩn phụ thuộc vào kiểu anten và công suất ra của mỗi một BTS - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình d.

ạng của cell trong mỗi một sơ đồ chuẩn phụ thuộc vào kiểu anten và công suất ra của mỗi một BTS Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 4.2: Sơ đồ lượng - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.2.

Sơ đồ lượng Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 4.3: khoảng cách tái sử dụng tần số - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.3.

khoảng cách tái sử dụng tần số Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng quan hệ N & C/I - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Bảng quan.

hệ N & C/I Xem tại trang 59 của tài liệu.
3.1. Các mẩu tái sử dụng tần số - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

3.1..

Các mẩu tái sử dụng tần số Xem tại trang 59 của tài liệu.
Tra bảng Erlang-B (Phụ lục), tại GoS 2% thì một cell có thể cung cấp dung lượng 29,166 Erlang. - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

ra.

bảng Erlang-B (Phụ lục), tại GoS 2% thì một cell có thể cung cấp dung lượng 29,166 Erlang Xem tại trang 60 của tài liệu.
Hình 4.5: Mẫu tái sử dụng lại tần số 3/9 - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.5.

Mẫu tái sử dụng lại tần số 3/9 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Hình 4.6: Mẫu tái sử dụng lại tần số 4/12 - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.6.

Mẫu tái sử dụng lại tần số 4/12 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Hình 4.7: Mẫu tái sử dụng tần số 7/21 - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.7.

Mẫu tái sử dụng tần số 7/21 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Hình dạng lý thuyết của Cell là mộ tô tổ ong hình lục giác: - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình d.

ạng lý thuyết của Cell là mộ tô tổ ong hình lục giác: Xem tại trang 64 của tài liệu.
Hình 4.11: Các Omni (3600) Cells ban đầu - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.11.

Các Omni (3600) Cells ban đầu Xem tại trang 67 của tài liệu.
Hình 4.12: Giai đoạn 1: Sector hóa - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.12.

Giai đoạn 1: Sector hóa Xem tại trang 68 của tài liệu.
Hình 4.13: Tách chia 1:4 (sau lần đầu chia 3) - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.13.

Tách chia 1:4 (sau lần đầu chia 3) Xem tại trang 69 của tài liệu.
Hình 4.12: Tách chia 1:3 thêm lần nữa - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 4.12.

Tách chia 1:3 thêm lần nữa Xem tại trang 69 của tài liệu.
Dùng omni anten (hình 5.1) - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

ng.

omni anten (hình 5.1) Xem tại trang 75 của tài liệu.
Hình 5.4: đồ thị quan hệ giửa góc ngẩng và độ tăng ích - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45

Hình 5.4.

đồ thị quan hệ giửa góc ngẩng và độ tăng ích Xem tại trang 79 của tài liệu.
BẢNG ERLANG B TCH - Toi uu hoa GSM_CaoDangHop_45
BẢNG ERLANG B TCH Xem tại trang 89 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan