PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN (NĂM HỌC 2008-2009) MÔN SINH HỌC 9 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể giao đề) A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 điểm) Câu 1: Khái niệm tính trạng tương phản có nghĩa là A. các tính trạng khác nhau do cùng một gen qui định. B. các gen trong cùng một cặp gen alen qui định các trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng. C. các gen khác nhau qui định các tính trạng khác nhau. D. các tính trạng có biểu hiện đối lập (tương phản) với nhau. Câu 2: Các thành phần cơ bản của tế bào động vật gồm A. màng tế bào, tế bào chất, nhiễm sắc thể và AND. B. màng tế bào, các bào quan, nhiễm sắc thể và AND. C. màng tế bào, tế bào chất cùng các bào quan và nhân. D. tế bào chất, các bào quan và nhân. Câu 3: Sau khi thở ra gắng sức trong phổi vẫn còn khí với thể tích từ 1000 - 1200ml đó là A. khí cặn. B. khí dự trữ. C. khí bổ sung. D. khí lưu thông. Câu 4: Trao đổi khí ở tế bào xảy ra khi A. sự khuếch tán CO 2 từ tế bào vào máu. B. sự khuếch tán CO 2 từ tế bào vào phế nang. C. sự khuếch tán ôxi từ máu vào tế bào. D. sự khuếch tán ôxi từ phế nang vào tế bào. Câu 5: Loại thực phẩm nào dưới đây chứa nhiều protein nhất ? A. Ngô. B. Đậu nành. C. Dầu ô liu. D. Đậu xanh. Câu 6: Hệ thần kinh gồm bộ phận A. ngoại biên và các dây thần kinh. B. trung ương và tuỷ sống. C. trung ương và ngoại biên. D. ngoại biên và các hạch. Câu 7: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi huyết áp là : A. Sự co dãn mạch. B. Tim co bóp nhanh hay chậm. C. Chế độ ăn uống. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Thiếu loại vitamin nào dưới đây sẽ gây bệnh thiếu máu ? A. Vitamin B 6 . B. Vitamin B 1 . C. Vitamin B 12 . D. Vitamin C. Câu 9: Ruột non ở người trưởng thành dài khoảng A. 2,5m-2,7m. B. 3,0m-3,2m. C. 3,3m-3,5m. D. 2,8m-3,0m. Câu 10: Một cung phản xạ A. chi phối một phản ứng. B. chỉ gồm nơron liên lạc và nơron vận động. C. có sự tham gia của ý thức. D. có thời gian kéo dài. Câu 11: Nhóm máu nào trong hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có α và β ? A. Nhóm máu AB. B. Nhóm máu B. C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu O. 1 Câu 12: Điều kiện quan trọng nhất để nghiệm đúng định luật phân li độc lập của Menđen là A. khảo sát một số lượng lớn cá thể. B. mỗi gen qui định một tính trạng. C. các cá thể thế hệ P phải thuần chủng. D. mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau. Câu 13: Ý nghĩa sinh học của định luật phân li độc lập của Menđen là A. tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống. C. giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới. D. cơ sở của quá trình tiến hóa và chọn lọc. Câu 14: Đồng hoá là quá trình A. phân giải chất phức tạp thành chất đơn giản và giải phóng năng lượng. B. phân giải chất đơn giản thành chất phức tạp và tích luỹ năng lượng. C. tổng hợp chất đơn giản thành chất phức tạp và giải phóng năng lượng. D. tổng hợp chất đơn giản thành chất phức tạp và tích luỹ năng lượng. Câu 15: Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển các chất trong tế bào là A. Lưới nội chất B. Trung thể. C. Ribôxôm. D. Ti thể. Câu 16: Dây thần kinh thị giác là dây thần kinh số A. II. B. III. C. V. D. VII. Câu 17: Trong cơ thể tuyến nội tiết quan trọng nhất là A. Tuyến tuỵ. B. tuyến yên. C. tuyến giáp. D. Tuyến trên thận. Câu 18: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng trao đổi khí ở phổi ? A. CO 2 khuyếch tán từ phế, nang vào máu. B. O 2 khuyếch tán từ phế nang vào máu. C. O 2 khuyếch tán từ máu vào phế nang. D. CO 2 khuyếch tán từ máu vào phế nang. Câu 19: Bài tiết có vai trò A. Loại bỏ các chất cặn bạ, các chất độc hại. B. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong. C. Tạo điều kiện cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. D. Các A, B, C đều đúng. Câu 20: Một cung phản xạ gồm có mấy yếu tố ? A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 21: Ở người trưởng thành bộ xương gồm có A. 600 chiếc. B. 250 chiếc. C. 206 chiếc. D. 300 chiếc. Câu 22: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là A. thận B. bóng đái. C. ống đái. D. ống dẫn tiểu. Câu 23: Quá trình biến đổi thức ăn ở ruột non là sự biến đổi hóa học do A. dịch ruột và dịch vị. B. dịch vị và dịch mật. C. dịch ruột, dịch mật và dịnh tụy. D. dịch nước bọt và dịch ruột. Câu 24: Thành phần của xương đảm bảo cho xương vừa mềm dẻo vừa bền chắc là do trong xương có A. muối khoáng và cốt giao. B. chất hữu cơ và chất cốt giao. C. chất vô cơ và muối khoáng. D. cốt giao và can xi. Câu 25: Biện pháp nào phù hợp với rèn luyện da ? 1 A. Rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng. B. Phải luôn cố gắng để rèn luyện da tới mức tối đa. C. Tranh thủ tắm nắng (tiếp xúc với ánh sáng) mọi lúc mọi nơi. D. Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời. Câu 26: Tế bào có kích thước lớn nhất là A. Tế bào thần kinh B. Tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào tinh trùng. D. Tế bào trứng. Câu 27: Tại dạ dày, Prôtêin được biến đổi dưới sự tham gia của men A. Ptyalin B. Pepsin. C. Ênepsinh. D. Tripsin. Câu 28: Trong máu bạch cầu có mấy loại ? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 29: Thể đồng hợp là cá thể A. mang một cặp gen alen không giống nhau. B. mang một cặp gen alen giống nhau. C. cả hai gen lặn về một cặp gen alen. D. cả hai gen trội về một cặp gen alen. Câu 30: Sự tổng hợp Prôtêin đặc trưng được thực hiện tại A. Tỉ thể. B. Thể gôngi. C. Các Ribôxôm trong tế bào. D. Các trung thể. Câu 31: Bộ phận nào không có ở tuyến tiêu hoá ? A. tuỵ. B. thực quản. C. gan. D. mật. Câu 32: Sự biến đổi thức ăn về mặt hoá học chủ yếu xảy ra ở A. ruột già. B. dạ dày. C. miệng. D. ruột non. B. TỰ LUẬN (12đ) Câu 1 (2điểm). Vì sao trong công tác điều tra phá án hiện nay người ta vẫn còn áp dụng phương pháp so sánh vân tay để tìm ra thủ phạm ? Câu 2 (2điểm). Các loại bạch cầu nào đã tạo nên những hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể ? Câu 3 (2điểm). So sánh kết quả lai phân tích F 1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống. Câu 4 (2điểm). Tại sao nói NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào ? Để NST thực hiện được chức năng, nó có hoạt động gì ? Hãy giải thích. Câu 5 (2điểm). Nêu ý nghĩa của định luật phân li độc lập của các cặp tính trạng. Vì sao biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá và chọn giống ? Câu 6 (2điểm). Phân biệt sự di truyền của tính trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. Tại sao không cần áp dụng phép lai phân tích trong trường hợp trội không hoàn toàn ? Hết 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY KÌ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN (NĂM HỌC 2008-2009) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9 A. TRẮC NGHIỆM (8đ-mỗi câu 0,4đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 12 1 3 1 4 15 16 Đáp án B C A C B C D C D A A D C D A A Câu 1 7 1 8 1 9 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 3 0 3 1 32 Đáp án B B B D C A C A A D B D B C B D B. TỰ LUẬN (12đ) Câu Gợi ý chấm Thang điểm Câu 1 (2,0đ) + Vân tay là do bề mặt của lớp biểu bì của da bị phân làm thành nhiều lớp hẹp 1đ + Vân tay tồn tại suốt đời không thay đổi và đặc trưng với từng người 1đ Câu 2 (2,0đ) Sự thực bào:các bạch cầu trung tính và bạch cầu mono (đại thực bào) 1/2đ Tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên : tế bào B. Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ,nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy. 1/4đ Phá huỷ các tế bào đã nhiễm bệnh : tế bào limphô T. 1/2đ Câu 3 (2,0đ) Lai phân tích F1 trong di truyền độc lập Lai phân tích F1 trong di truyền liên kết F1 : AaBb:vàng trơn Lai phân tích: AaBb × aabb GF1: AB;Ab;aB;ab ab F2 : 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 1vàng trơn:1vàng nhăn:1xanh trơn:1 xanh nhăn =>4 kiểu hình *Xuất hiện biến dị tổ hợp :vàng nhăn, xanh trơn F1 : BV bv : xám dài Lai phân tích: BV bv × bv bv GF1: BV;bv bv F2 : 1 BV bv : 1 bv bv 1 xám dài :1 đen cụt =>2 kiểu hình * Không xuất hiện biến dị tổ hợp. 1,0đ Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống : Di truyền liên kết bảo đảm bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên một NST. Trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. 1,0đ Câu 4 (2,0đ) Sở dĩ nói : NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là vì: các hoạt động của NST gắn liền với hoạt động phân chia của tế bào trong cơ thể. 1/2đ 1 Câu Gợi ý chấm Thang điểm Qua nguyên phân hoặc giảm phân ,tế bào mẹ sản sinh ra các tế bào con chứa đựng các thông tin di truyền từ NST truyền sang 1/2đ Những hoạt động của NST: Để thực hiện chức năng di truyền ,NST có những hoạt động trong quá trình nguyên phân và giảm phân như:nhân đôi,đóng xoắn,duỗi xoắn,xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc,phân li về các cực của tế bào. Nhờ đó thông tin di truyền trong NST được nhân lên và phân chia cho tế bào con 1,0đ Câu 5 (2,0đ) Hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là cơ sở tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm phong phú đa dạng về kiểu gen và kiểu hình ở sinh vật,có ý nghĩa đối với tiến hoá và chọn giống vì: - Trong quá trình tiến hoá: loài nào càng có nhiều kiểu gen,kiểu hình thì sẽ phân bố và thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau =>giúp chúng tăng khả năng tồn tại và đấu tranh sinh tồn trong điều kiện tự nhiên luôn thay đổi. 1,0đ - Trong chọn giống :Nhờ biến dị tổ hợp mà trong các quần thể vật nuôi và cây trồng luôn xuất hiện dạng mới,giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể mang đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 1,0đ Câu 6 (2,0đ) Điểm khác nhau Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn 1đ Kiểu hình F 1 Trội Trung gian Tỉ lệ kiểu hình ở F 1 3 trội : 1 lặn 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn Vì cơ thể dị hợp sẽ biểu hiện kiểu hình trung gian. Cơ thể kiểu hình trội chắc chắn có kiểu gen đồng hợp. 1đ HẾT 1 . PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN (NĂM HỌC 2008-2009) MÔN SINH HỌC 9 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể giao đề) A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 điểm) Câu. mạch. B. Tim co bóp nhanh hay chậm. C. Chế độ ăn uống. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Thi u loại vitamin nào dưới đây sẽ gây bệnh thi u máu ? A. Vitamin B 6 . B. Vitamin B 1 . C. Vitamin B 12 . D lai phân tích trong trường hợp trội không hoàn toàn ? Hết 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY KÌ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN (NĂM HỌC 2008-2009) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9 A. TRẮC NGHIỆM (8đ-mỗi