1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hậu quả của bịnh trầm cảm không trị đúng mức pot

3 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 86,77 KB

Nội dung

Hậu quả của bịnh trầm cảm không trị đúng mức Tâm hồn con người rất phức tạp. Các bậc thánh nhân như Phật và Chúa đã ra đời và đưa ra nhiều cách để sửa đổi tâm tánh con người ngõ hầu có được một xã hội thanh bình mà hiện nay ta vẫn còn chiến tranh và đau khổ. Có thể vì con người có khuynh hướng chống lại sự thay đổi, nhứt là sự thay đổi tâm tánh của chính mình. Có lẽ vì vậy mà nhiều người bị bịnh trầm cảm không chịu trị bịnh mà núp sau cái nhãn hiệu (label) “stress” để biện hộ cho những hành động bất bình thường của họ chăng? Depression có thể ngăn ngừa được khi ta có gia đình đầm ấm và có sự nâng đỡ tinh thần của gia đình, cộng đồng hay tôn giáo. Cô lập (isolation) làm tăng thêm sự bực bội và depression. Tuy nhiên người bị depression có khuynh hướng tự cô lập mình hay do bực bội trong lòng mà có thái độ hay hành động làm người khác tránh xa. Ðó là cái vòng lẩn quẩn khó thoát ra khi bị depression. Ở giai đoạn đầu, depression rất dễ chữa nhiều khi không cần dùng thuốc men, chỉ cần sự hỗ trợ tinh thần (support) của gia đình, bạn bè hay của psychotherapist mà thuyên giảm. Nhưng nếu không phát hiện để lâu thì sự hỗ trợ dần dần mất đi vì thái độ bực tức và xa lánh của người bị depression. Ðịa ngục không phải ở dưới lòng đất mà xảy ra ngay trong tâm hồn người bị depress. Nhiều người tuyệt vọng muốn tự tử vì địa ngục chẳng những xảy ra ở nội tâm mà còn lan ra hoàn cảnh bên ngoài. Tâm lý học cho ta thấy khả năng nhìn thấy chính mình (insight) không dính dáng gì đến trí khôn hết. Ðôi khi giới trí thức lại do dự đến bác sĩ trị bịnh depression hoặc dùng những lý luận cao xa biện hộ cho thái độ depress của họ (danh từ phân tâm học gọi là rationalization). Có thể một phần do tự ái (pride) hay do cái ô nhục (stigma) bị gán cái bịnh “điên”. Có vài trường hợp bác sĩ, dược sĩ bị depression mà không nhìn ra, họ tự trị bằng các loại thuốc ngủ như Valium hay trường hợp nguy hiểm hơn là dùng narcotic và dần dần trở thành nghiện thuốc. Cái mục đích của họ không phải là ngủ ngon hay giảm đau mà muốn làm giảm cái cảm giác buồn bực cho nên phải dùng liều cao các loại thuốc kể trên để có trạng thái lâng lâng (euphoria). Trường họp thông thường nhứt ở nam giới, depression hay dẫn đến nghiện rượu (alcoholism) hoặc nhẹ hơn là hút thuốc rất nhiều (nicotine dependence). Cái hậu quả của depression không trị đúng mức rất tai hại. Càng ngày người bị depression càng lún sâu vào bùn. Người hôn phối không chịu được thái độ “kỳ quái” của người bị depress nên dễ ngoại tình hoặc đưa đơn ly dị. Con cái thì bỏ ra ở riêng, bạn bè xa lánh Có nhiều người bác sĩ mất bằng vì bị nghiện thuốc, tự viết cho mình thuốc narcotic quá liều hoặc do nghiện thuốc trí nhớ bị kém, ảnh hưởng xấu trong việc hành nghề (professional neglect). Ly dị, mất bằng, tù tội, bị vào sổ đen, những cảnh địa ngục đó có thể tránh được nếu depression được trị ngay lúc ban đầu. Trung Minh Thai, M.D . Hậu quả của bịnh trầm cảm không trị đúng mức Tâm hồn con người rất phức tạp. Các bậc thánh nhân như Phật và Chúa. dependence). Cái hậu quả của depression không trị đúng mức rất tai hại. Càng ngày người bị depression càng lún sâu vào bùn. Người hôn phối không chịu được thái độ “kỳ quái” của người bị depress. tâm tánh của chính mình. Có lẽ vì vậy mà nhiều người bị bịnh trầm cảm không chịu trị bịnh mà núp sau cái nhãn hiệu (label) “stress” để biện hộ cho những hành động bất bình thường của họ chăng?

Ngày đăng: 13/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w