Vệ sinh là một trong những nhu cầu hết sức cấp thiết của mỗi người và khi đi du lịch, du khách không chỉ quan tâm đến mỗi phong cảnh đẹp hay vấn đề khác , mà còn “để ý” đến công trình vệ sinh
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 259 CÔNG TRÌNH VỆ SINH TRONG DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG HYGIENIC BUILDING OF TOURISM IN DA NANG SVTH: Lê Thị Lài, Lê Thị Thúy Nga Lớp 07CVNH, Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hiền Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm TÓM TẮT Công trình vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong du lịch nói riêng. Hiện nay, ở Đà Nẵng ngoại trừ công trình vệ sinh tại các cơ sở lưu trú và khu nghỉ dưỡng, còn lại hầu hết các công trình vệ sinh công cộng, công trình vệ sinh tại các điểm và khu du lịch sinh thái đều mất vệ sinh và xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng công trình vệ sinh trong du lịch Đà Nẵng nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục là điều rất cần thiết. ABSTRACT Hygienic demand plays an important role in our daily life and the especially in tourism. At present, in Da Nang excepting for hygienic buildings at home and the district have a rest yet nourishes, almost public hygienic buildings and at some ecological resort are very dirty and seriously downgraded. Thus, it is very necessary to find out the hygienic situation of Da Nang’s tourism so that we can minimize the situation. 1. Đặt vấn đề Vệ sinh là một trong những nhu cầu hết sức cấp thiết của mỗi người và khi đi du lịch, du khách không chỉ quan tâm đến mỗi phong cảnh đẹp hay vấn đề khác, mà còn “để ý” đến công trình vệ sinh. Chuyện công trình vệ sinh ở Đà Nẵng vừa thiếu, vừa bẩn và nhếch nhác, nhiều người vì quá cần để giải quyết nhu cầu riêng cũng đành nhắm mắt làm liều bởi dù sao “có còn hơn không”. Nhưng với ngành du lịch Đà Nẵng việc thiếu công trình vệ sinh đúng nghĩa tại tuyến đường, điểm, khu, cơ sở lưu trú sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm du lịch và làm giảm ấn tượng về thành phố bên bờ sông Hàn của du khách. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Công trình vệ sinh trong du lịch ở Đà Nẵng” làm công trình nghiên cứu khoa học, với mục đích tìm hiểu rõ về thực trạng và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình này. 2. Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình vệ sinh trong du lịch ở Đà Nẵng 2.1. Cơ sở lý luận chung về du lịch 2.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [1, tr.9]. Ngoài khái niệm du lịch, còn có một số khái niệm khác liên quan đến du lịch như: Khách du lịch, điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở lưu trú,… Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 260 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch Du lịch phát triển có ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn) và các điều kiện phát triển du lịch (chính trị, kinh tế, giao thông, chính sách phát triển du lịch, thời gian rỗi, sự sẵn sàng đón tiếp du khách). 2.1.3. Các loại hình du lịch và tác động của du lịch đến kinh tế xã hội và môi trường Có thể chia du lịch thành nhiều loại hình khác nhau như: Du lịch quốc tế, du lịch nội địa hoặc du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi… Việc phát triển du lịch góp phần làm tăng GDP và GNP cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, du lịch làm tăng số lượng tiền lưu thông dẫn tới lạm phát, làm băng hoại thuần phong mỹ tục. 2.2. Thực trạng công trình vệ sinh trong du lịch ở Đà Nẵng Theo Bách khoa toàn thư mở: “Công trình vệ sinh là nơi mà trong đó có hệ thống thải dành cho các chất thải cơ thể như phân và nước tiểu”. Một số tên gọi khác như: Cầu tõm, nhà xí, chuồng xí, toilet… 2.2.1. Thực trạng công trình vệ sinh công cộng ở Đà Nẵng Thành phố có 19 công trình vệ sinh công cộng, trong số đó có 13 công trình hoạt động tạm được, 6 công trình còn lại ít được sử dụng (mới đây 2 công trình đã bị phá bỏ), các công trình được phân bố ở các vị trí khác nhau được nêu rõ trong Bảng 1. Bảng 1. Thống kê số lượng công trình vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Stt Công trình vệ sinh công cộng Bàn giao Cơ quan quản lý Ghi chú 1 Công viên 29/3 2005 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng 2 Bắc tượng đài 29/3 2004 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng Bỏ hoang 3 Đầu tuyến Liên Chiểu - Thuận Phước 2005 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng Phá bỏ 4 Gần khu du lịch Xuân Thiều 2006 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng Bỏ hoang 5 Cuối đường Bạch Đằng đông 2005 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng Bỏ hoang 6 Trung tâm hội chợ - triển lãm quốc tế 2006 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng Bỏ hoang 7 Cuối đường Nguyễn Tất Thành 2006 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng Phá bỏ 8 Hòn Thủy - Non Nước 2006 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng 9 Đông cầu sông Hàn (Trần Hưng Đạo) 2004 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng 10 Tây cầu sông Hàn (01 Lê Duẩn) 2004 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng 11 Trước Viện Cổ Chàm (đường 2/9) 2004 Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 261 12 Gầm cầu vượt Hòa Cầm 2006 Công ty Cây xanh Đà Nẵng 13 Đối diện trường Trung cấp Xây Dựng 2006 Công ty Cây xanh Đà Nẵng 14 Bà Nà - Suối Mơ 2005 Điểm du lịch Bà Nà 15 Bãi đậu xe Bà Nà 2006 Điểm du lịch Bà Nà 16 Bến xe trung tâm số 01 2006 Bến xe Trung tâm Đà Nẵng 17 Bến xe trung tâm số 01 2007 Bến xe Trung tâm Đà Nẵng 18 Bến xe trung tâm số 01 2006 Bến xe Trung tâm Đà Nẵng 19 Bến xe trung tâm số 01 2006 Bến xe Trung tâm Đà Nẵng “Nguồn: Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng” Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các công trình vệ sinh công cộng đang còn nhiều điểm bất cập. Hầm rút của một số công trình vệ sinh bị hư hỏng (Bạch Đằng, Trần Phú, đông cầu sông Hàn). Hệ thống điện chiếu sáng bị hư hỏng (Lê Duẩn - Trần Phú, trước Cổ Viện Chàm) phải kéo dây để sử dụng, cửa kính bị hư, rét rỉ. Một số công trình không có nước thủy cục phải dùng nước bơm có phèn làm hư các thiết bị vệ sinh (đông cầu sông Hàn), nước sơn tường ố vàng, mốc, có một số công trình bị nứt tường (trước Cổ Viện Chàm). Công tác vệ sinh chưa tốt, bốc mùi hôi khó chịu (trước chợ Đống Đa). Công trình vệ sinh thành nơi để dụng cụ, hàng hóa lộn xộn, lấn chiếm khu vực dành cho khách đi vệ sinh (bến xe, đông cầu sông Hàn). Ở những tuyến đường có khách du lịch đông thì lại không có công trình vệ sinh (Bạch Đằng, Hùng Vương), còn các tuyến đường ít khách thì công trình vệ sinh gần như bỏ hoang (Bạch Đằng Đông, Nguyễn Tất Thành). 2.2.2. Thực trạng công trình vệ sinh tại điểm du lịch Gồm có bảo tàng, khu vui chơi giải trí, các bãi tắm, thắng cảnh tham quan, nhìn chung các công trình vệ sinh ở đây chưa được sự quan tâm của ban quản lý, trang thiết bị đã thiếu lại hư hỏng mà chưa được sửa chữa, ít được lau chùi nên bẩn và bốc mùi xú uế tiểu biểu là chợ Cồn, chợ Hàn còn ở Bảo tàng khu V thì gần như bị bỏ hoang. Nhà vệ sinh thông minh ở bãi tắm Phạm Văn Đồng và Sao Biển tuy mới đưa vào sử dụng ba năm nhưng có một số thiết bị hư hỏng vẫn chưa được sửa chữa. 2.2.3. Thực trạng công trình vệ sinh tại khu du lịch Khu du lịch gồm có khu du lịch sinh thái (Suối Lương, Suối Hoa, Bà Nà - Suối Mơ) và khu du lịch nghỉ dưỡng (Tiên Sa, Bà Nà, Lệ Nim, Bà Nà Bynight). Ở khu du lịch sinh thái hầu hết công trình vệ sinh đều thiếu các trang thiết bị như: Gương soi, xà phòng, bồn rửa mặt, giấy vệ sinh hoặc có nhưng không đảm bảo chất lượng. Công tác vệ sinh còn kém (đường lên Núi Chúa - Bà Nà), một số công trình bỏ hoang, lãng phí (Suối Lương). Còn các khu du lịch nghỉ dưỡng hầu hết đều có trang thiết bị đầy đủ, có thêm khu vệ sinh ở tiền sảnh, công tác vệ sinh cũng tốt hơn khu du lịch sinh thái. 2.2.4. Thực trạng công trình vệ sinh tại cơ sở lưu trú du lịch Dựa vào Bảng 2, chúng tôi thấy thành phố Đà Nẵng hiện có nhiều khách sạn từ một đến năm sao đảm bảo tiêu chuẩn phòng vệ sinh. Tuy nhiên, có những khách sạn chưa đạt chuẩn nhưng vẫn được xếp hạng sao, lại có những khách sạn đạt chuẩn nhưng công tác vệ sinh chưa tốt làm ảnh hưởng tới doanh thu của khách sạn cũng như của thành phố. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 262 Bảng 2. Tiêu chuẩn trang thiết bị phòng vệ sinh khách sạn từ 1 sao đến 5 sao 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao - Chậu rửa mặt (Lavabo) - Bàn cầu bệt có nắp - Vòi tắm hoa sen di động - Vòi nước nóng, lạnh - Giá kính trên lavabo (hoặc bệ đá) - Gương soi (trên Lavabo) - Giá treo khăn mặt, khăn tắm - Khăn mặt và khăn tắm - Mắc treo quần áo khi tắm - Xà phòng tắm - Cốc đánh răng - Bàn chải và kem đánh răng - Hộp đựng và giấy vệ sinh - Sọt đựng rác nhựa có nắp Như 1 sao Như 2 sao có thêm: - Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 50 % tổng số buồng - Điện thoại - Máy sấy tóc - Màn che bồn tắm - Mũ tắm - Nước gội đầu - Dao cạo râu - Bông ngoáy tai - Túi ny lông để bỏ giấy vệ sinh phụ nữ Như 3 sao có thêm: - Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 100 % tổng số buồng - Áo choàng sau khi tắm Như 4 sao có thêm: - Bồn tắm nằm (cho 100% số buồng) và phòng tắm kính (cho 30% tổng số buồng) - Dầu xoa da - Cân kiểm tra sức khoẻ - Thiết bị vệ sinh cho phụ nữ (biđê) - Băng vệ sinh phụ nữ “Nguồn: Quyết định số 02/2001 của Tổng cục du lịch” [5] Có các khách sạn vượt chuẩn như: Morning Star (một sao), ngoài các tiêu chuẩn bắt buộc, một số phòng còn có bồn tắm, áo khoác tắm trong khi yêu cầu này phải có ở khách sạn từ ba sao trở lên; Cây Tre Đà Nẵng (hai sao) còn có thêm máy sấy tóc và bồn tắm. Còn với hạng năm sao như Hoàng Anh Gia Lai và Furama thì công tác vệ sinh tốt, trang thiết bị đầy đủ và được bày trí rất chu đáo có cả lọ hoa và cây cảnh trong phòng vệ sinh. Bên cạnh đó, tại khách sạn Bạch Đằng (ba sao) phòng vệ sinh thiếu điện thoại và túi ny lông để bỏ giấy vệ sinh phụ nữ, đã vậy lại treo một chiếc làn làm mất thẩm mĩ và thu hẹp không gian. Ngoài ra, cũng tại khách sạn này, tại tiền sảnh công trình vệ sinh vẫn chưa được dọn dẹp sạch sẽ, thiếu máy hơ tay, giấy lau tay. Sandy Beach (bốn sao) ngoài những công trình vệ sinh trong các phòng còn có công trình vệ sinh ngoài trời để tiện cho du khách nghỉ dưỡng. Công trình gần bể bơi không được sạch sẽ cho lắm, có một số thiết bị vệ sinh bị hỏng như vòi nước, không có khăn lau tay, chổi lau để lộn xộn. 2.2.5. Nhận xét công trình vệ sinh trong du lịch ở Đà Nẵng Quả thật, đúng như Báo Thanh Niên đã nhận xét: “Du lịch Đà Nẵng thiếu cái… toilet”. Một số công trình vệ sinh công cộng bẩn, nằm ở vị trí chưa hợp lí, cơ sở vật chất xuống cấp, sử dụng chưa đúng chức năng và đều có thu phí. Công trình vệ sinh tại điểm, khu du lịch thiếu, xuống cấp và mất vệ sinh còn tại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn, công tác vệ sinh tương đối tốt. Nếu các công trình vệ sinh của tư nhân xây dựng và đầu tư thì trang thiết bị đầy đủ và sạch sẽ còn công trình vệ sinh công cộng thì trang thiết bị hư hỏng nhiều, bẩn và ít được dọn dẹp. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 263 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình vệ sinh trong du lịch ở Đà Nẵng 2.3.1. Về quy hoạch Cần phải rà soát lại tình hình công trình vệ sinh trên địa bàn để có giải pháp quy hoạch phù hợp. Đồng thời, phải bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu ở điểm dự kiến xây dựng công trình vệ sinh công cộng. Việc quy hoạch cũng phải tính đến sự hài hòa trong kiến trúc và loại hình như loại: Di động nhỏ trên vỉa hè, cố định trong công viên. 2.3.2. Chính sách vốn đầu tư cho công trình vệ sinh Cần huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó chú trọng nguồn vốn trong nước. Các điểm du lịch có thể huy động vốn từ các công ty lữ hành hay đưa khách tới. Tổ chức tuyên truyền vấn đề cấp thiết của công trình vệ sinh nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp của các ban ngành khác. Kinh phí để bảo trì và giữ gìn vệ sinh nên được lấy từ phí dịch vụ của người sử dụng công trình vệ sinh. 2.3.3. Về tổ chức, quản lý Cần phải có một tổ chức quản lý đứng ra lo cho vấn đề này như giao cho công ty Môi trường và đô thị các quận huyện và có chính sách trả lương cho nhân viên, đồng thời cũng đưa ra quy định hình phạt đối với những nhân viên để công trình vệ sinh bẩn. Cần đưa ra những quy định hướng dẫn và nhắc nhở du khách để họ có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Đối với các khách sạn khi xếp hạng các sao cần kiểm tra kỹ công trình vệ sinh đã đủ theo tiêu chuẩn chưa, nếu chưa cần bổ sung thêm rồi mới xếp hạng. 2.3.4. Tổ chức cuộc thi thiết kế công trình vệ sinh cho du lịch Phát động cuộc thi ý tưởng kiến trúc mô hình công trình vệ sinh để tìm ra những thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện nghi ở nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra, thi thiết kế các logo dán bên ngoài cửa của các công trình vệ sinh để phân biệt nam nữ, trang trí và tuyên truyền thêm cho công trình vệ sinh. 2.3.5. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức Đẩy mạnh tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị đến người dân bằng các băng rôn, áp phích,… Phát động chiến dịch làm sạch môi trường du lịch với trọng tâm là chiến dịch xây dựng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, làm sạch công trình vệ sinh công cộng và điểm du lịch. 2.4. Kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nên dành một khoản ngân sách cố định để xây dựng và sửa chữa các công trình vệ sinh công cộng, trước khi đưa vào sử dụng cần kiểm tra chất lượng đạt chuẩn. Có biện pháp xử phạt đối với những người phóng xú uế bừa bãi và cần quy định rõ lực lượng nào có quyền xử phạt. Khi làm bản đồ du lịch nên có thêm chú thích các công trình vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố để tiện cho du khách. Mặt khác, nên có các khẩu hiệu treo tại các công trình vệ sinh công cộng nhằm tuyên truyền ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh của khách du lịch và người dân: “Hãy chung tay xây đắp công trình vệ sinh vì môi trường”; “Hãy thực hiện văn hóa WC”. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 264 3. Kết luận Công trình vệ sinh trong du lịch ở Đà Nẵng đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, cần có sự quan tâm của chính quyền địa phương lẫn ý thức của người sử dụng nhằm góp phần làm cho hình ảnh du lịch Đà Nẵng đẹp hơn trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật du lịch (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Báo cáo công tác kiểm tra các nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng. [3] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (9/2009), Tờ trình kiểm tra nhà vệ sinh của các đơn vị kinh doanh du lịch, Đà Nẵng. [4] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Tờ trình về việc cải tạo, nâng cấp và bổ sung nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng. [5] Tổng cục Du lịch (04/2001), Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn (Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2001/QĐ-TCDL). [6] Tài liệu điền dã, thực tế, phỏng vấn. [7] Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. . trạng công trình vệ sinh công cộng ở Đà Nẵng Thành phố có 19 công trình vệ sinh công cộng, trong số đó có 13 công trình hoạt động tạm được, 6 công trình. chất lượng công trình vệ sinh trong du lịch ở Đà Nẵng 2.1. Cơ sở lý luận chung về du lịch 2.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch Luật du lịch Việt