Benzodiazepin: dùng không đơn giản potx

9 175 0
Benzodiazepin: dùng không đơn giản potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Benzodiazepin: dùng không đơn giản Ở nước ta, nhóm Benzodiazepin trước đây chỉ có Diazepam, nay có hơn 10 chất (trong 20 chất có trên thế giới). Vấn đề cần quan tâm không chỉ là chống lạm dụng mà còn cần dùng đúng để phát huy hiệu quả, tránh rủi ro. Một số điểm liên quan đến dùng thuốc Lo âu (anxiety) là một trạng thái tâm thần, kết quả của quá trình tâm sinh lý “bên trong” cơ thể nhằm đáp ứng lại mối nguy hiểm nào đó được cảnh báo từ “bên trong” như một bản năng, cho rằng đang có sự nguy hiểm mà mình có thể không kiểm soát được (mới chỉ nghĩ đến song chưa hình dung được hay chưa có mối nguy hiểm). Sợ hãi (panic) là phản ứng đối với một sự nguy hiểm thực sự (đã hình dung được hay đã có mối nguy hiểm). Người bình thường, lo âu chỉ vào một lúc nào đó, rồi tự hết đi, song cũng có người lo âu kéo dài tồn tại độc lập hay phối hợp với một số triệu chứng của vài bệnh khác tạo nên trạng thái bệnh lý. Mất ngủ là một triệu chứng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau (môi trường sống, căng thẳng về tâm lý, dùng các chất kích thích, bệnh tật, thiếu hormone). Có khi chỉ cần tác động đến các nguyên nhân không cần dùng thuốc, song cũng có khi cần dùng đến thuốc ngủ hỗ trợ. Với chứng lo âu sợ hãi, cần có loại thuốc mà lý tưởng nhất là khi dùng ban ngày với liều có hiệu lực thì hóa giải được chứng lo âu sợ hãi nhưng không gây ngủ, không ảnh hưởng đến trí tuệ. Với chứng mất ngủ, cần có loại thuốc mà lý tưởng nhất khi dùng ban đêm với liều có hiệu lực thì tạo được giấc ngủ giống như giấc ngủ sinh lý, cộng kế tiếp với giấc ngủ sinh lý để có đủ thời gian ngủ cần thiết, khi thức dậy thì không còn hiệu lực gây ngủ vào ban ngày nữa, không ảnh hưởng đến trí tuệ. Nhóm benzopdiazepin có tính năng chung là tác động lên thụ thể GABA làm tăng hoạt động ức chế của hệ GABA, giảm các kích thích gây nên chứng lo âu, sợ hãi chứng mất ngủ nên thường gọi là “thuốc làm dịu”. Tuy nhiên GABA có nhiều loại. Một số thuốc thường dùng và đặc điểm Các thuốc giải lo âu sợ hãi Đều tạo ra tính năng chính là hóa giải lo âu sợ hãi (xem phần đầu) song khác nhau ở một số điểm: Alprazolam: tạo ra những thích nghi dài hạn trên các thụ thể này, làm cho cơ thể ít nhạy cảm với sự kích thích, nên giảm lo âu, giãn cơ chống co giật. Dùng trong lo âu sợ hãi thể vừa và nặng, trong trạng thái lo âu liên quan đến trầm cảm. Bromazepam: tạo ra sự thay đổi thích nghi tăng hoạt động ức chế của GABA, song không ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh khác. Chỉ dùng trong lo âu sợ hãi, khi dùng liều cao mới có tính an thần, giãn cơ. Clorazepate: có tính năng giải lo âu, an thần, giãn cơ, chống co giật. Trong thực tế được dùng chính trong rối loạn tâm thần, chống co thắt cơ, hội chứng cai nghiện (kể cả cai rượu), tuy nhiên vẫn có lợi khi dùng trong lo âu sợ hãi (đơn thuần hay có kèm các bệnh khác). Chlordiazepoxid: có tính năng tăng hoạt động ức chế của hệ GABA, từ đó làm giảm lo âu, an thần, gây ngủ. Dùng khi thần kinh kích thích quá mức, xúc cảm mạnh, sợ hãi, rối loạn chức năng thần kinh thực vật, kèm rối loạn dạ dày ruột. Diazepam: gắn với thụ thể benzodiazepinergic trung ương, tăng hoạt động ức chế của hệ GABA trước hết là ở vùng cấu tạo dưới vỏ não, từ đó mà có tác dụng an thần, thư giãn cơ, chống động kinh. Diazepam không ức chế toàn bộ hệ thần kinh, không gây ra hội chứng ngoại tháp như barbiturat. Việc thay đổi cách - liều - dạng dùng sẽ thu được các hiệu quả khác nhau. Lorazepam: gắn với thụ thể benzodiazepinergic trung ương, tăng hoạt động ức chế của hệ GABA từ đó có tác dụng an thần, chống động kinh. Các thuốc chống mất ngủ Chúng đều có tính năng chính là gây ngủ nhưng cách tạo ra giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ có khác nhau: Estazolam: có tính năng giải lo âu, an thần, gây ngủ, giãn cơ, chống co giật, nhưng trong lâm sàng chỉ dùng điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ, làm kéo dài giấc ngủ và làm giảm hành vi nhận thức trong đêm; đôi khi được dùng như một thuốc chuẩn bị hỗ trợ cho giấc ngủ; dùng điều trị chứng lo âu trong mất ngủ liên quan tới lo âu; còn dùng để an thần. Temazepam: có tính năng giải lo âu, giãn cơ, chống co giật nhưng trong lâm sàng chỉ dùng điều trị chứng mất ngủ. Trong thử nghiệm trên chuột cũng thấy làm giảm hành vi nhận thức về ban đêm, kích hoạt sự tiết ra vasopressin trong não thất vùng giữa hypothalamus (vùng điều hòa nhiệt), làm giảm tiết ra ACTH (một nguyên nhân gây căng thẳng) song chưa kiểm chứng trên người. Fluazepam: có tính năng làm tăng hoạt động ức chế của hệ GABA, tăng dòng ion chlor vào thụ thể GABA (a). Flurazepam có tính giải lo âu, an thần, chống co giật, thư giãn cơ nhưng trong lâm sàng chỉ dùng để điều trị mất ngủ ngắn hạn (khó vào giấc, thức tỉnh sớm, có hành vi nhận thức ban đêm sớm). Có cải thiện chất lượng giấc ngủ. Quazepam: có tính năng làm tăng hoạt động ức chế của hệ GABA, tăng dòng ion chlor vào thụ thể GABA (a) trong khi các benzodiazepin khác không có đầy đủ tính chọn lọc này; có tính gây ngủ, rất ít tính thư giãn cơ, chống co giật. Thực tế trong lâm sàng chỉ dùng điều trị chứng mất ngủ, với tính chất đưa vào giấc ngủ (khi giấc đến muộn), kéo dài giấc ngủ (không làm gián đoạn giấc ngủ). Chúng gây ra được giấc ngủ giống với mô hình giấc ngủ sinh lý, trong khi một số benzodiazepam khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ bình thường. Triazolam: tính năng chủ yếu tăng hoạt động ức chế của hệ GABA làm giảm lo âu, an thần gây ngủ, giãn cơ, chống co giật nhưng trong lâm sàng chỉ dùng điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ (khó đi vào giấc ngủ, có hành vi nhận thức về ban đêm sớm). Triazolam tạo nên giấc ngủ nhẹ, song lại triệt tiêu giấc ngủ sâu, tạo nên điều chưa tốt trong điều trị chứng mất ngủ, tức là chưa thực sự nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nitrazepam: có tính năng tăng hoạt động ức chế của hệ GABA, gây buồn ngủ, giảm lo âu, thư giãn cơ, chống co giật, làm trầm suy hệ thần kinh trung ương. Dùng để điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ cho người khó vào giấc ngủ, hay bị thức giấc, có hành vi nhận thức ban đêm sớm hoặc kết hợp cả các triệu chứng này; hoặc phối hợp với một benzodiazepin khác để kéo dài giấc ngủ (do có thể tạo ra giấc ngủ 4 - 8 giờ). Oxazepam: có tính năng tăng hoạt động ức chế của hệ GABA, kết quả là ức chế hệ thần kinh trung ương. Oxazepam cũng được biết là ngăn chặn mức cortisol (một yếu tố gây lo âu sợ hãi). Dùng để giải lo âu ngắn hạn chứng lo âu quá mức (lo âu kết hợp với sự căng thẳng, cáu kỉnh, bối rối hoặc sự lo âu kèm theo chán nản). Oxazepam có hoạt tính trung gian với sự khởi phát hiệu lực chậm nên dùng cho người rối loạn giấc ngủ hơn là khó vào giấc ngủ. Midazolam: có tính năng tăng hoạt động ức chế của hệ GABA tạo ra tính an thần, gây ngủ, giải lo âu, giãn cơ, chống co giật. Được dùng điều trị ngắn hạn mất ngủ và còn dùng trong tiền mê, dẫn mê và gây mê; dùng an thần giảm đau khi cần dùng các can thiệp gây đau, khó chịu nhưng đòi hỏi người bệnh sự tỉnh táo, tiếp xúc được (như nội soi ruột non, phế quản); ngoài ra còn được dùng trong giãn cơ chống co giật. Một số chú ý khi dùng thuốc - Chứng lo âu sợ hãi, chứng mất ngủ và các thể (biểu hiện) của nó rất phức tạp. Người bệnh cần nhớ các biểu hiện mình mắc phải, trình bày đủ và rõ, để thầy thuốc cho dùng một loại thuốc thích hợp. Cần tránh việc cứ thấy bồn chồn, căng thẳng mất ngủ là tự mua thuốc về dùng, cứ thấy chưa có hiệu quả là tăng liều, đổi thuốc. - Dùng một thuốc với một liều nhất định là để hướng thuốc vào hiệu lực chính như mong muốn. Nếu tăng liều lên thì hiệu lực chính sẽ tăng vượt quá mức yêu cầu gây hại hoặc sẽ tăng các tính năng thứ yếu không mong đợi. Vì thế, sau một thời gian dùng với liều hướng dẫn mà chưa có hiệu quả thì nên khám lại để có thể chỉnh thuốc, chỉnh liều. - Tất cả các thuốc benzodiazepin chống lo âu sợ hãi, chống mất ngủ đều có thể gây ra hội chứng lệ thuộc thuốc (tức là khi dùng thuốc đã quen mà giảm liều nhanh hay ngừng dùng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng ngược lại) còn gọi là tính nghiện. Để tránh hội chứng này chỉ dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian quy định (không quá 10 ngày hay 2 tuần tùy loại); khi đạt hiệu quả thì giảm liều dần (không giảm quá nhanh) rồi mới ngừng thuốc (không ngừng đột ngột). - Thuốc nhóm benzodiazepin có một số tác dụng phụ tương tự, song khác nhau ở mức độ. Nếu tác dụng phụ mạnh thì thường ghi vào chống chỉ định, yếu thì chỉ ghi thận trọng khi dùng. Tác dụng phụ khi dùng đúng liều và thời gian thì ít xảy ra hay chỉ nhẹ nhưng khi dùng liều cao và/hoặc kéo dài thì dễ xảy ra và nặng. - Thuốc nhóm benzodiazepin ức chế thần kinh trung ương nếu dùng chung với các thuốc làm trầm suy hệ thần kinh trung ương như rượu, thuốc giảm đau opiat, thuốc chống động kinh, thuốc tâm thần phân liệt, hoặc phối hợp với các thuốc ngủ khác (barbiturat) thì sẽ cộng hợp tác dụng độc hại gây ra triệu chứng độc như dùng quá liều. - Một số benzodiazepin gây nên trạng thái sảng khoái (phởn phơ) nên khi thiếu ma túy cổ điển, thiếu ecstasy, các con nghiện dùng chúng để thay thế, sinh ra hiện tượng lạm dụng benzodiazepin như một chất ma túy. Vì vậy, một số nước có thể hạn chế hay cấm lưu hành chất này hay chất kia trong khi các nước khác vẫn dùng. . Benzodiazepin: dùng không đơn giản Ở nước ta, nhóm Benzodiazepin trước đây chỉ có Diazepam, nay có hơn 10 chất (trong 20 chất có trên thế giới). Vấn đề cần quan tâm không chỉ. sống, căng thẳng về tâm lý, dùng các chất kích thích, bệnh tật, thiếu hormone). Có khi chỉ cần tác động đến các nguyên nhân không cần dùng thuốc, song cũng có khi cần dùng đến thuốc ngủ hỗ trợ khi dùng ban ngày với liều có hiệu lực thì hóa giải được chứng lo âu sợ hãi nhưng không gây ngủ, không ảnh hưởng đến trí tuệ. Với chứng mất ngủ, cần có loại thuốc mà lý tưởng nhất khi dùng

Ngày đăng: 14/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan