1. Trang chủ
  2. » Tất cả

27-buithikimyen

9 200 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 367,04 KB

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 200 CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HIỆN NAY MANAGEMENT OF REPRODUCTIVE HEALTH EDUCATION FOR THE STUDENTS AT THE COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES - THE UNIVERSITY OF DANANG Bùi Thị Kim Yến Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Sinh viên (SV) là sự tiếp nối giữa giai đoạn cuối của vị thành niên sang đầu giai đoạn người lớn trưởng thành. Với sự chín muồi cả về thể lực và tâm sinh lý thì đây là giai đoạn quan trọng và có tính quyết định nhất để giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS). Tuy nhiên, công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho SV Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng ( ĐHNN – ĐHĐN) hiện nay vẫn còn những vướng mắc, hạn chế. Công tác quản lý GDSKSS cho SV tuy đã được quan tâm, song chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và có tính hệ thống. Qua khảo sát, bài viết nhận định những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý GDSKSS cho sinh viên Trường ĐHNN - ĐHĐN và đề xuất một số biện pháp theo hướng thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý trong việc kết hợp gi ữa nhà trường, gia đình, xã hội và phát huy hết vai trò tự quản của SV nhằm khắc phục tình trạng này. ABSTRACT The student’s age may be a continuation between juvenile and adult growth stages. With physical and psychological maturity, it is the most decisive and important period for the education of reproductive health. However, the management of the reproductive health education for Foreign Language College’s students in Danang University is still limited and problematic. Although attention has been paid to such a management, it has not been closely, regularly and systematically concerned by reproductive health education workers. Based on this survey, the article discusses the causes affecting the management of the reproductive health education for the FLC students – the University of Danang and proposes a number of measures towards implementing comprehensively management functions in connection with the school, family, society and developing the students’self-management role aimed to overcome this situation. 1. Đặt vấn đề: Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu và trung tâm của mọi sự phát triển. Vì thế, đầu tư cho chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) là đầu tư cho phát triển. Đặc biệt, sự phát triển của thanh thiếu niên là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Vì thanh thiếu niên có tiềm năng to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc quan tâm đến sự phát triển, chăm sóc sức khỏe về mọi mặt cho họ là hết sức quan trọng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 201 Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Bộ Y tế, có đến 50% vị thành niên chưa có tri thức đầy đủ về sinh lý tuổi dậy thì và các vấn đề tình dục, mang thai; 90% không biết cách áp dụng một biện pháp phòng tránh thai nào. Trong khi đó, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở lứa tuổi này ngày một tăng [3]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 80 triệu ca có thai ngoài ý muốn đã dẫn đến 20 triệu ca phá thai không an toàn. Việt Nam hiện là một trong ba quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, với khoảng 400.000 ca phá thai/năm [2]. Cũng theo tổ chức này, mỗi năm có trên 250 triệu người bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà tỉ lệ cao nhất ở độ tuổi 20-24, thứ hai là 15-19 tuổi và cứ 15 triệu người bị nhiễm HIV thì 2/3 trong số đó trước tuổi 25 [1, tr. 94-95]. Việt Nam không đứng ngoài tình trạng báo động đó. Trong xu thế hội nhập và mở rộng giao lưu giữa các quốc gia, các luồng văn hóa bên ngoài có điều kiện xâm nhập vào nước ta ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh những yếu tố văn hóa có tác động giáo dục lành mạnh, trong sáng, phù hợp với phong cách, lối sống của dân tộc và tuổi trẻ Việt Nam, không ít những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu niên nước ta, trong đó có sinh viên. SV là lớp thanh niên đang ở độ tuổi trưởng thành, đang phát triển về nhân cách và có nhu cầu khẳng định mạnh mẽ về cá tính, thích hoạt động giao du bè bạn, có khát vọng được tham gia các hoạt động văn hóa; đặc điểm tâm sinh lý có nhiều thay đổi so với tuổi thiếu niên: hiếu động, bột phát, thích tò mò tìm kiếm và dễ bị tác động gây ảnh hưởng xấu bởi những mặt trái, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà trường là nơi nuôi dưỡng đạo đức, lý tưởng, nhân cách, hoài bão ước mơ, trí tuệ của SV nhưng cũng khó tránh khỏi sự xâm nhập, tấn công của các tệ nạn xã hội và các hiện tượng văn hóa tiêu cực. Giáo dục sức khỏe sinh sản là vấn đề quan trọng đối với SV và đặc biệt quan trọng cho SV Trường ĐHNN - ĐHĐN. Vì trường có tỉ lệ nữ SV khá lớn và ngoài giảng viên Việt Nam, họ được học với các giảng viên nước ngoài, được tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng và phong phú nên có khả năng thích ứng cao, thay đổi nhanh chóng; có cơ hội nắm bắt tư tưởng tiến bộ nhưng cũng dễ bị lôi kéo vào những hoạt động thiếu lành mạnh. Là một trường vừa mới thành lập, công tác giáo dục của Trường ĐHNN - ĐHĐN có sự phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng; công tác phối hợp giữa chính quyền, các đoàn thể nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên tuy có nhiều thành công song vẫn còn những vướng mắc, hạn chế cần phải có giải pháp tháo gỡ, khắc phục. 2. Nguyên nhân ảnh hưởng công tác quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng Hiệu quả công tác quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng hiện nay chưa cao. Những nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém trong công tác quản lý thể hiện rõ tại đồ thị (Hình 1). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 202 Hình 1. Yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý công tác giáo dục SKSS cho SV 2.1. Nguyên nhân khách quan - Thời kỳ kinh kế hội nhập, mở cửa, giao lưu vừa mang tính tích cực, nhưng đồng thời cũng có nhiều tác động tiêu cực đến toàn xã hội nói chung và ngành Giáo dục - Đào tạo nói riêng. - Thiếu sự chỉ đạo tập trung, sâu rộng từ trên xuống. Chính sách của nhà nước về Dân số Kế hoạch hóa Gia đình tập trung vào đối tượng đã có gia đình mà chưa quan tâm nhiều đến lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là SV. Chỉ gần đây, công tác tuyên truyền về CSSKSS vị thành niên, thanh niên mới bắt đầu được triển khai rộng rãi, nhưng chưa có văn bản pháp quy chính thức đưa công tác GDSKSS vào chương trình thành môn học chính khóa cho SV. - Trường Đại học Ngoại ngữ chưa có ký túc xá riêng, SV còn phải ở ký túc xá của các trường thành viên Đại học Đà Nẵng và một số tạm trú ngoài nhà dân nên công tác quản lý còn gặp nhiều trở ngại. Việc phát động các phong trào về nếp sống văn 80.0% 73.0% 70.0% 67.8% 65.1% 60.0% 60.0% 73.0% 0 % 10 % 20 % 30 % 40 % 50 % 60 % 70 % 80 % 90 % Nhận thức của CB & SV về CTGDSKSS chưa cao Thiếu sự chỉ đạo từ trên xuống Kế hoạch chưa kịp thời và đồng bộ Chưa xây dựng được cơ cấu tổ chức QL Thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng Đội ngũ cán b ộ QL còn thiếu, yếu Thiếu đầu tư trang thiết bị… Thanh kiểm tra chưa thường xuyên TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 203 minh, ý thức sinh hoạt tập thể còn một số hạn chế. Tỷ lệ SV tham gia các phong trào hoạt động xã hội còn thấp. - Thiếu đầu tư cho trang thiết bị, phương tiện, tài liệu về SKSS cho SV. 2.2. Nguyên nhân chủ quan - Tuy đã có nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác GDSKSS cho SV, song việc chỉ đạo thực hiện chưa thật sự đi vào chiều rộng, chiều sâu; chưa quan tâm đầy đủ đến những nội dung cơ bản trong CSSKSS và thiếu sự đổi mới nội dung phù hợp với thực tế và lứa tuổi SV; chưa sử dụng tối đa và phối hợp khéo léo những phương pháp giáo dục; những hình thức triển khai hoạt động GDSKSS chưa đa dạng và phong phú, thiếu sự phát huy, chậm đổi mới. Vì vậy, công tác GDSKSS chưa thật sự gây ảnh hưởng; hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút tính tự giác tham gia của SV. - Việc định hướng mang tính vĩ mô còn buông lỏng, công tác kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá chưa thật sự bám sát thực tế, bám sát yêu cầu nhiệm vụ đổi mới trong giáo dục; chưa xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý; đội ngũ cán bộ quản lý vừa thiếu lại vừa yếu; chưa có chế độ chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ này; chưa có bộ phận chuyên trách quản lý công tác GDSKSS cho SV; … Vì vậy, trong tiến trình thực hiện công tác GDSKSS cho SV, Nhà trường chưa huy động được sức mạnh tổng hợp, chưa tạo nên phong trào thật sâu rộng và có hiệu quả. - Vẫn còn một bộ phận cán bộ (CB) và SV nhận thức và đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục SKSS; hầu hết SV còn e ngại, xem đây là vấn đề riêng tư, cá nhân của mỗi người. 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý GDSKSS cho SV Trường ĐHNN - ĐHĐN 3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên về giáo dục và quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Nhận thức là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, nó ảnh hưởng và chi phối thái độ, mọi hành vi ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật của con người. Không có nhận thức đúng thì không thể có hành động đúng. Vì vậy, Nhà trường cần phải quán triệt tư tưởng cho toàn thể cán bộ viên chức, sinh viên trong toàn trường tùy theo từng vị trí nhiệm vụ công tác khác nhau đều phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của GDSKSS và công tác quản lý GDSKSS cho SV, để họ có ý thức và trách nhiệm đối với công tác này, xem đây là vấn đề cần thiết, bức bách xã hội đặt ra cho cả dân tộc về chất lượng cuộc sống, đạo đức và giống nòi. 3.2. Kế hoạch hóa quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Kế hoạch là hành động đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình quản lý. Vì trong giai đoạn này, người lãnh đạo phải nắm chắc tình hình, phân tích được những thuận lợi, khó khăn; xác định rõ các mục tiêu cần đạt tới; lập chương trình hoạt động; lựa chọn các phương pháp và biện pháp thực hiện. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 204 Trên cơ sở kế hoạch chung của Đại học Đà Nẵng, căn cứ nhu cầu thực tế của SV Trường ĐHNN, Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý GDSKSS phù hợp với SV từng khoa, từng khóa; cho cả khóa học, từng năm học phù hợp với lối sống, phong cách và tâm sinh lý của sinh viên ngoại ngữ. Phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân cụ thể, đặc biệt gắn trách nhiệm chính cho Phòng Công tác Sinh viên kết hợp với Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên lập kế hoạch chi tiết quản lý công tác GDSKSS cho từng học kỳ, từng tháng và vào các ngày lễ, kỷ niệm. Trước khi bước vào đầu năm học mới, Nhà trường cần phải tổng kết công tác giáo dục và quản lý GDSKSS cho SV năm học cũ; chỉ ra được kết quả và chất lượng giáo dục cũng như quản lý; những thành công và thất bại, những thuận lợi hay khó khăn tác động đến công tác này; nắm bắt tình hình thời sự đổi mới và những yêu cầu thiết thực trong đời sống của SV. Điều đặc biệt quan trọng, Nhà trường phải huy động được nguồn lực tích cực từ phía những nhà quản lý, giảng viên, nhà tư vấn chuyên môn và sinh viên tham gia đóng góp ý kiến vào việc lập kế hoạch và chương trình hành động. 3.3. Tổ chức, triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Đây là giai đoạn hiện thực hóa kế hoạch để đạt mục tiêu xác định. Nhà trường cần xác định cơ cấu bộ máy quản lý để từ đó quy định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận; chức năng, nhiệm vụ cho từng cá nhân cho đúng người, đúng việc; khoa học và hợp lý; tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy; thông báo kế hoạch, chương trình hành động đến các thành viên trong trường, phối hợp các bộ phận để tạo ra tác động tích hợp có hiệu quả cao nhất. Thành lập một tổ chuyên trách thuộc Phòng Công tác Sinh viên để thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và triển khai, phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình tiến hành mọi hoạt động. Tổ chuyên trách phải được đào tạo qui củ về năng lực quản lý, bài bản về chuyên môn thuộc lĩnh vực SKSS, có kỹ năng truyền đạt đảm bảo yêu cầu khoa học và đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở kế hoạch đã định, Ban Giám hiệu trực tiếp phân công Phòng Công tác SV kết hợp Đoàn thanh niên, Hội SV, các khoa và các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức, triển khai kế hoạch quản lý công tác GDSKSS cho SV bằng nhiều hình thức như vă n bản (Thông báo, Quyết định .), họp cán bộ chủ chốt và hướng dẫn hay tập trung nghe phổ biến chung, lồng ghép nội dung thông báo vào những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn và cũng có thể kết hợp nhiều hình thức trên. Ngoài việc lồng ghép nội dung CSSKSS vào các môn khoa học xã hội, Nhà trường cần lồng ghép vào môn học ngoại ngữ để SV thường xuyên được tiếp cận, đàm thoại về tình dục, giới tính, . Nhà trườ ng vừa khuyến khích thảo luận đồng thời tăng cường giảng dạy các chuẩn mực đạo đức đối với SV. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa tổ chức theo lớp, chi đoàn, theo khoa hay theo khóa như viết bài, đóng kịch, thi sáng tác, vẽ tranh biếm họa, treo pano, chiếu video, in tạp chí chuyên san có tư liệu thật, phát tài liệu, tổ chức CLB về tình bạn, tình yêu, giới tính, . Thành lập Hòm thư tư vấn và Trung tâm tư vấn; Tổ chức tọa đàm, giao lưu liên trường, Hội thảo về SKSS . Tích cực tham gia nhiều TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 205 hoạt động xã hội như chương trình từ thiện (giao lưu, thăm hỏi những người nghiện hút, bị AIDS hay các cháu ở Trung tâm nuôi dạy trẻ bị nhiễm HIV), hiến máu nhân đạo …Tổ chức thường kỳ và có hệ thống các buổi sinh hoạt tập thể lớp, đoàn có thảo luận theo chủ đề, chủ điểm về SKSS. 3.4. Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài về dân số, giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, SKSS vị thành niên, giáo dục giới tính, các vấn đề về tâm lý xã hội có liên quan. Đây là biện pháp quan trọng có ảnh hưởng lớn đến kỹ năng nghiên cứu khoa học, mở rộng sự hiểu biết, kiến thức về các lĩnh vực xã hội khác nhau, đồng thời nâng cao nhận thức của SV về tầm quan trọng của công tác Dân số, GDSKSS, Giáo dục giới tính . cho nhân dân đặc biệt là thanh thiếu niên trong giai đoạn hội nhập. Đối với sinh viên ngoại ngữ, ngoài những đề tài khoa học theo chuyên ngành, Nhà trường cần phải động viên, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học về những đề tài xã hội khác nhau mang tính chất thời sự xã hội nóng bỏng như sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, thảm họa của đại dịch AIDS, SKSS trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, . Điều đó không chỉ giúp sinh viên mở mang kiến thức, làm phong phú thêm vốn từ sẵn có của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau mà còn tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống và tìm kiếm việc làm thích hợp với khả năng trong tình hình quốc tế hóa hiện nay. Để thực hiện được điều đó, trong giờ phát triển khẩu ngữ, giảng viên tổ chức thảo luận theo nhóm, thảo luận công khai bằng cách sử dụng người kể chuyện, diễn kịch hay đóng vai để SV có điều kiện phát triển kỹ năng nói, mở rộng vốn từ, đồng thời thông qua một ngôn ngữ khác có thể giúp SV giảm bớt sự e ngại trao đổi những cảm nghĩ riêng, tâm sự, thổ lộ những tâm tư thầm kín của mình. 3.5. Phối hợp quản lý chặt chẽ giữa giáo dục Nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội và tự giáo dục của cá nhân sinh viên. Một chương trình toàn diện là chương trình bao gồm nhiều sáng kiến hoạt động xã hội sâu rộng. Ngày nay, công tác chăm sóc SKSS đã được công nhận, được ủng hộ rộng rãi và trở thành sự nghiệp chung của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Nhà trường là nơi cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản, có hệ thống về SKSS, hình thành ở SV nhận thức và thái độ đúng đắn để từ đó định hướng trong hành vi cư xử của mình, còn việc củng cố, điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống đó như thế nào lại tùy thuộc rất nhiều vào sự giáo dục và quản lý từ phía gia đình; ảnh hưởng, tác động của xã hội và đặc biệt phụ thuộc vào tự ý thức, tự giáo dục c ủa bản thân SV. - Về phía Nhà trường: Song song với nhiệm vụ cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng sống, hình thành định hướng giá trị cho SV, Nhà trường còn có vai trò chủ động làm cầu nối liên kết với các lực lượng giáo dục khác như gia đình, cộng đồng xã hội (Xây dựng trang Web, Hòm thư tư vấn, kết hợp với các tổ chức xã hội tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về SKSS, . Tổ chức Hội nghị tổng kết năm học có sự tham dự TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 206 của các cấp lãnh đạo thành phố, Ban ngành và các tổ chức xã hội có liên quan, lãnh đạo địa phương, đại diện cha mẹ SV và các cơ quan thông tấn) tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý GDSKSS cho SV. - Về phía gia đình: Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến những tâm tư, nguyện vọng của SV. Tăng cường theo dõi sinh hoạt hằng ngày của SV từ giờ giấc học tập cho đến những mối quan hệ xã hội với mọi người, với bạn bè (đặc biệt đối với SV sống xa nhà). Thường xuyên đọc tin tức trên trang Web của trường; Tham gia sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt chuyên đề về DS - KHHGĐ tại địa phương; giáo dục con cái có lối sống lành mạnh, trong sáng; có lòng nhân ái, vị tha; tinh thần cầu tiến trong học tập và rèn luyện; tăng cường tự ý thức và tự giáo dục bản thân. - Về phía cộng đồng và các tổ chức xã hội: Cộng đồng, xã hội là môi trường phổ biến rộng rãi những thông tin về SKSS và góp phần GDSKSS cho SV một cách toàn diện nhất. Vì vậy, để công tác giáo dục và quản lý GDSKSS cho SV Trường ĐHNN - ĐHĐN đạt kết quả mong muốn thì cộng đồng và các tổ chức xã hội cần phải: Thống nhất trong nhận thức và thái độ về tầm quan trọng của công tác GDSKSS cho SV. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền kiến thức đúng đắn về SKSS, sức khoẻ tình dục, . và vận động SV xây dựng cuộc sống lành mạnh, có hành vi tình dục an toàn đảm bảo sức khỏe, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và kỷ cương xã hội. Tổ chức đa dạng các mô hình hoạt động, phòng khám đặc biệt dành riêng cho giới trẻ hay Trung tâm hoạt động với nhiều dịch vụ SKSS cùng với nhiều dịch vụ khác: vui chơi giải trí, học nghề, học văn hóa . hướng thanh niên SV vào một chương trình SKSS toàn diện vừa vui chơi giải trí, vừa thu nhận được những kiến thức và dịch vụ về SKSS. Tổ chức các chương trình cộng đồng (huấn luyện, giáo dục truyền thông, phân phối biện pháp tránh thai .) kèm theo tranh vận động, cổ động, sách báo hài, phim ảnh, video và truyền hình. Các cơ quan chuyên môn phối hợp với Nhà trường cử chuyên gia về SKSS có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình đến tư vấn cho SV. Chủ nhà cho thuê trọ phải đăng ký tạm trú, tạm vắng với cơ quan chức trách tại địa phương cho những SV đến trọ hoặc thuê nhà ở lâu dài; đồng thời thay mặt gia đình SV, gần gũi, theo dõi và phát hiện những biểu hiện khác lạ từ phía SV để kịp thời thông báo cho gia đình SV, Nhà trường hoặc cơ quan đoàn thể tại địa phương. - Bản thân sinh viên: Biện pháp quản lý chặt chẽ giữa giáo dục Nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội sẽ không thành công nếu thiếu đi yếu tố tích cực tự quản, tự giáo dục của cá nhân sinh viên. Bản thân SV có thể tham gia nhiều mặt vào việc lập chương trình hoạt động; vận động những nhà lãnh đạo trong cộng đồng, xã hội, gia đình tham gia đóng góp ý kiến, ủng hộ tinh thần và vật chất trong công tác GDSKSS cho SV. Chấp hành nội quy, quy chế của ngành và của trường đề ra; tích cực tham gia mọi hoạt động giáo dục nội khóa cũng như ngoại khóa do tập thể lớp, chi đoàn và Nhà trường tổ chức; siêng năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học vừa để nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức trên mọi lĩnh vực xã hội, vừa nêu cao tinh thần tự ý thức, tự giáo dục để không ngừng hoàn thiện bản thân. Không ngừng trau dồi, tu dưỡng TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 207 đạo đức để có thể làm chủ cảm xúc, kiềm chế bản thân và có những hành vi lành mạnh; phải biết đấu tranh với những tập tục cấm kỵ lạc hậu còn sót lại của xã hội phong kiến. Có kiến thức về các biện pháp tránh thai vẫn chưa đủ, phải tìm hiểu rõ cách sử dụng đúng đắn, nguy cơ tác dụng phụ hay sử dụng phối hợp với các phương pháp khác. Lắng nghe lời dạy bảo, khuyên răn của thầy cô, gia đình và những người lớn tuổi; khi gặp khúc mắc cần mạnh dạn thổ lộ với thầy cô, gia đình, cộng tác viên hay chuyên gia tư vấn … để có được những lời khuyên bổ ích. Đoàn kết, thân ái với bạn bè để giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện bản thân. 3.6. Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt kịp thời, hợp lý Vấn đề đãi ngộ, thi đua khen thưởng và kỷ luật là yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến ý thức, thái độ chấp hành nội quy, quy chế và hiệu quả công tác. Nó kích thích, tạo động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giảng viên và SV hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế những tiêu cực làm ảnh hưởng tới công tác giáo dục và quản lý GDSKSS cho SV. Vì vậy, Nhà trường cần phải xây dựng công tác thi đua gắn liền với chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm kịp thời kích thích, động viên, khích lệ những cá nhân có thành tích tốt; đồng thời cũng nhanh chóng chấn chỉnh, uốn nắn những hành vi lệch lạc, hiện tượng tiêu cực; đảm bảo duy trì kỷ cương, nề nếp trong công tác giáo dục và quản lý GDSKSS cho SV. 4. Kết luận Ngoài tài đức vẹn toàn, SV phải có một sức khỏe hoàn thiện mới có thể hoạt động tốt, phục vụ cho công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục và quản lý GDSKSS cho SV là trách nhiệm của mọi cá nhân và toàn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò quan trọng nhất. Đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi tất cả mọi người từ Ban Giám hiệu nhà trường đến từng cán bộ quản lý, giảng viên và nhất là bản thân SV phải nhận thức đúng đắn và đặc biệt quan tâm đến vai trò, ý nghĩa của công tác này trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý công tác GDSKSS cho SV. Qua kết quả khảo sát và từ nghiên cứu lý luận, thực tiễn, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHNN - ĐHĐN. Chúng tôi tin rằng, những biện pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường, trong đó có chất lượng công tác giáo dục và quản lý GDSKSS cho SV trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình (1998), Chương trình sức khỏe sinh sản, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 208 [2] Đỗ Thị Hồng Nga “Bảo vệ quyền sức khỏe sinh sản/tình dục của phụ nữ và vị thành niên - Vai trò của truyền thông”, http:// www.baomoi.com/info/Bao-ve-quen- suc-khoe-sinh-san-tinh-duc-cua-phu-nu-va-vi-thanh-nien-vai-tro-cua-truyen- thong/139/4767092/epi [3] Trương Thị Mỹ Hương, “Giáo dục sức khỏe vị thành niên thời hội nhập”, http://phamngochien.com/view/giao-duc-suc-khoe-vi-thanh-nien-thoi-hoi-nhap- truong-thi-my-huong/146 123doc.vn

Ngày đăng: 12/03/2013, 14:35

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w