Ung Thư Tụy Tạng – (Pancreatic Cancer) Ung thư tụy tạng hiện nay là một nan giải lớn nhất cho medical oncology vì không có cách gì tìm ra bệnh sớm. Teaching cổ điển về survival của bệnh này suốt từ hồi 1950-2000 (hơn 50 năm là ít) không thay đổi gì: khi tìm ra bệnh, median survival chỉ có 6 tháng. Gần đây CAT scan được dùng nhiều, nhưng kỹ thuật này chỉ thay đổi survival không bao nhiêu: vì vấn đề lớn vẫn là không có cách gì tìm ra bệnh sớm (tìm ra sớm để cắt đi ngay: Whipple procedure chẳng hạn ). Whipple là một procedure lớn, hồi xưa tử suất sau khi mổ khoảng 15-20%, nay đã hơi khá hơn (vì technology và ICU giỏi hơn). Người nào may mắn, tìm ra ung thư này incidentally thì may, sống sót. Về biochemical marker, thì hiện nay chỉ có "CA 19-9" được approved trong việc THEO DÕI bệnh này (chứ không đuợc approved cho ĐỊNH BỆNH (diagnosis). Biomarker này có khi bị lạm dụng, cũng như CEA (carcinoembryogenic Antigen). Lắm khi thấy trên trại (trong các oncology consulataitons), medical oncologists được gọi lên vì CEA tăng, xin yêu cầu giải thích. Nhưng CEA chỉ được approved cho việc THEO DÕI (đã định ra bệnh rồi) chứ không được approved cho việc DIAGNOSTIC (để đi tìm ra bệnh ung thư ruột già chẳng hạn). Nhiều khi có những biomarkers mới hơn, còn trong experimental, nhưng cũng được một số nơi dùng, làm việc định bệnh ung thư trở nên rắc rối hơn (xin không đi vào chi tiết). Trở lại ung thư pancreas (tụy tạng), thì cũng như đã kể, median survival chỉ có 6 tháng ("median" : 50% bnhân sống hơn 6 tháng, 50% bnhân chết trước 6 tháng) và rồi bệnh nhân thường chết ở hai chỗ: (1) ung thư tái phát ở đầu cuả pancreas khiến làm nghẽn đuờng dẫn mật (dù có đặt một ống thoát (stent) bằng lối ERCP (Endoscopic Retrograde Choledo Pancreaticoscopy) thì cũng chỉ kéo dài đời sống vài tháng là cùng, hoặc (2) chuyển di đến gan rồi chết tại đấy. Cách đây vài năm, Gemcitabine được approved tại HKỳ để chưã bệnh này, nhưng chỉ kéo dài median survival được đến 7-8 tháng thôi (chỉ hơn được có 1-2 tháng về median survival) Cho nên bệnh này đối với medical oncology (năm 2008) vẫn chưa có tiến bộ gì. Chỉ có một cách là "nghi ngờ " bệnh rất sớm, làm CAT scan của bụng, tìm ra sớm, cắt đi (Whipple's) ngay thì may ra Nhiều khi "nghi ngờ " rất sớm mà vẫn không kịp. Có rảnh kỳ tới sẽ mô tả vài trường hợp điển hình đã khám trong mấy chục năm qua cho thấy bệnh này vẫn còn là một nhức đầu rất lớn cho medical oncology. NTM Bài sau đây viết vội cho nên hơi sai về chi tiết v/v ERCP: xin nói rõ như sau : Khi ung thư tụy tạng ở thời kỳ cuối không cắt ra được nữa: (1) Nếu ung thư sưng lớn ở đầu pancreas, làm nghẽn (obstruction) đường dẫn mật, khiến bilirubin tăng: vậy thì thủ thuật nên làm là cắt cơ vòng (sphincterectomy) bằng ERCP (để mật có thể tiếp tục thoát xuống duodenum). (2) Nếu ung thư đã chạy đến gan, và cục ung thư này đè (compression) vào ống dẫn mặt, khiến tăng bilirubin, thì lúc ấy mới đặt ống thoát (stent)- cũng bằng ERCP. Tất cả những thủ thuật (procedures) nói trên dĩ nhiên chỉ là tạm bợ (palliative) khiến cho bệnh nhân đỡ khổ (quality of life) chứ không thay đổi gì về survival đuợc . Note: trường hợp (2) tức là intrahepatic metastases thì cũng có thể thấy ở bất cứ loại ung thư nào khác đã chạy đến gan (chẳng hạn như ung thư bắt đầu từ ruột già). Khi ung thư đã chạy đến gan, nếu chỉ là một vết (solitary lesion) thì trong trường hợp ung thư ruột già chạy đến gan: sẽ tìm cách cắt cả thùy gan này ra cùng với ung thư (và trong trường hợp này - nếu không thấy ung thhư ở đâu cả, những bệnh nhân này có thể sống khá lâu, trên 10 năm, tức là coi như khỏi hẳn). Tuy nhiên trong practice, đã thấy có những bnhân làm CAT scan, PET scan, MRI, ultrasound gan (truớc khi mổ bụng): tất cả đều nói là chỉ có một vết (solitary lesion), nhưng đến khi mổ bụng ra, và làm ultrasound gan khi bụng đã mở: thì lúc ấy mới thấy có nhiều vết (multiple lesions) ở cả hai thùy gan, và trường hợp đó đành phải đóng bụng lại, và bệnh nhân lại được gửi nguợc lại cho medical oncologist). Những trường hợp này nay vẫn có thể làm cryo-ablation được - Gần đây cũng đã có bnhân, trước khi giải phẫu, các studies đều negative (PET/CAT/MRI gan), nhưng đến khi mổ ra mới thấy ung thư đã chạy đến màng bụng (peritoneal implantation). Những trường hợp này thì dĩ nhiên cũng không cắt ung thư ra được nữa, và bnhân được chuyển ngược lại cho oncologists (để tiếp tục chữa bằng thuốc). Vì thế trong trường hợp (2) nói trên, ngoài việc đặt ống thoát (stent) ra bằng lối ERCP, medical oncologists sau khi review các studies (PET/ CAT/ MRI/ Ultrasound) có thể nhờ các đồng nghiệp làm cryo-ablation. Tuy nhiên, thực tế trên trại bệnh có khi khác, lúc này bệnh đã tiến quá xa, bnhân đã qúa yếu, và không thể can thiệp được nưã. Bác sĩ Nguyễn Tài Mai . Ung Thư Tụy Tạng – (Pancreatic Cancer) Ung thư tụy tạng hiện nay là một nan giải lớn nhất cho medical oncology vì không. bất cứ loại ung thư nào khác đã chạy đến gan (chẳng hạn như ung thư bắt đầu từ ruột già). Khi ung thư đã chạy đến gan, nếu chỉ là một vết (solitary lesion) thì trong trường hợp ung thư ruột già. nên hơi sai về chi tiết v/v ERCP: xin nói rõ như sau : Khi ung thư tụy tạng ở thời kỳ cuối không cắt ra được nữa: (1) Nếu ung thư sưng lớn ở đầu pancreas, làm nghẽn (obstruction) đường dẫn