1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội thế giới part 1 pot

28 837 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 6,08 MB

Nội dung

Giáo trình được biên soạn với thời lượng 3 đơn vị học trình, cung cấp cho sinh viên các trí thức về những đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế— xã hội thể giới trong những thập ky gân

Trang 1

BUI THI HAI YEN

DIA LY

Trang 2

BUI TH] HAI YEN

Giao trinh

QUAL KINA TE» XA HOI THE iO

NHA XUAT BAN GIAO DUC

Trang 3

Loi nói đầu

Giáo trình "Địa lý kinh tế — xã hội thế giới" được dùng để giảng dạy cho sinh viên một số khoa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và một SỐ trường

khác có học môn học này

Giáo trình được biên soạn với thời lượng 3 đơn vị học trình, cung cấp

cho sinh viên các trí thức về những đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế—

xã hội thể giới trong những thập ky gân đây, các đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế— xã hội của một số nước, khu vực trên thế giới

Giáo trình này còn giúp sinh viên học tập tốt hơn một số môn học

chuyên ngành và làm giàu thêm kiến thức cơ sở để có thể vận dụng vào thực tiễn đời sống, tham gia các hoại động kinh tế ~ xã hội nói chung, hoặc tiếp

tực nghiên cứu, học tập trong tưởng lại

Ngoài Bài mở đầu và Phân phụ lục, nội dung của giáo trình được kết cấu thành 3 chương :

Chương 1 : Những vấn để kinh tế xã hội thế giới trong thời kỳ hiện đợi ; Chương lÏ : Địa lý kinh tế xã hội một số quốc gia trên thế giới ;

Chương II : Địa lý kinh tế— xã hội một số khu vực trên thế giới

Phân phụ lục là một số bằng về số liệu kinh tế

Trong khi biên soạn, chúng tôi đã cố gắng sao cho nội dụng kiến thức trong giáo trình đạt được mức độ chuẩn xác và cập nhật cao nhất Tuy

nhiên, do tình hình kinh tế — xã hội trên thế giới luôn luôn biển động, với khối lượng thông tín tư liệu lớn, tập hợp từ nhiêu nguồn, nên giáo trình này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được

ý kiến đóng góp của độc giả để lân tái bản sau chúng tôi sẽ chỉnh sửa cho giáo trình có chất lượng tốt hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn thấy giáo - PGS Nguyễn Dược ; thây giáo - PGS.TS Đặng Văn Đức ; PGS.TS Trân Đức Thanh đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong việc chỉnh sửa giáo trình

TAC GIA

Trang 4

BAI MG DAU

4 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC

Với thời lượng 3 đơn vị học trình, môn học giúp cho sinh viên nghiên

cứu, lĩnh hội được những kiến thức về các quan điểm, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Địa lý kinh tế — xã hội thế giới Đồng thời, môn học cũng giúp cho sinh viên nghiên cứu, lĩnh hội được những đặc điểm cơ bản về các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tổng quan nền kinh tế, các ngành kinh

tế, các vùng kinh tế của một số quốc gia và khu vực tiêu biểu trên thế giới

Thong qua việc nghiên cứu, học tập môn học, sinh viên có thể thấy được bức tranh chung về sự phát triển kinh tế — xã hội trên thế giới

Ngoài ra, môn học còn góp phần giáo dục những phẩm chất đạo đức tốt

đẹp cho người học như : tỉnh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình, tình hữu

nghị, đoàn kết giữa các dân tộc, tính nhân bản, tính kỷ luật, tiết kiệm, trung thực, chăm chỉ học tập và lao động, ý thức bảo vệ môi trường, tác phong công nghiệp, lối sống văn minh, lịch sự Thông qua những kiến thức được lĩnh hội, môn học giúp sinh viên học tập tốt hơn những môn học chuyên

ngành và làm giầu thêm kiến thức cơ sở Từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn công việc, đời sống, hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu trong tương lai

