Điều khoản tham chiếu
1 MỜI THAM GIA CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN Tên hoạt động: Đào tạo thống kê thuỷ sản cho cán bộ, cộng tác viên các tỉnh có nghề cá quan trọng Mã số tham chiếu: 3.5.5/MARD/FSPS-II STOFA/2011/3.5.5 Thời hạn chót nhận hồ sơ: 15h00’ ngày 04/10/2011 Người liên hệ 1. Ông Lại Thế Hùng, Phó Giám đốc, Ban quản lý Dự án Hợp phần STOFA Điện thoại di động: 3990 1223 Email: laithehung@mard.gov.vn 2. Bà Trần Khánh Linh, Chuyên viên Văn phòng, Ban quản lý Dự án Hợp phần STOFA Điện thoại cố định: 04.3 724 5880, di động: 0934451181 Email: linhtk.stofa@mard.gov.vn Địa chỉ: Ban quản lý Dự án Hợp phần STOFA,phòng 207, tầng 2 nhà A8, Tổng cục Thủy sản, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình Hà Nội, ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR) Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động: Đào tạo thống kê thuỷ sản cho cán bộ, cộng tác viên các tỉnh có nghề cá quan trọng Mã số hoạt động: FSPS-II/STOFA/2011/3.5.5 1. CƠ SỞ CHO VIỆC ĐÀO TẠO Trong giới hạn phạm vi quản lý hành chính ngành khai thác thuỷ sản, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã tổ chức một số khoá tập huấn về thu thập số liệu nghề cá thương phẩm (thu mẫu sản lượng, cường lực khai thác (BAC) và một số thông tin kinh tế, hoạt động của đội tàu liên quan, triển khai sử dụng sổ nhật ký (cho phương tiện khai thác có công suất máy chính ≥ 20 CV), báo cáo khai thác (phương tiện khai thác ≤ 20 CV)). Tuy nhiên, một số vấn đề còn tồn tại của các khoá tập huấn này cần được quan tâm như sau: (1) Đối tượng được tập huấn còn hạn chế, mới tập trung vào nhóm 28 tỉnh ven biển, trong khi các tỉnh có nghề khai thác nội đồng quan trọng như An Giang, Đồng Tháp, Sơn La , chưa được quan tâm; (2) Chưa có hệ thống thống kê ngành thuỷ sản chính thức, do đó, học viên thường có sự thay đổi vị trí công tác trong cơ quan, kiêm nhiệm; (3) Các khoá tập huấn mới dừng lại ở việc giới thiệu về kiến thức thu mẫu (thiếu nội dung về nguyên lý thống kê và phần thực hành thu thập, kỹ năng phỏng vấn ngư dân tại thực địa…); (4) Chưa đào tạo/tập huấn được đội ngũ cộng tác viên, cán bộ thu mẫu tại các bến cá, cảng cá; (5) Chưa có hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng Đề án thống kê cho các địa phương. 2 Từ năm 2010, sau khi Tổng cục Thủy sản được thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 3/2010, cơ cấu tổ chức, bộ máy có nhiều thay đối. Có đơn vị mới thành lập (Trung tâm Thơng tin thủy sản, Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định NTTS), có đơn vị thay đổi chức năng, nhiệm vụ và tên gọi (Cục Ni trồng thuỷ sản chuyển thành Vụ Ni trồng thuỷ sản). Cơng tác thống kê, thu thập thơng tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Tổng cục vẫn chủ yếu dựa vào các báo cáo kết quả, thực hiện sản xuất của các địa phương. Chất lượng thơng tin, số liệu về ngành thuỷ sản còn nhiều hạn chế do phương pháp, tần suất, quy mơ thu mẫu rất khác nhau giữa các tỉnh do sự khác biệt về sự sẵn có ngân sách, nhân lực. Vì vậy, hoạt động đào tạo, tập huấn thống kê cho cán bộ làm cơng tác thống kê tại Tổng cục và tại các địa phương về lĩnh vực ni trồng và khai thác thuỷ sản là rất cần thiết nhằm nâng cao trình độ cán bộ thống kê các cấp. Tập huấn về thống kê ni trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ), khai thác thuỷ sản (khai thác biển và nội địa) trên phạm vi tồn quốc, thống nhất phương pháp thu thập, xử lý số liệu là việc cần thiết, nhằm: Định hướng chương trình thống kê ngành thuỷ sản cho các