1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nguy Hiểm Lạm Dụng Erythropoietin ppsx

4 323 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 120,03 KB

Nội dung

Nguy Hiểm Lạm Dụng Erythropoietin Chúng ta biết những người suy thận mãn khi đến giai đoạn cuối thường không thể tạo ra nội tiết tố erythropoietin để kích thích tủy xương sinh huyết n

Trang 1

Nguy Hiểm Lạm Dụng

Erythropoietin

Chúng ta biết những người suy thận mãn khi đến giai đoạn cuối thường không thể tạo ra nội tiết tố erythropoietin để kích thích tủy xương sinh huyết nên những người này có thể bị thiếu máu bất sản ( không sinh hồng cầu và thiếu hemoglobin)

Bảo hiểm y tế Việt-nam hiện nay cho phép dùng epoietin tái tổ hợp (biệt dược Eprex của Pháp) nhưng với liều thấp khoảng 2000 đơn vị tiêm 1 hay 2 lần mỗi tuần, nên mặc dầu có điều trị, hematocrit và hemoglobin của bệnh nhân suy thận mãn Việt-nam ít khi trên 8-9 g/dl Trong khi đó, những người suy thận mãn ở Hoa-kỳ phần nhiều được chương trình bảo hiểm sức khoẻ Medicare che chở, và chương trình này cho phép ngoài lọc thận nhân tạo (hemodialysis) còn cả điều trị các bệnh do suy thận sinh ra trong đó gồm

Trang 2

cả việc điều trị thiếu máu bằng epoietin Từ đó có sự lạm dụng dùng epoietin

để tăng hemoglobin quá mức chỉ định 11 g/dl

Báo y khoa NEJM số ngày 16 tháng 11 năm 2006 công bố 2 nghiên

cứu dùng ESA (Erythropoiesis-stimulatin Agent) tạm dịch là chất kích thích

sinh huyết cho người thiếu máu do suy thận:

Nghiên cứu CHOIR (Correction of Hemoglobin and Outcomes in Renal Insufficiency Study) tạm dịch là nghiên cứu sửa chữa hemoglobin và kết quả ở người suy thận Nghiên cứu này dùng thuốc Procrit của viện bào chế Johnson & Johnson

Theo hướng dẫn hiện nay của hội bệnh thận quốc gia Hoa-kỳ, thì các bác sĩ nên giữ cho hemoglobin bệnh nhân dùng epoietin tái tổ hợp ít nhất là

11 g/dl nhưng không quá 13 g/dl Trong nghiên cúu thứ nhất, Singh và

cộng sự tuyển mộ hơn 1400 người suy thận mãn từ 130 trung tâm trong toàn Hoa-kỳ, và không có người nào cần phải lọc thận nhân tạo Một nửa số người này có mục tiêu đạt mức hemoglobin 13.5 g/dl, trong khi nhóm còn lại có mục tiêu hemoglobin 11.3 g/dl Nghiên cứu kéo dài 16 tháng Những người có mức hemoglobin cao tăng 34% nguy cơ có biến chứng trầm trọng gồm tử vong, suy tim sung huyết và đột quỵ so với nhóm có mức hemoglobin thấp Cải thiện giá trị đời sống giống nhau ở 2 nhóm

Trang 3

Nghiên cứu thứ hai thực hiện ở Âu châu dùng thuốc NeoRecormon

do viện bào chế Hoffman-LaRoche tài trợ Họ đưa mức hemoglobin của 226 người suy thận mãn lên 13-15 g/dl Một nhóm 250 người khác giữ hemoglobin ở mức 10.5 và 11.5 g/dl bằng epoietin Nghiên cứu này không thấy khác biệt về hậu quả tim mạch, nhưng thấy nhiều người trong nhóm mức hemoglobin cao phải lọc thận nhân tạo sớm hơn Cải thiện giá trị cuộc sống của nhóm hemoglobin cao tốt hơn

Một số chuyên gia giải thích kết quả 2 nghiên cứu này là khi tăng hemoglobin, bệnh nhân thấy khoẻ hơn nên hoạt động nhiều hơn, nhưng bệnh tim lại không cải thiện, nên bị chết và biến chứng tim mạch nhiều hơn Giải thích thứ hai là bệnh nhân suy thận lâu ngày đã bị hư hại nhiều nên không dung nạp được mức hemoglobin cao

Bài báo này đã khiến cơ quan FDA trong cùng ngày phải ra một thông báo nhắc nhở các bác sĩ không nên dùng epoietin quá mức hướng dẫn ghi trong hộp thuốc và không nên đưa mức hemoglobin lên quá 12 g/dl với các thuốc kích thích sinh huyết (ESA) Bác sĩ nên theo dõi thường xuyên mức hemoglobin và bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ biết nếu thấy tình trạng tệ hại hơn như hơi thở ngắn, đau hay phù ở chân và tăng huyết áp

Trang 4

FDA sẽ đánh giá lại dữ liệu nghiên cứu CHOIR để quyết định có cần thêm những hành động nào với nhóm thuốc kích thích sinh huyết

Hội bệnh thận quốc gia Hoa-kỳ cũng sẽ xem lại nghiên cứu này để quyết định có cần thay đổi hướng dẫn điều trị bệnh thiếu máu do suy thận hay không

Dược Sĩ Lê Văn Nhân

Ngày đăng: 13/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w