Những quan niệm sai lầm về rượu và thuốc pot

4 271 0
Những quan niệm sai lầm về rượu và thuốc pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những quan niệm sai lầm về rượu và thuốc Rượu làm cho các thuốc giãn mạch ngoại biên và các thuốc giảm co thắt trở thành nguy hiểm vì có thể dẫn đến giãn mạch quá mức gây trụy mạch cấp tính, do thần kinh trung ương bị ức chế, huyết áp bị giảm mạnh, khối lượng máu tuần hoàn giảm và quá trình chuyển hóa bị rối loạn. Rượu làm cho các thuốc giãn mạch ngoại biên và các thuốc giảm co thắt trở thành nguy hiểm vì có thể dẫn đến giãn mạch quá mức gây trụy mạch cấp tính, do thần kinh trung ương bị ức chế, huyết áp bị giảm mạnh, khối lượng máu tuần hoàn giảm và quá trình chuyển hóa bị rối loạn. Rượu và aspirin Không biết từ đâu và từ bao giờ, người ta phổ biến cho nhau một kinh nghiệm rất tai hại là dùng aspirin để chống say rượu. Trước khi vào tiệc rượu hoặc đua nhau nâng cốc trong các buổi cỗ bàn liên hoan ngày vui, ngày Tết, họ uống vài viên aspirin để uống được nhiều rượu và không bị say. Điều này quả có xảy ra, vì bản chất aspirin là một axit (acid acetyl salicylic) nên khi vào dạ dày gặp rượu (alcool etylic) sẽ xảy ra phản ứng ôxy hóa rượu etylic thành acetaldehyt làm rượu bị phá hủy nhanh ngay ở dạ dày. Do đó lượng rượu được hấp thụ vào máu giảm đi, nên ta uống được nhiều rượu hơn và đỡ bị say. Nhưng tác hại của sự phối hợp này thật đáng sợ. Bản thân viên aspirin đã dễ gây ra những tai biến ở dạ dày, từ các rối loạn nhẹ như cồn cào, khó chịu, buồn nôn, nôn, rát bỏng vùng dạ dày đến những tai biến nặng hơn như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày Trong thực tế, nhiều người dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid bị tai biến dạ dày, nhất là những người mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng, những người có tiền sử viêm dạ dày hoặc có cơ địa viêm loét dạ dày. Ngay những người hoàn toàn khỏe mạnh khi dùng thuốc này cũng phải uống vào lúc no đề phòng phản ứng của dạ dày. Nay nó lại được sự hỗ trợ đắc lực của rượu, cả hai phối hợp với nhau kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, càng dễ gây tai biến nhiều hơn. Có một số người lại có quan niệm sai lầm là rượu giúp cơ thể chữa khỏi nhanh chóng các chứng cảm sốt nên họ đã nuốt mấy viên aspirin với một cốc rượu để chữa cảm cúm. Quả là một cách chữa bệnh tai hại. Họ có biết đâu rượu sẽ cộng tác chặt chẽ với aspirin kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, dễ làm dạ dày bị viêm, loét và chảy máu. Cũng vì vậy, nếu ai đó sau khi uống aspirin với rượu để chống say rượu hoặc chữa cảm sốt mà phải đi bệnh viện cấp cứu vì chảy máu dạ dày cũng không có gì lạ ! Rượu và nhiều loại thuốc chữa bệnh khác Cần nhớ rằng, không phải chỉ riêng với aspirin, đối với nhiều loại thuốc khác, nếu được dùng phối hợp với rượu cũng gây những tác hại cho người bệnh. Chúng ta không bao giờ được uống rượu khi uống các loại thuốc an thần, tâm thần, thuốc hạ nhiệt, chống viêm, chống co thắt, thuốc giảm đau Rượu không chỉ làm tăng tác động của những loại thuốc này mà còn thúc đẩy quá trình nhờn thuốc, làm cho kết quả những lần dùng thuốc sau giảm dần. Do đó người bệnh cứ phải dùng tăng mãi liều lượng mới đạt kết quả điều trị, thậm chí có người phải dùng tới liều lượng nguy hiểm. Điều này thường xảy ra đối với các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống co giật khi người bệnh uống thuốc nhưng vẫn uống rượu đều. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rượu làm tăng tác dụng trầm cảm của các thuốc kháng histamin đối với hệ thần kinh trung ương và có thể kéo dài tình trạng này nhiều ngày sau khi dùng thuốc. Nó phối hợp với thuốc an thần và thuốc ngủ làm rối loạn các hoạt động tâm lý, gây buồn ngủ kéo dài; làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông máu tới mức có thể làm chảy máu các phủ tạng, kể cả chảy máu não.Trên đây chỉ là một số thí dụ. Sự phối hợp tai hại của rượu và thuốc còn rất nhiều. Nói chung, rượu làm hỏng tác dụng của rất nhiều loại thuốc, do đó trở thành nguy hiểm cho người bệnh nếu họ vừa uống thuốc vừa uống rượu. Cũng vì vậy, trừ một số loại rượu thuốc đã được nghiên cứu pha chế sẵn, chúng ta không nên uống rượu khi dùng thuốc. . Những quan niệm sai lầm về rượu và thuốc Rượu làm cho các thuốc giãn mạch ngoại biên và các thuốc giảm co thắt trở thành nguy hiểm vì có thể. chống viêm, chống co thắt, thuốc giảm đau Rượu không chỉ làm tăng tác động của những loại thuốc này mà còn thúc đẩy quá trình nhờn thuốc, làm cho kết quả những lần dùng thuốc sau giảm dần. Do. loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống co giật khi người bệnh uống thuốc nhưng vẫn uống rượu đều. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rượu làm tăng tác dụng trầm cảm của các thuốc

Ngày đăng: 14/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan