Siêu aspirin: Huyền thoại và thực tế Aspirin (A) ra đời đã trên 100 năm và rất được ưa chuộng trong việc làm giảm đau, hạ sốt, chống viêm, nhưng cơ chế tác dụng mới dần dần được làm sáng tỏ. Nhà dược học Henry Oswald Jakson Collier (Anh), thuộc phòng thí nghiệm Parke Davis là người đầu tiên nêu ra giả thuyết là A đã đối nghịch với một tiến trình khởi phát bởi một phản ứng của cơ thể chống lại sự tấn công của mầm bệnh nhưng ông không chứng minh được ý kiến đề cập trên. Aspirin (A) ra đời đã trên 100 năm và rất được ưa chuộng trong việc làm giảm đau, hạ sốt, chống viêm, nhưng cơ chế tác dụng mới dần dần được làm sáng tỏ. Nhà dược học Henry Oswald Jakson Collier (Anh), thuộc phòng thí nghiệm Parke Davis là người đầu tiên nêu ra giả thuyết là A đã đối nghịch với một tiến trình khởi phát bởi một phản ứng của cơ thể chống lại sự tấn công của mầm bệnh nhưng ông không chứng minh được ý kiến đề cập trên. Từ aspirin (A) đến các "siêu aspirin" Bước đột phá, nhờ giáo sư về dược, John Vane, tại Trường đại học y khoa Hoàng gia Anh. Ông phát hiện A ngăn cản việc hình thành cyclooscygenase (COX), một enzym thúc đẩy việc tạo ra các prostaglandine (P) (một hormon có liên quan đến việc điều tiết các chức năng cơ thể như: viêm, thân nhiệt và chứng co cơ). Không có COX thì không tạo ra P mà không có P thì không có những triệu chứng đau, sốt và viêm. Nhờ phát hiện này mà John Vane được phong tước hiệp sĩ ở Anh và năm 1982 ông được trao giải thưởng Nobel về y học. Từ đó, A mới được công nhận có nhiều tác dụng khác nhau ngoài việc làm giảm đau. Một trong các dẫn xuất chính của P là thromboxane (TXA2), chất gây ra co mạch và kích thích sự kết tập của các tiểu cầu dễ tạo thành cục máu đông trên thành trong của mạch máu. A ức chế tạo thành P nên ngăn cản việc xuất hiện TXA2, giảm được nguy cơ tạo thành cục máu đông nên chống được nhồi máu cơ tim. Năm 1993, nhà nghiên cứu Daniel Picot phát hiện ra 2 dạng đồng phân của COX là COX1 và COX2. COX1 được gọi là men tốt, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, còn COX2 được gọi là men xấu (làm tăng sự đau đớn và viêm nhiễm), do A tấn công cả COX1 và COX2 nên kích thích và gây các tai biến dạ dày, do đó đã xuất hiện hướng nghiên cứu tìm ra các thuốc ức chế có chọn lọc, chỉ tấn công COX2 mà không đụng chạm đến COX1 nhiều hãng thuốc nổi tiếng đua nhau tìm các chất mới có tính chất ức chế chọn lọc này. Những thuốc này được coi là thuốc chống viêm không steroid (non steroid antinflammatory drug: NSAID) thế hệ 3 và còn gọi là “siêu Aspirin". Các coxib xuất hiện Năm 1998, hãng dược phẩm (DP) Pfiger tung ra thị trường sản phẩm celecoxib (tên biệt dược celebrex), sau đó là valdecoxib (bd: Bextra), Hãng DP Merck đâu chịu kém, cũng cho ra lò sản phẩm rofecoxib (bd: vioxx) và Hãng Searle cũng đưa tin đang thử nghiệm thuốc frarecoxib. Qua thực nghiệm: chất celecoxib ức chế COX2 mạnh hơn ức chế COX1 khoảng 400 lần. Thuốc có tác dụng trên viêm khớp. Viên có hàm lượng 100-200mg. Uống 100mg/lần x 2 lần/ngày. Tối đa 400mg. Chất pofecoxib là chất ức chế đặc hiệu COX2, tác dụng mạnh làm giảm đau khớp tốt hơn celecoxib qua thí nghiệm trên 382 bệnh nhân, trên 40 tuổi, đều bị viêm xương khớp gối. Trước đây các thuốc chống viêm không steroid thường được kê đơn kèm theo các thuốc bảo vệ dạ dày nhưng tới khi có rofecoxib thì phần lớn thầy thuốc cho dùng rofecoxib và cắt các thuốc bảo vệ dạ dày (rofecoxib: dạng viên nén 12,5 và 25mg). Một nghiên cứu ở Canada tiến hành trên 54.000 bệnh nhân, tuổi từ 66 trở lên, được theo dõi một năm, số người bệnh được dùng rofecoxib (14.500 người) và celecoxib (18.900 người), số còn lại dùng các thuốc chống viêm không steroid khác, so sánh thấy các coxib dung nạp và hiệu quả tốt hơn (trong chữa trị viêm khớp). Celecoxib, lúc đầu được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) duyệt dùng trong viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và dùng bổ trợ trong chứng polip gia đình là một bệnh di truyền hiếm gặp nhưng có thể dẫn đến ung thư kết tràng, sau này được duyệt thêm chỉ định điều trị đau cấp tính và chứng đau kinh tiên phát. Có công trình nghiên cứu thuộc Viện đại học bang Ohio (Mỹ) công bố nếu phụ nữ mỗi ngày dùng 200mg celecobix thì nguy cơ ung thư vú giảm 83% (tiếc rằng công trình này được sự tài trợ của Hãng pfizer - chủ sản phẩm celecobix - nên có sự nghi ngờ về tính vô tư!). Các thuốc coxib được quảng cáo rầm rộ: "Đây là một thành quả liệu pháp dược học lớn nhất kể từ thời phát hiện ra aspirin. Được coi là "siêu aspirin". Các sản phẩm này có ưu điểm sử dụng không giới hạn trong điều trị đòi hỏi phải dùng thuốc giảm đau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm". Nhờ đó, các thuốc trên nhanh chóng lọt vào loại bán chạy ở thị trường thuốc. Hãng DP Merck sau khi đã mạnh tay chi cho quảng cáo số tiền kỷ lục: 160,8 triệu USD, lập tức doanh số bán của vioxx trong vòng một năm đã tăng từ 320 triệu lên 1,5 tỷ USD và doanh số năm 2001 là 2,5 tỷ USD. Còn Celecoxib, một trong những át chủ bài của hãng Pfizer cũng nhờ quảng cáo và nhờ FDA cho mở rộng chỉ định dùng nên doanh số toàn thế giới khoảng 2,2 tỷ USD (2001), xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng các loại thuốc bán chạy nhất nước Mỹ. Nổi bật nhất là do được giới thiệu có khả năng ứng dụng trong điều trị bệnh ung thư đại tràng nên chỉ trong vòng 4 năm, ước tính đã có 27 triệu người bị bệnh trên dùng celecoxib. Hoa hồng có gai Dồn dập nhiều nơi thông báo về tác dụng phụ của thuốc coxib: - Australia công bố từ tháng 10/1999 đến tháng 4/2000 đã nhận 919 báo cáo phản ứng có hại (ADR) của celecoxib gồm những phản ứng nhẹ (nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu) và nặng (gây loét và chảy máu ống tiêu hóa). - Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận được 32 báo cáo phản ứng tim mạch do huyết khối tắc mạch vì rofecoxib và 67 báo cáo về celecobix liên quan đến tim mạch. - Canada cũng thông báo từ 25/10/1999 đến 23/11/2000 đã nhận được 151 báo cáo về rofecoxib trong đó tác dụng phụ về ống tiêu hóa 41%; tim mạch 16,6% và chuyển hóa 20,5%. Trong đó có 91 trường hợp nghiêm trọng, 5 trường hợp đã tử vong do nhồi máu cơ tim, thủng loét tá tràng ở người 70-91 tuổi, do đó sản phẩm này bị thu hồi vào tháng 9/2004. Một cuộc thử nghiệm với celecobix tiến hành trên 2.400 bệnh nhân, nếu dùng liều 400mg/ngày thì làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim thêm 240%, liều 800mg ngày tăng 340%, phối hợp với neproxen (một loại thuốc kháng viêm không steroid) trong điều trị bệnh Alzheimer (mất trí nhớ) thì làm gia tăng 50% nguy cơ rối loạn nhịp tim. Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ nhận xét, celecobix làm gia tăng hơn 3 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến não. Ngay cả với Valdecoxib, các chuyên gia tim mạch thuộc Đại học Vanderbilt nhận thấy qua 7 triệu người dùng, cũng xảy ra nhiều tai biến về tim mạch, não, tràn dịch, màng phổi và hai chi thiếu máu do sự xuất hiện máu vón cục. . Siêu aspirin: Huyền thoại và thực tế Aspirin (A) ra đời đã trên 100 năm và rất được ưa chuộng trong việc làm giảm đau, hạ sốt, chống. COX1 và COX2. COX1 được gọi là men tốt, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, còn COX2 được gọi là men xấu (làm tăng sự đau đớn và viêm nhiễm), do A tấn công cả COX1 và COX2 nên kích thích và gây. đau bụng, khó tiêu) và nặng (gây loét và chảy máu ống tiêu hóa). - Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận được 32 báo cáo phản ứng tim mạch do huyết khối tắc mạch vì rofecoxib và 67 báo cáo về celecobix