tỉnh, hỗ trợ các địa phương xây dựng đề án thống kê chun ngành; Thống nhất phương pháp luận trên phạm vi tồn quốc nhằm đồng bộ dữ liệu phục vụ cơng tác nghiên cứu, quy hoạch và quản lý ngành; Hỗ trợ xây dựng mạng lưới, hệ thống thống kê ngành thuỷ sản cho các tỉnh; Tăng cường năng lực thống kê thuỷ sản cho các cán bộ phụ trách thống kê thuỷ sản tại các tỉnh; Giới thiệu các cơ sở dữ liệu, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý, xử lý số liệu. Đào tạo thống kê ngành thuỷ sản, chủ yếu hai lĩnh vực khai thác và ni trồng thuỷ sản trên phạm vi tồn quốc (chủ yếu là các tỉnh đại diện), thống nhất hướng dẫn các quy trình thu thập và xử lý số liệu chuẩn hố, đồng bộ cơ sở dữ liệu là nhiệm vụ cần được triển khai và quan tâm đúng mức của chính phủ về lâu dài và sự quan tâm cho hoạt động khởi động của STOFA/FSPS2 trong năm 2011. 2. MỤC TIÊU CỦA KHỐ HỌC 2.1. Mục tiêu dài hạn: Tăng cường năng lực thống kê cho hệ thống thống kê ngành thuỷ sản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác và ni trồng thuỷ sản. 2.2. Mục tiêu ngắn hạn: 3 Thống nhất hướng dẫn quy trình thu thập, thống kê và xử lý số liệu nghề cá (ni trồng, khai thác thuỷ sản); Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương xây dựng đề án thống kê thuỷ sản, nâng cao năng lực cho các cán bộ trực tiếp tham gia thống kê, xử lý số liệu; Phổ biến kiến thức cơ bản và các quy định liên quan đến cơng tác triển khai thu thập thống kê số liệu ngành thuỷ sản trên phạm vi tồn quốc. 2.3. Mục tiêu cụ thể đào tạo Nâng cao năng lực chun mơn về lập kế hoạch, thiết kế, tổ chức thu thập thống kê thơng tin nghề thuỷ sản (khai thác, ni trồng thuỷ sản). Cụ thể, nâng cao năng lực, kiến thức về xây dựng chương trình điều tra, xác định tiêu chí, ước tính số mẫu, đơn vị mẫu, nhân lực, bảng hỏi và nhu cầu thời gian, kinh phí… Nâng cao kiến thức thống kê cơ bản như khái niệm mẫu, tổng thể trong nghề cá, phân bố thống kê, quy tắc kiểm định, phương pháp tính tốn, ước lượng các chỉ số nghề cá, cách tiếp cận, phân tích, mơ tả và diễn giải số liệu, chỉ tiêu… Nâng cao kỹ năng phỏng vấn, thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích, xử lý số liệu, kỹ năng thống kê khác như phân tích phương sai…Học viên được thực hành phỏng vấn thu mẫu nghề cá (khai thác, ni trồng thuỷ sản), nhập liệu và xử lý số liệu… Học viên tự tin trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược và tổ chức thực hiện cơng tác thống kê ngành thuỷ sản cho địa phương, chủ động tăng cường năng lực cấp cơ sở về thống kê thuỷ sản. 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN CỦA KHỐ HỌC 3.1. Số lượng học viên dự kiến Dự kiến đào tạo 03 khố tập huấn, mỗi khố khoảng 30 học viên đến từ 28 tỉnh ven biển và các tỉnh có nghề cá nội đồng. Mỗi địa phương (tỉnh) tham gia khố đào tạo này khơng q 02 người là đại diện nhóm phụ trách thống kê ngành khai thác và ni trồng thuỷ sản. 3.2. Vị trí cơng tác Học viên tham gia tập huấn thuộc các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Chi cục Ni trồng thuỷ sản, Chi cục Thuỷ sản và các cơ quan quản lý nghề cá ở cấp Tổng cục và địa phương phụ trách cơng tác thống kê nghề cá, Trung tâm Thơng tin thuỷ sản (ưu tiên những người chưa được tham gia các khóa tập huấn tương tự do 4 FSPS II hỗ trợ). Các cán bộ được phân công nhiệm vụ chuyên trách về thống kê thuỷ sản được ưu tiên. 3.3. Trình độ chuyên môn Cán bộ, học viên tham dự khoá tập huấn có trình độ chuyên ngành thuỷ sản yêu cầu tối thiểu từ Trung cấp trở lên. Học viên theo học có kinh nghiệm, tham gia các chương trình thống kê, thu mẫu nghề cá địa phương được ưu tiên. Các cán bộ, học viên tham gia khoá học sẽ là “hạt nhân” và có trách nhiệm phổ biến kiến thức cho đồng nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ thống kê, thu mẫu nghề cá. 3.4. Tuổi, giới tính Không có quy định bắt buộc hay ưu tiên về giới tính, giới tính được bình đẳng và tuổi học viên ưu tiên cho các cán bộ trẻ, có năng lực và tham gia phụ trách các hoạt động thống kê, thu mẫu nghể cá. Học viên tham gia khoá học bắt buộc trong độ tuổi lao động theo quy định của nhà nước hiện hành. 3.5. Thời gian, địa điểm đào tạo Thời lượng mỗi khoá tập huấn không quá 05 ngày làm việc (không kể thời gian đi lại). Hoạt động này dự kiến triển khai vào Quý 3, 4 năm 2011. Khoá 1: 26/9-30/9/2011 tại Hải Phòng Khoá 2: 17/10-21/10/2011 tại Phú Yên Khoá 3: 7-11/11/2011 tại Cần Thơ 3.6. Yêu cầu địa điểm đào tạo Lựa chọn địa điểm đào tạo có thể có ảnh hưởng đến sự thành công hay không của chương trình đào tạo. Các điều kiện tối thiểu đối với điểm đào tạo lựa chọn cần: Ánh sáng, âm thanh và sự thông thoáng; Có không gian cho việc học nhóm; Có bàn, ghế đầy đủ; Tường có chỗ treo dụng cụ học tập; Có thiết bị photocopy tại chỗ hoặc gần đó; Tránh gần những nơi có thể gây phân tâm (điện thoại, các văn phòng, đường sá ồn ào); Dễ dàng, thuận tiện cho học viên đi lại (từ nơi ở đến địa điểm học); Các địa điểm dự kiến tổ chức tập huấn thống kê nghề cá như sau: 4. CÁC NỘI DUNG, CHUYÊN ĐỀ CỦA KHOÁ HỌC 1. Tổng quan lý thuyết thống kê cơ bản (5 % thời lượng); 2. Thống kê ứng dụng trong nghề cá (15% thời lượng); 5 3. Các phương pháp điều tra, khảo sát (PRA, khảo sát, phỏng vấn…) (30% thời lượng); 4. Chia nhóm thảo luận (20 % thời lượng); 5. Thực hành nhập liệu, xử lý số liệu (15 % thời lượng); 6. Thực hành xây dựng kế hoạch thống kê ngành (15% thời lượng); 5. PHƯƠNG PHÁP Phương pháp đơn vị tư vấn có thể sử dụng cho việc thực hiện nhiệm vụ này như sau. Tham khảo tài liệu, ý kiến tư vấn Khảo sát, xin ý kiến tư vấn đánh giá về hiện trạng thống kê nghề cá Việt Nam. Xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn phù hợp với yêu cầu điều tra của ngành, năng lực của cán bộ địa phương. Xây dựng các bảng hỏi. Tổ chức đào tạo, tập huấn Tổ chức thảo luận nhóm, thực hành các chủ đề liên quan 6. YÊU CẦU VỀ TÀI LIỆU - Tài liệu phát cho các học viên sẽ gồm các bài giảng, phần mềm (chương trình, tệp tin dùng trong quá trình thực hành), các ví dụ minh hoạ, nhất là ví dụ lấy từ thực tế của Bộ NN&PTNT và các bài tập để nâng cao kỹ năng của học viên. - Các tài liệu phát tay được đóng thành quyển đối với hardcopy và đĩa CD đối với softcopy có khả năng sử dụng lâu dài. Giảng viên chịu trách nhiệm in ấn, phôtô tài liệu, văn phòng phẩm và các chi phí này sẽ được đưa vào mục chi phí có thể hoàn lại trong hồ sơ dự thầu. - Tài liệu Thống kê được viết bằng tiếng Việt, rõ ràng, dễ hiểu và phân phát cho các học viên dưới hình thức bản in, CD, bản mềm (tệp tin)…Nếu chỗ nào khó diễn đạt mà tác giả muốn sử dụng tiếng Anh thì phải có giải thích rõ ràng. - Tài liệu cần có địa chỉ liên hệ rõ ràng. Trong tài liệu cũng cần có danh sách các tài liệu tham khảo giúp học viên có thể tham khảo thêm. - Cuối khóa đào tạo, đơn vị tư vấn, giảng dậy cấp chứng chỉ đào tạo sau khi kiểm tra kết quả học tập vào cuối buổi tập huấn. Đơn vị tư vấn và Trung tâm Thông tin thuỷ sản đồng cấp chứng chỉ cho học viên vào ngày cuối cùng của khóa học Tất cả các tài liệu và dữ liệu được thu thập và xây dựng lên trong quá trình giảng dạy đều là tài sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ được phép sao chép, sử dụng khi đã có sự đồng ý của các đơn vị này. 6 7. CÁC HOẠT ĐỘNG Phạm vi công việc cho nhiệm vụ này sẽ bao gồm, nhưng không nhất thiết chỉ giới hạn ở các nhiệm vụ sau: - Thảo luận với người điều phối hoạt động dự án về bất cứ lĩnh vực nào còn vướng mắc, không rõ ràng - Chuẩn bị các tài liệu đào tạo, cụ thể như xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, thu thập và thực hành trên số liệu thực tế về các ngành hàng thủy sản, in ấn phô tô đóng quyển và phân phối tài liệu. - Hướng dẫn, trình bày về khoá học. - Tiến hành triển khai khoá đào tạo. - Báo cáo, đánh giá về khoá học. 8. SẮP XẾP ĐỘI NGŨ/ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM ĐÀO TẠO/ KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN Đây là khoá đào tạo về kiến thức và kỹ năng Thống kê nên đội ngũ đào tạo cần phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo Thống kê và đã từng tham gia các khoá đào tạo tương tự, phải có chuyên môn về lĩnh vực đào tạo và là người đã thực tế thực hiện các công việc liên quan đến nội dung đào tạo Thống kê, nhất là những kỹ năng thực hành đối với các phương pháp Thống kê. Ngoài ra, đội ngũ đào tạo cần có kỹ năng giao tiếp tốt, kinh nghiệm chia sẻ và phối hợp thực hiện công việc. Trong quá trình đào tạo Thống kê cần tiến hành đánh giá khoá học hàng ngày để rút kinh nghiệm cho buổi học sau và những kiến nghị đề đạt cũng sẽ được tình bày, giải thích trong buổi học tới. Trong đề xuất chương trình đào tạo, nhà tư vấn sẽ đề xuất chuyên gia giỏi về lĩnh vực Thống kê (lý thuyết và hướng dẫn thực hành). Giảng viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt nhằm: Duy trì một không khí học tập thích hợp mà có thể giúp tối đa hoá việc học tập và chia sẻ kinh nghiệm giữa các học viên. Áp dụng tối đa các nguyên tắc học tập cho người lớn - tránh việc nhồi nhét lý thuyết mà áp dụng các hệ thống đào tạo dựa trên kinh nghiệm thực tiễn mang tính tương tác lớn. Ngoài các tài liệu và các bản tóm tắt nội dung học chính thức, cần chuẩn bị các tài liệu phụ trợ (văn bản và Power Point), các tài liệu tóm tắt nội dung bài và các tài liệu cho chiếu, chụp nếu thấy cần thiết. 7 Tiến hành đánh giá khoá học hàng ngày liên quan đến tâm trạng, sự hài lòng, cảm giác của học viên. Thực hiện ngay lập tức các kiến nghị có thể thực hiện được của các học viên vào cuối mỗi buổi đánh giá. 9. BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Việc báo cáo và đánh giá khoá học sẽ thực hiện vào cuối khoá học. Các đánh giá này sẽ bổ xung hỗ trợ cho việc thực hiện các khoá học tiếp theo giúp cho nội dung thực hiện khoá học được hiệu quả. Đánh giá dựa vào 4 cấp độ đánh giá dưới đây, trong báo cáo có thể bao gồm thể hiện cả 3 cấp độ đánh giá. Có thể xây dựng 4 cấp độ đánh giá như sau: - Cấp độ 1 (phản ứng): Cho biết học viên nghĩ gì hoặc cảm nhận gì về khoá học - Cấp độ 2 (trước mắt): Cho biết học viên đã học được gì từ khoá học này - Cấp độ 3 (trung gian): Cho biết tác dụng của khoá học đối với năng lực thực hiện công việc của học viên Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc khoá đào tạo, Tư vấn (giảng viên) phải trình Trung tâm Thông tin thủy sản và Dự án STOFA bản dự thảo báo cáo để có ý kiến nhận xét. Trung tâm Thông tin thủy sản và Dự án STOFA phải có ý kiến phản hồi cho tư vấn trong vòng 1 tuần sau khi nhận được báo cáo để tư vấn hoàn thiện. Một (1) tuần sau khi nhận được ý kiến phản hồi của Trung tâm Thông tin thủy sản và Dự án STOFA, tư vấn sẽ gửi bản cáo cuối cùng (tiếng Anh và tiếng Việt) bằng văn bản in và văn bản điện tử lưu trong đĩa CD (Microsoft Word và Excel) tới Viện và Dự án. Báo cáo (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) cần có nội dung như sau: - Danh sách học viên - Nôi dung chi tiết chương trình đào tạo gửi cho Trung tâm Thông tin Thủy sản và Dự án STOFA trước khi tiến hành đào tạo - Bản Tham chiếu (TOR) - Bản đánh giá các mục tiêu đào tạo - Bản đánh giá của các học viên (phiếu thăm dò thái độ của học viên với lớp học) Đánh giá cấp độ 1 và 3. - Bài kiểm tra trình độ học viên trước, sau khóa học qua các hình thức kiểm tra như: câu hỏi đúng/sai, câu hỏi lựa chọn, câu hỏi mở…(bản đánh giá cấp độ 2) - Nhận xét về nội dung yêu cầu về tài liệu đào tạo 8 - Có chứng nhận tham gia khóa đào tạo cho từng học viên - Những kiến nghị để lớp tập huấn sau được tốt hơn (nếu có). 10. ĐẦU VÀO Chuyên gia tư vấn: - Chuẩn bị tài liệu - Tổ chức đào tạo theo thời gian, chương trình được Dự án STOFA thông báo - Đánh giá khoá học và nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực trong thời gian tới; Trung tâm thông tin thuỷ sản: - Lập danh sách học viên, ban tổ chức lớp học gửi về dự án STOFA chậm nhất 14 ngày trước ngày bắt đầu khóa học; - Cử cán bộ phụ trách chuyên môn thống kê tham gia khoá học; - Hỗ trợ tư vấn trong quá trình soạn thảo tài liệu giảng dạy, phê duyệt tài liệu giảng dạy, chương trình tập huấn; - Giám sát các hoạt động của khoá học trên lớp; - Đánh giá năng lực tư vấn đào tạo cuối khóa đào tạo. Dự án Hợp phần STOFA: - Chịu trách nhiệm ký hợp đồng, thanh toán kinh phí cho tư vấn theo điều khoản của hợp đồng và quy định của sổ tay tài chính và mua sắm áp dụng cho Chương trình FSPS II. - Thông báo, thời gian và địa điểm nơi tổ chức khóa học cho Trung tâm Thông tin thủy sản, học viên và đơn vị tư vấn. - Chịu trách nhiệm về công tác hậu cần: phòng học, phòng nghỉ, máy tính bàn (30 máy/khoá x 2 ngày/khoá), máy chiếu theo quy định của sổ tay tài chính và mua sắm áp dụng cho Chương trình FSPS II; 11. TRÁCH NHIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC TƯ VẤN CẦN PHẢI TÍNH ĐẾN Trong thời gian tiến hành giảng dạy, giảng viên có trách nhiệm: Mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn và bảo hiểm đi lại trong toàn bộ thời gian tiến hành hoạt động giảng dạy; Nộp thuế thu nhập cá nhân cho các khoản tiền công và các khoản thu nhập khác (đối với giảng viên độc lập) hoặc nộp thuế VAT (đối với công ty, tổ chức .) theo quy định của luật Việt Nam; 9 Chịu trách nhiệm thu xếp phương tiện đi lại và khoản này cần phải được dự trù chính xác và đưa vào mục chi phí có thể hoàn lại trong hồ sơ dự thầu; Tự thu xếp (sử dụng của mình, thuê hoặc mượn) một máy tính xách tay để sử dụng trong thời gian tiến hành hoạt động giảng dạy và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sao lưu, phòng chống virut và bảo đảm toàn vẹn số liệu, thông tin thu thập được; và Phải dự trù ngân sách và thu xếp biên dịch các văn bản, tài liệu kết quả của hoạt động giảng dạy nếu như có yêu cầu và trong trường hợp này chi phí dịch tài liệu phải đưa vào mục chi phí có thể hoàn lại trong hồ sơ dự thầu. . A8, Tổng cục Thủy sản, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình Hà Nội, ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR) Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động: Đào tạo thống kê thuỷ. MỜI THAM GIA CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN Tên hoạt động: Đào tạo thống kê thuỷ sản cho cán bộ, cộng tác viên các tỉnh có nghề cá quan trọng Mã số tham chiếu: