Các ký hiệu trong phòng thí nghiệm Khi làm việc trong phòng thí nghiệm chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất.. Việc hiểu biết các tính chất của từng loại hóa chất là
Trang 1Các ký hiệu trong phòng thí nghiệm
Khi làm việc trong phòng thí nghiệm chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất Việc hiểu biết các tính chất của từng loại hóa chất là điều cần thiết Bên cạnh
đó, mỗi loại hóa chất đều có các ký hiệu vật tư dán kèm trên nhãn hoặc vỏ chai, lọ, vì thế việc tìm hiểu các ký hiệu này để biết thêm thông tin về hóa chất, vật tư sử dụng là điều không thừa
Nhóm các ký hiệu chú ý, cần thận trọng, thường có hình tam giác màu vàng
Trang 3Ngoài ra còn có các ký hiệu chỉ dẫn về mức độ an toàn, độc hại của mỗi loại hóa chất
Hiện có hai loại ký hiệu quy định độ an toàn hóa chất Một của Hiệp hội An toàn cháy nổ
Mỹ (National Fire Protection Association-NFPA) và một của Châu Âu
Ký hiệu của NFPA-704: Gồm một hình thoi lớn được chia thành 4 hình thoi nhỏ với 4
màu khác nhau gồm đỏ, xanh dương, vàng, và trắng được đánh số từ 0-4 với mức độ nguy hại tăng dần (0 không nguy hại, 4 nguy hại nhất)
- Màu đỏ: Chỉ khả năng bắt lửa được đánh số từ 0-4 (0: không cháy; 4: dễ bắt lửa khi để ngoài không khí)
- Màu xanh: Chỉ mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe được đánh số từ 0-4 (0: không độc hại, 4: rất nguy hiểm)
- Màu vàng: Chỉ độ hoạt động được đánh số từ 0-4 (như khả năng nổ, ăn mòn )
- Màu trắng: Thông tin đặc biệt về độ nguy hại được đánh số từ 0-4 (0: bền, không phản ứng với nước; 4: phân hủy mạnh)
Với ký hiệu W: Chỉ các chất phản ứng mạnh với nước như H2SO4, Natri, Xesi
Trang 4Ký hiệu OX: Chỉ các chất oxi hóa mạnh như Kali perchlorate, ammoni nitrate, hydro peroxit
Ký hiệu NFPA-704
Ký hiệu của Châu Âu: Gồm hình chữ nhật màu da cam được chia thành hai hình nhỏ,
hình trên chỉ mức độ nguy hại được đánh số theo lớp từ 1-9, ô dưới chỉ số hiệu của hóa chất
Số 1: Chỉ các chất nổ
Số 2: Chỉ các chất khí
Số 3: Chỉ các chất lỏng dễ cháy
Số 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn
Số 4.2: Chất tự bốc cháy
Số 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước phát ra khí dễ cháy
Số 5.1: Chất ôxi hoá
Số 5.2: Các peroxit hữu cơ
Trang 5Số 6.1: Chất độc
Số 6.2: Chất lây nhiễm
Số 7: Vật liệu phóng xạ
Số 8: Chất ăn mòn
Số 9: Các chất và sản phẩm nguy hiểm khác
Ngoài ra còn có một loạt các ký hiêu khác dạng hình thoi để chỉ mức độ nguy hiểm của từng loại hóa chất được minh họa bằng chữ và đánh kèm theo số chỉ mức độ nguy hại