Qủa cau có bị ung thư miệng? GS.J.Warnakulasuriya và cộng sự thuộc Khoa phòng và chữa các bệnh lý miệng Viện Răng hàm mặt Luân Đôn (Anh) đã đăng trên tập san y học Anh BMJ (British Medical Journal) bản tổng hợp 10 công trình nghiên cứu đã công bố từ năm 1976 đến năm 2002 về nguy cơ gây ung thư của hạt cau dùng trong tập quán ăn trầu ở nhiều nước châu Á và châu Phi. Quả cau (areca) phần sử dụng chính là hạt quả của một loại cây cọ mọc ở phương Đông gọi là areca catechu. Các lát mỏng của quả cau để nguyên hoặc đã chế biến, có thể kết hợp với vôi tôi, lá trầu không rất phổ biến ở các nước châu Á. Hiện số người sử dụng cau ước tính 200-400 triệu, chủ yếu ở vùng Ấn - Á và Trung Quốc. Đối tượng sử dụng là cả nam lẫn nữ, nhưng chủ yếu là nữ ở mọi lứa tuổi. Quả cau có lịch sử sử dụng lâu đời và là thói quen trong nhiều hoạt động xã hội văn hóa và tôn giáo của các dân tộc này, trong đó có Việt Nam. Mối liên quan tới Vương quốc Anh và có thể ở các nước phát triển khác là việc sử dụng cau được tiếp tục và thường gia tăng ở người di cư. Những người châu Á ở nước Anh quen sử dụng cau từ Ấn Độ (một số người qua đường Đông Á), Parkistan, Bangladesh và một số nước khác trong vùng. Việc sử dụng cau của họ chủ yếu liên quan tới vấn đề văn hóa. Cau gây ung thư miệng Theo quan điểm y học, mối liên quan giữa việc sử dụng quả cau với sự phát triển ung thư ở miệng (ung thư biểu mô ở tế bào miệng), các tiền chất của bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc. Đã có 2 báo cáo về sự gia tăng nguy cơ phát triển ác tính ở những người chỉ sử dụng quả cau (ở Nam Phi). Nguy cơ gây ung thư miệng ở cư dân chỉ nhai cau thôi (như ở Đài Loan) là 58,4%, nếu thêm thuốc lào vào để nhai có khả năng gia tăng sự phát triển ác tính ở miệng. Sự kéo dài và tần số sử dụng cau hằng ngày cũng gia tăng nguy cơ phát triển ung thư. Cau gây nghiện Ngày càng thấy rõ là các chế phẩm làm từ cau tạo nên hiệu ứng nghiện thực sự. Một nghiên cứu mới đây xác định: mức độ nghiện tương đương với người sử dụng cocain. Các bệnh nhân nhận thấy khó nhịn, các triệu chứng khi cai nghiện là nhức đầu, toát mồ hôi Nhiều người xếp hàng tại các cửa hàng để mua cau sử dụng liên tiếp như nghiện thuốc lá. Nghiên cứu thành tố gây ung thư Hiện chưa xác định được thành tố gây nghiện, tuy nhiên đã phân lập được các thành tố sau: - Arecolin trong quả cau có tác dụng chủ yếu dẫn truyền thần kinh, đặc biệt ở tế bào thần kinh tiết acetylcholin. - Nhiều alcaloid khác như arecaidin, guracin, guacin và arecolidin và nhiều đỉnh chưa xác định được khi làm sắc ký đồ dịch chiết ở quả cau. - Kỹ thuật điện di mao mạch mới đây có thể tạo thuận lợi để xác định các phân tử có hoạt tính sinh học bao gồm các chất gây ung thư. Vai trò của các chế phẩm trong quả cau gây nên xơ hóa, ác tính và có thể gây bệnh khác. Kết luận Tóm lại, việc sử dụng quả cau có liên quan đến văn hóa và là một mặt cấu thành của nhiều phong tục ở vùng Ấn - Á. Việc dùng một lượng nhỏ quả cau, dùng không liên tục, phổ biến và rộng rãi trong cộng đồng châu Á. Tuy nhiên việc dùng cau kéo dài có thể gây bệnh lý (ung thư) ở một số người và gây nghiện ở một số cộng đồng. Cũng cần có thêm các nghiên cứu cả về lâm sàng và thực nghiệm về các hệ quả sinh học và tâm lý học trong sử dụng quả cau. Trong khi chờ đợi các nghiên cứu tiếp theo, tốt nhất chúng ta nên hạn chế dùng cau để bảo đảm sức khỏe. . sử dụng cau của họ chủ yếu liên quan tới vấn đề văn hóa. Cau gây ung thư miệng Theo quan điểm y học, mối liên quan giữa việc sử dụng quả cau với sự phát triển ung thư ở miệng (ung thư biểu. Qủa cau có bị ung thư miệng? GS.J.Warnakulasuriya và cộng sự thuộc Khoa phòng và chữa các bệnh lý miệng. chiết ở quả cau. - Kỹ thuật điện di mao mạch mới đây có thể tạo thuận lợi để xác định các phân tử có hoạt tính sinh học bao gồm các chất gây ung thư. Vai trò của các chế phẩm trong quả cau gây