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC

Đối tượng nghiên cứu của môn học là hệ thống lãnh thổ kinh tế — xã hội thế giới Song do thời lượng hạn chế nên môn học chỉ tập trung nghiên cứu, đạy và học những vấn đề kinh tế — xã hội thế giới chủ yếu trong thời kỳ hiện đại như : bản đổ chính trị thế giới ; đặc điểm và tác động của cuộc Cách mạng Khoa học Kỹ thuật KHKT) đến nên kinh tế — xã hội thế giới ; những biến động chính trị xã hội, môi trường ; những đặc điểm phát triển kinh tế nổi bật của các nước phát triển và các nước đang phát triển ; một số xu hướng phát triển kinh tế — xã hội ; một số tổ chức hợp tác kinh tế — xã hội tiêu biểu, Đồng thời, môn học tập trung nghiên cứu những đặc điểm tự

nhiên, kinh tế — xã hội chủ yếu của một số quốc gia và một số khu vực tiêu

biểu trên thế giới

Trang 5

3 QUAN DIEM VA PHƯƠNG PHAP NGHIEN CỨU, HỌC TẬP CỦA MÔN HỌC

3.1 Quan điểm nghiên cứu

3.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Các hiện tượng kinh tế — xã hội luôn tồn tại trong sự vận động và phát

triển không ngừng theo các quy luật khách quan, trong, mối quan hệ qua lại

biện chứng Vì vậy, khi nghiên cứu các vấn dé địa lý kinh tế — xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực cũng như toàn thế giới cần phải nghiên cứu trong

mối quan hệ qua lại biện chứng, trong sự vận động và phát triển giữa các

nguồn lực với sự phát triển kinh tế — xã hội, giữa các ngành kinh tế, trong từng ngành của từng quốc gia, giữa các quốc gia, trong mỗi khu vực cũng

như trên quy mô toàn cầu Các vấn để cần được nghiên cứu trong quá khứ,

hiện tại và dự báo sự phát triển trong tương lai, từ đó rút ra những đặc điểm

chung, những quy luật phát triển Nguồn thông tin tư liệu nghiên cứu cần

phải chính xác và cập nhật

3.1.2 Quan điểm hệ thống

Đối tượng nghiên cứu của môn học là hệ thống lãnh thổ kinh tế — xã hội

thế giới Vì vậy, người học cần nghiên cứu các vấn đề kinh tế — xã hội thế

giới theo các cấp khác nhau như : cấp quốc gia, khu vực, các nhóm nước

phát triển, đang phát triển, các vấn đẻ kinh tế — xã hội mang quy mô toàn cầu trong mối quan hệ giữa các hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội cùng cấp, khác cấp cũng như giữa các yếu tố cấu thành của từng hệ thống

Địa lý kinh tế — xã hội thế giới là một khoa học bộ phận của khoa học địa lý và có quan hệ với một số khoa học khác như : khoa học môi trường,

kinh tế, lịch sứ, triết học, toán học Vì vậy, khi nghiên cứu, học tập địa lý kinh tế - xã hội thế giới cần vận dung, kế thừa kiến thức lý luận và thực tiến

của các khoa học địa lý bộ phận như địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý giao thông vận tải cũng như các ngành khoa học có liên quan khác

Quan điểm hệ thống còn được vận dụng trong việc sắp xếp, xử lý các thông tin, trí thức của môn học Các trì thức được sắp xếp trước bao giờ cũng

là cơ sở nên tảng cho việc xây dựng các trí thức sau, tri thức định lượng được sắp xếp trước tri thức định tính Kiến thức chung, khái quát thường được sắp xếp trước kiến thức riêng, kiến thức cụ thể

3.1.3 Quan điểm lãnh thổ tổng hợp và chuyên môn hóa

Khi nghiên cứu địa lý kinh tế — xã hội của từng nước, từng khu vực, hay

từng nhóm nước cần nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực phát triển, thấy

Trang 6

được những lợi thế cũng như hạn chế của các nguồn lực Từ đó thấy rõ các quốc gia, các khu vực đã phát huy được lợi thế tổng hợp cũng như lợi thế để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như thế nào

Các đối tượng địa lý kinh tế - xã hội khi nghiên cứu cần được xác định

rõ vị trí phân bố trong không gian, và xem xét việc tổ chức không gian lãnh

thổ về dân cư cũng như kinh tế có hợp lý và mang lại hiệu quả cao về các

mặt hay không

3.1.4 Quan điểm phát triển bên vững

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế

hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai

Phát triển bên vững trong những năm gần đây đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới Vì vậy, người học cần vận dụng cơ sở lý luận phát triển bên vững để nghiên cứu, luận giải

các vấn dé phát triển kinh tế — xã hội thế giới Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho sự phát triển kinh tế — xã hội của đất nước

3.1.5 Quan điểm kế thừa

Khi nghiên cứu, học tập địa lý kinh tế — xã hội thế giới, người học cần

kế thừa quan điểm, phương pháp nghiên cứu, nguồn thông tin, số liệu từ

những công trình nghiên cứu địa lý kinh tế — xã hội đã có cũng như tài liệu,

công trình nghiên cứu của những khoa học có liên quan khác

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Có thể mỗi người học có nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu,

học tập môn học để đạt hiệu quả cao Song có một số phương pháp nghiên

cứu địa lý kinh tế — xã hội chung, sinh viên cần vận dụng trong quá trình học

tập môn học như : phương pháp tiếp cận hệ thống ; phương pháp thu thập thong tin tu liệu phân tích, so sánh, tổng hợp ; phương pháp sử dụng các

phương tiện thông tin ; phương pháp đùng bản đồ ; phương pháp tự học, thảo luận

4 YÊU CẦU HỌC TẬP, KIỂM TRA VÀ THÍ

~— Người học cần vận dụng những kiến thức lý luận cũng như thực tiễn

về địa lý kinh tế — xã hội và các khoa học có liên quan đã lĩnh hội vào việc tìm hiểu, nghiên cứu, lĩnh hội những kiến thức mới

— Sinh viên đành nhiều thời gian đọc tài liệu tham khảo, tự nghiên cứu,

tự học.

Trang 7

~ Cần tích cực, nghiêm túc trong việc chuẩn bi các bài thảo luận, đóng góp ý kiến thảo luận trong các giờ học ở trên lớp

— Sinh viên cần xác định được mục đích, yêu cầu của môn học, động cơ

học tập

— Sinh viên cần nghiên cứu và lĩnh hội được những nội dung chủ yếu của môn học theo hệ thống câu hỏi ôn tập

~ Kết quả trong các buổi thảo luận, đóng góp ý kiến trong các giờ học

và bài kiểm tra giữa kỳ được tính 3 điểm ; bài thi khi kết thúc môn học được

Đỗ Đức Định 50 năm kinh tế Ấn Độ NXB Thế giới, 1999

Lê Bộ Lĩnh (Chủ biên) Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

Trang 8

- Chương l -

NHUNG VAN ĐỀ KINH TẾ — XÃ HOI THE GIG

TRŨNG THỪI KỲ HIỆN ĐẠI

4 BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Bản đồ chính trị thế giới hiện đại không phải là hình thành ngay trong một lúc, mà nó được hình thành đẩn dần trong quá trình phát triển của lịch

sử nhân loại Bản đồ chính trị thế giới hiện đại luôn thay đổi do những nguyên nhân khác nhau Đó là sự thay đổi về kinh tế và xã hội trong một

quốc gia, sự xuất hiện các nước mới, sự sụp đồ của các đế quốc riêng biệt, sự

thay đổi về biên giới giữa các nước

Bản đồ chính trị thế giới có những sự thay đổi rất quan trọng từ khi Chủ

nghĩa tư bản (CNTB) bước sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa (ĐQCN) và đặc biệt là từ sau cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại Bản đồ chính trị thế giới cũng có những thay đổi sâu sắc trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với sự hình thành và tan rã của hệ thống Xã hội chủ nghĩa (XHCN)

trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc

4.1 Những thay đổi quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới trước, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Những cuộc phát kiến lớn vẻ địa lý vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI mở đâu cho việc xâm chiếm thuộc địa Đi đầu trong cuộc xâm chiếm này là các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Đến giữa thế kỷ XVI hai nước nói trên đã trở thành các cường quốc thuộc địa Đầu thế kỷ XVII Hà Lan cũng bất đầu xâm chiếm thuộc địa Từ nửa cuối thế ky XVII nude Anh (nước có nền kinh tế phát triển nhất lúc bấy giờ) cũng bắt đầu tham gia cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa Tiếp đó là Pháp và một số nước Tư bản chủ nghĩa (TBCN) khác như Đức, Mỹ, Nhật Bản, BỈ cũng đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa

Từ cuối thế kỷ XIX các đế quốc Mỹ, Đức lúc bấy giờ chiếm ưu thế về kinh tế, giữ các vị trí số 1 và số 2 về sản xuất công nghiệp trên thế giới Lực lượng giữa các đế quốc lớn đã thay đổi, mâu thuẫn giữa các nước đó ngày càng trầm trọng và cuộc đấu tranh nhằm chia lại thị trường thế giới ngày

9

Trang 9

càng trở nên gay gắt Hai khối đế quốc, một khối do Anh, Pháp, Nga làm nồng cốt và một khối do Đức, Áo - Hung đứng đầu đã hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đó

Ngày 1/8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ Cuộc đấu tranh

nhằm chia lại thị trường thế giới và phạm vi thống trị giữa các nước đế quốc

là nguyên nhân chủ yếu của cuộc chiến tranh này Cuộc Chiến tranh thế giới

thứ nhất mang tính chất ĐQCN rõ rệt Trên 30 nước với số dân là 1,5 tỷ

người đã bị lôi cuốn vào chiến tranh Cuối năm 1918, chiến tranh kết thúc

với sự thất bại của Đức và các đồng mình của Đức

Trong khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn biến thì ở Nga cuộc

Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại nổ ra và thành công Cuộc cách mạng

có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới này đã mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi của tư tưởng Mác - Lênin, thời đại sụp đổ của Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười đã đánh dấu giai đoạn thứ nhất cuộc tổng khủng hoảng của CNTB Những thay đổi to lớn bắt đầu diễn ra trên bản đồ chính trị thế giới

Sau khi chiến tranh chấm dứt, Hội nghị Hòa bình được triệu tập ở

Vecxây (gần Pari, thủ đô nước Pháp) Hệ thống hòa ước Vecxây được ký kết Những nước thua trận chịu khá nhiều thiệt thoi, còn những nước thắng,

trận, đặc biệt là Anh và Pháp được hưởng nhiều quyền lợi Đức mất toàn bộ thuộc địa của mình Các thuộc địa của Đức ở châu Phi theo nghị quyết của Hội Quốc Liên thuộc quyền ủy trị của Anh, Pháp, Bỉ và Liên bang Nam Phi Các thuộc địa của Đức ở châu Đại Dương chủ yếu thuộc quyền ủy trị của Nhật Đức phải trả lại cho Pháp hai tỉnh Andat và Loren mà Đức đã chiếm từ cuộc chiến tranh Pháp — Phổ (1870 — 1871), mặt khác phải nhượng vùng Xa cho Pháp trong thời hạn 15 năm

Ngoài ra, Đức còn phải trả lại cho Bí, Đan Mạch và Ba Lan một Số vùng

đất đai mà trước đây Đức chiếm và sáp nhập vào lãnh thổ của mình Diện tích nước Đức so với trước chiến tranh giảm đi 1/3 Nước Ba Lan sau chiến tranh đã có một lối hẹp thông ra biển Ban Tích Những năm 1917 - 1918, các nước Ba Lan, Phần Lan và các nước giáp biển Ban Tích (Extônia, Latvia, Litva) nguyên là các bộ phận lãnh thổ của đế quốc Nga trước đây đã trở thành các nước cộng hòa tư sản Lợi dụng lúc nước Nga Xô Viết gặp phải muôn vàn khó khăn, nhà nước Địa chủ tư sản Ba Lan đã cho quân chiếm đóng miền Tây Ukraina và miên Tây Bêlarut, còn Rumani thì chiếm miền

Betxarabi (thuộc Môndavia) và miền Bắc Bucôvin (thuộc Ukraina)

Tại miền Trung Âu, để quốc Áo - Hung tan rã và các quốc gia mới đã

ra đời là Tiệp Khắc, Áo, Hungari Trên miễn Tây bán đảo Bancăng, nước 10

Trang 10

Nam Tư cũng đã xuất hiện trên cơ sở sự thống nhất lãnh thổ giữa Xecbi và

một số vùng đất đai của người Slavơ tại miền Nam đế quốc Áo - Hung

trước đây

Bungari là đồng minh trong chiến tranh của Đức, ở vào địa vị nước thua

trận nên đã bị cắt một phần đất phía nam cho Hy Lạp, do đó không còn lối

thông ra biển Angiê nữa

Đế quốc Ôttôman mà trung tâm là Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã suy yếu từ thế kỷ XVIL, nay sụp đổ hoàn toàn Là nước thua trận, Thổ Nhĩ Kỳ mất toàn bộ các

thuộc địa cũ của mình Những thuộc địa này 6 chau Phi, Trung Can Dong được chuyển giao cho Anh và Pháp dưới hình thức đất đai ủy trị Bị quân đội

nước ngoài chiếm đóng, đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của CNĐQ,

nhưng cuộc Cách mạng Tư sản Thổ Nhĩ Kỳ (1923) đã cứu nước này thoát

khỏi nguy cơ đó và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước cộng hòa tư sản

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh và Pháp có thêm cơ hội để mở rộng hơn nữa các hệ thống thuộc địa của mình, vì phần lớn các thuộc địa trước đây của nước Đức được Hội Quốc Liên giao cho hai nước này cai trị Hội Quốc Liên là một tổ chức quốc tế ra đời năm 1919 Tổ chức này theo quy định có nhiệm vụ ngăn ngừa chiến tranh, duy trì hòa bình trên thế giới, nhưng trên thực tế đã trở thành công cụ bảo vệ những thành quả mà các nước thắng trận đã giành được trong chiến tranh, là công cụ để củng cố các

hệ thống thuộc địa của các đế quốc Anh và Pháp

Việc phân chia lại thế giới trên cơ sở hệ thống hòa ước Vecxây mang

tính chất tạm thời Mâu thuẫn giữa hệ thống XHCN và hệ thống TBCN

không ngừng tăng lên Liên Xô, nước XHCN đầu tiên trên thế giới ngày càng trở nên vững mạnh Trong khi đó, hệ thống TBCN thế giới những mối mâu thuẫn, kể cả mâu thuẫn giữa các nước thắng trận và các nước bại trận ngày càng gay gắt Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929 ~ 1933 làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế nhiều nước tư bản và làm cho hệ thống TBCN thế giới thêm suy yếu

Được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây, chủ nghĩa quân phiệt Đức nhanh chóng được phục hồi, tiểm lực kinh tế và quân sự của nước này ngày càng được răng cường Sau khi chế độ phát xít Hitle được thiết lập (1933), nước Đức ngày càng lộ rõ ý đồ đồi chia lại thị trường thế giới một lần nữa và đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh thế giới mới

Trục Beclin - Rôma — Tôkyô được thành lập và sau đó không lâu, các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bất đầu tiến hành xâm chiếm đất đai một số

nước Ở miền Viễn Đông châu Á, ngay từ năm 1931 Nhật đã chiếm miền Đông Bắc của Trung Quốc và đến năm 1937 mở rộng cuộc chiến tranh xâm

11

Trang 11

lược nước này Năm 1935, quân đội phát xít Ý xâm chiếm Êtiôpia Năm

1939, Ý tấn công Anbani Bọn phát xít Hitle ngày càng tăng cường những hành động xâm lược, năm 1938 thôn tính nước Áo, năm 1939 chiếm đóng

nước Tiệp Khắc và tỉnh Claipet của Litva

Nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng tăng và trên thực tế, việc phân chia lại thị trường thế giới giữa các nước đế quốc đã bat dau

1.2 Những thay đổi quan trọng trên bản đổ chính trị thế giới trong

và sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công vào Ba Lan (nước đã ký hiệp ước tương trợ với cả Anh và Pháp) Trước tình hình đó, Anh, Pháp phải tuyên chiến với Đức, nhưng hai nước này

không tích cực giúp đỡ Ban Lan chống lại sự xâm lược của nước Đức — Hitle Do đó, Ba Lan nhanh chóng bị phát xít Đức chiếm đóng

Ngay sau khi chiến tranh vừa nổ ra, nhằm mục đích không để cho miền

Tây Ukraina và miền Tây Bêlarut lọt vào tay quân xâm lược Đức, Liên Xô

đã khẩn trương tiến hành giải phóng hai miền lãnh thổ này Năm 1940, Rumani và Phần Lan buộc phải trả lại cho Liên Xô miền Betxarabi (thuộc

nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Mônđavia), miền Bác Bucôvin (thuộc nước

Cộng hòa XHCN Xô Viết Ukraina) và phần lãnh thổ trên eo dat Caréli

Vào giữa năm 1940, sau khi chế độ TBCN bị lật đổ và chính quyền của nhân dân lao động được thành lập, các nước Extônia, Latvia xin gia nhập

Liên Xô

Cho đến giữa năm 1941, hầu hết các nước Tây Âu đã bị phát xít Đức chiếm đóng Nước Pháp đã đầu hàng Đức từ tháng 6 năm 1940 Các nước trung lập ở châu Âu như Thụy Sỹ, Thụy Điển trước áp lực của Đức cũng

đã phải để cho một số nhà máy của mình phục vụ các nhu cầu quân sự của

bọn phát xít

Ngày 22/6/1941, nước Đức huy động một lực lượng lớn tấn công Liên

Xô Từ đó, bắt đầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Và cũng từ đó, tính chất chống phát xít và tính giải phóng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng nổi bật

Cuối năm 1941, hạm đội và máy bay của Nhật bất ngờ tấn công vào

cảng Pơợc Halơ (trên quần đảo Haoai của Mỹ), cuộc Chiến tranh Thái Bình

Dương nổ ra và Mỹ đã tham gia vào cuộc chiến Nhật còn mở rộng phạm vỉ

xâm lược ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á Trên 50 nước với số dân chiếm gần 80% nhân loại lúc đó đã bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này

12

Trang 12

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã hình thành khối đồng minh chống

phát xít mà nòng cốt là Liên Xô, Anh, Mỹ Ngay từ năm 1943, phát xít Ý đã

phải đầu hàng Các nước đồng minh khác của Đức ở châu Âu cũng lần lượt

bị đánh bại và rút ra khỏi cuộc chiến tranh trong năm 1944 Ngày 2/5/1945, Hồng quân Liên Xô chiếm được thủ đô Beclin và đến ngày 8/5/1945 nước

Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện

Sau khi đã đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xò đã tuyên chiến với

Nhật Ngày 2/9/1945, Nhật phải đầu hàng không điều kiện Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc với sự thắng lợi của các nước đồng minh

Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế — xã hội trên thế giới có những thay đổi lớn Hệ thống TBCN trên thế giới suy yếu do sự bại trận của các nước phát xít, do có hàng loạt nước tách khỏi hệ thống này Hệ

thống XHCN thế giới bao gồm các nước ở châu Âu và châu Á được hình thành Phong trào giải phóng đân tộc có điều kiện phát triển mạnh mẽ Các quốc gia độc lập trẻ tuổi xuất hiện trên thế giới ngày càng nhiều

Sau chiến tranh, trên cơ sở các bản nghị quyết của các nước đồng minh và các bản hòa ước, biên giới của một số nước đã có những thay đổi

nhất định

Tháng 7, tháng 8 năm 1945 tại Pôxđam, một cuộc hội nghị quan trọng của các cường quốc Liên Xô, Anh, Mỹ (về sau thêm Pháp) đã được triệu tập Hội nghị Pôxđam đã thông qua các quyết định về biên giới phía đông của Đức và về con đường phát triển sau này của nước đó Biên giới giữa Ba Lan

và Đức được vạch theo sông Ôđe Naixơ Như vậy, Đức sẽ phải hoàn trả cho

Ba Lan những đất đai truyền thống của Ba Lan mà Đức đã chiếm của nước này Phần phía nam Đông Phổ của nước Đức bị cất cho Ba Lan Thành phố Kênichbec (sau đổi tên là Kaliningrar) và những vùng phụ cận nằm ở phía bắc Đông Phố được chuyển giao cho Liên Xô

Hội nghị Pôxđam quy định các quân đội Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tạm thời chiếm đóng nước Đức Hội nghị này còn vạch ra phương hướng biến

nước Đức sau chiến tranh thành một nước dân chủ, thống nhất và yêu

chuộng hòa bình

Không lâu sau hội nghị Pôxđam, Mỹ, Anh, Pháp đã vi phạm những điều

cam kết, âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức và phục hồi chủ nghĩa quân

phiệt Đức Tháng 9 năm 1949, nước Cộng hoà Liên bang Đức (CHLB Đức)

được thành lập trên các phần lãnh thổ chiếm đóng của quân đội Mỹ, Anh,

Pháp tại miền Tây nước Đức Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ của quân

đội Liên Xô, các lực lượng dân chủ yêu nước và tiến bộ ở miền Đông nước

Đức thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức (tháng 10 năm 1949) Tir dé, trên thực tế có hai nước Đức phát triển theo hai con đường khác nhan

13

Trang 13

quân chủ chuyên chế trong nước, lập chính quyển Dân chủ nhân dân Tới

những năm 1948 — 1949, công cuộc xây dung CNXH bat đầu được tiến hành

ở những nước này Tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời

và sau đó tham gia vào hệ thống các nước XHCN

Tại châu Á, nhân dân Mông Cổ từ năm 1924 bát đầu thực hiện cuộc Cách mạng Dân tộc - Dân chủ, sau đó phát triển đất nước theo con đường

XHCN vào đầu những năm 1940

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Cách mạng tháng

Tám năm 1945 đã thành công trên khắp đất nước ta Nhưng sau đó không lâu thực đân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam

Nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài và anh đũng, buộc

Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (năm 1954) và rút quân khỏi miền Bắc Việt

Nam Sau khi giải phóng miền Nam (tháng 4 năm 1975) và thực hiện thống nhất nước nhà (năm 1976) cả nước Việt Nam tiến lên CNXH

Tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô cùng với nhân dân Triều Tiên

tiến hành giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của Nhật Theo sự thỏa thuận giữa Liên Xô và Mỹ, Liên Xô đã tạm thời chiếm đóng nước này từ vĩ tuyến 38 trở lên, còn quân đội Mỹ từ vĩ tuyến đó trở xuống phía nam Hai nước cũng nhất trí rằng, Triểu Tiên sau chiến tranh sẽ trở thành một nước độc lập dân chủ và thống nhất Nhưng đến tháng 5 năm 1948, ở miền Nam

Triều Tiên đã ra đời một nhà nước Cộng hòa Triều Tiên Tháng 9 năm đó, tại miền Bắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập

Trong thời gian 1950 — 1953, Mỹ và các nước chư hầu phát động cuộc chiến

tranh xâm lược Bắc Triều Tiên nhưng bị thất bại Nhân dân Cộng hòa Dân

chủ Nhân dân Triều Tiên hiện nay vẫn tiếp tục công cuộc xây dung CNXH

và sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước

Tại Trung Quốc, không lâu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, Chính phủ Tưởng Giới Thạch tăng cường những hoạt động chống Đẳng Cộng sản và tìm cách tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng Nội chiến bùng nổ, đội quân do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã bị thất bại phải chạy ra

đảo Đài Loan Tháng I0 nãm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

ra đời, Trung Quốc xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối XHCN

Tại khu vực Mỹ La Tỉnh, sau cuộc Cách mạng ngày 01/01/1959, nước

Cu Ba đã chọn con đường phát triển là CNXH

Hệ thống XHCN thế giới là sự liên minh về xã hội, chính trị và kinh tế

giữa các nước cùng tiến theo con đường XHCN Sự hợp tác giữa các nước

này ngày càng được tăng cường thông qua Hội đồng Tương trợ kinh tế, Hiệp ước Phòng thủ Vacxava

15

Trang 14

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã hình thành khối đồng minh chống

phát xít mà nồng cốt là Liên Xô, Anh, Mỹ Ngay từ năm 1943, phát xít Ýđã

phải đầu hàng Các nước đồng minh khác của Đức ở châu Âu cũng lần lượt

bị đánh bại và rút ra khỏi cuộc chiến tranh trong năm 1944 Ngày 2/5/1945, Hồng quân Liên Xô chiếm được thủ đô Beclin và đến ngày 8/5/1945 nước Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện

Sau khi đã đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô đã tuyên chiến với Nhật Ngày 2/9/1945, Nhật phải đầu hàng không điều kiện Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc với sự thắng lợi của các nước đồng mình Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế — xã hội trên thế giới có những thay đổi lớn Hệ thống TBCN trên thế giới suy yếu do sự bại

trận của các nước phát xít, do có hàng loạt nước tách khỏi hệ thống này Hệ

thống XHCN thế giới bao gồm các nước ở châu Âu và châu Á được hình thành Phong trào giải phóng dân tộc có điểu kiện phát triển mạnh mẽ Các

quốc gia độc lập trẻ tuổi xuất hiện trên thế giới ngày càng nhiều

Sau chiến tranh, trên cơ sở các bản nghị quyết của các nước đồng

minh và các bản hòa ước, biên giới của một số nước đã có những thay đối

nhất định

Tháng 7, tháng 8 năm 1945 tại Pôxđam, một cuộc hội nghị quan trọng

của các cường quốc Liên Xô, Anh, Mỹ (vẻ sau thêm Pháp) đã được triệu tập Hội nghị Pôxđam đã thông qua các quyết định về biên giới phía đông của

Đức và về con đường phát triển sau này của nước đó Biên giới giữa Ba Lan

và Đức được vạch theo sông Ôđe Naixơ Như vậy, Đức sẽ phải hoàn trả cho

Ba Lan những đất đai truyền thống của Ba Lan mà Đức đã chiếm của nước này Phần phía nam Đông Phổ của nước Đức bị cắt cho Ba Lan Thành phố Kênichbec (sau đổi tên là Kaliningrat) và những vùng phụ cận nằm ở phía bắc Đông Phổ được chuyển giao cho Liên Xô

Hội nghị Pôxđam quy định các quân đội Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tạm

thời chiếm đóng nước Đức Hội nghị này còn vạch ra phương hướng biến

nước Đức sau chiến tranh thành một nước dân chủ, thống nhất và yêu

chuộng hòa bình

Không lâu sau hội nghị Pôxđam, Mỹ, Anh, Pháp đã vi phạm những điều

cam kết, âm mưu chia cất lâu dai nước Đức và phục hồi chủ nghĩa quân

phiệt Đức Tháng 9 năm 1949, nước Cộng hoà Liên bang Đức (CHLB Đức)

được thành lập trên các phần lãnh thổ chiếm đóng của quân đội Mỹ, Anh, Pháp tại miễn Tay nước Đức Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô, các lực lượng dân chủ yêu nước và tiến bộ ở miền Đông nước Đức thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức (tháng 10 năm 1949) Từ đó,

trên thực tế có hai nước Đức phát triển theo hai con đường khác nhau

13

Ngày đăng: 14/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w