1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Ngất Xỉu pot

8 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 110,99 KB

Nội dung

Ngất Xỉu Bệnh nhân là một người già 64 tuổi. Trời lạnh. Bệnh nhân ngồi trong xe, buồn ngủ. Khi tỉnh hẳn, bệnh nhân mở cửa xe, té lăn xuống đất. Có người gọi 911. Bệnh nhân được xe cấp cứu đưa vào bệnh viện. Trong phòng cấp cứu, bệnh nhân được khám bệnh và thử nghiệm bao gồm đo điện tâm đồ, thử phân hoá tố (enzymes), và chụp hình cắt lớp (CT) đầu. Tất cả đều bình thường. Bệnh nhân được chuyển tơí một bệnh viện gần đó để theo dõi và làm thêm siêu âm động mạch cảnh. Tháng trước bệnh nhân cũng bị triệu chứng giống như vậy và thử nghiệm tương tự không thấy gì. Bệnh nhân không có tiểu sử dị ứng thuốc. Tiểu sử bệnh lý quá khứ cho biết: - Nội thương: bị bệnh cao máu, không bị tiểu đường, không bị ho lao hay sưng viêm phổi. - Ngoại thương: mổ thận ở Việt nam năm 1987. - Thuốc: đang uống Tenormin và Isosordil. - Thương tích: không bị chấn thương đầu, không bị chấn thương trầm trọng và cũng không bị gẫy xương. - Bệnh nặng: không bị viêm sưng phổi hay lao phổi. - Đang theo dõi trị bệnh tim mạch bởi một bác sĩ chuyên khoa tim. Bác sĩ chuyên khoa được mời tới để tham khảo. Tiểu sử gia đình và xã hội: bệnh nhân có gia đình, đang sống vơí vợ. Người con sống gần bố mẹ. Bệnh nhân làm việc nghề thợ máy. Kiểm điểm các bộ phận trong cơ thể: Đầu: bệnh nhân cho biết không bị bệnh nhức đầu kinh niên. Không bị chấn thương đầu trước đây. Mắt: không bị nhìn một vật thành hai. Không bị bị tật nhìn không rõ. Tai: Không bị ù tai, không bị tai chảy mủ, không bị dị ứng tai. Cổ họng: không bị đau cổ họng kinh niên, không khan tiếng kinh niên, không bị nghẹn khi nuốt. Bệnh tim mạch: Nói không đau ngực, không bị bệnh tim, không nghẹt thở ban đêm, không bị phù thũng, không sưng cổ chân. Hiện đang điều trị bệnh cao huyết áp. Bộ phận hô hấp: không bị sưng phổi, không bị nhiễm trùng kinh niên. Bộ phận tiêu hoá: Không bị ói mửa, không tiêu chảy, không đi cầu phân đen, ăn uống bình thường. Bộ phận đường tiểu: không bị bí tiểu, không đi tiểu thường xuyên, không bị nhiễm trùng đường tiểu. Không đi tiểu ra máu. Xương và bắp thịt: Bệnh nhân nói không bị kinh phong trước đây, không tê liệt, không yếu bắp thịt. Khám bệnh: Huyết áp 125/70, Mạch: 72/phút, nhiệt độ 98º F. Tổng quát: hình dáng bình thường, Định hướng x3, bệnh nhân là một đàn ông người Việt, không lộ vẻ đau đớn, khi kể tiểu sử thấy trí nhớ còn tốt. Đầu hình dáng bình thường, xương sọ không bị lõm, tóc tiêu muối, da đầu bình thường. Mắt: PERRLA: con ngươi hai bên bằng nhau kích thước, tròn, phản ứng ánh sáng bình thường, phản ứng điều tiết bình thường. Cử động bắp thịt xung quanh mắt bình thường. Kết mạc không bị vàng. Má bên trái có vết rách được vá lại bằng giấy chống sát trùng và để băng keo. Tai: Màng tai không bị rách, không bị đỏ, có chút ráy, vành tai bình thường. Mũi: Thông, không chất nhờn. Họng: Không sưng đỏ hay có chất đờm, lưỡi thè ra được. Cổ: Tuyến giáp trạng không lớn, không bị tĩnh mạch cổ căng 45 độ, không bị hạch cổ đau khi rờ và không sưng lớn. Cử động cổ vơí độ xoay bình thường. Phổi: Không tiếng động bất thường. Không nghe tiếng lào xào. Tim: Nhịp đều. Không có tiếng thổi bất thường. Bụng: Mềm. Không đa khi nhấn. Không rờ thấy cơ quan trong bụng bị lớn. Không thấy u bướu. Có vết thẹo giải phẫu thận trước đây. Cơ quan sinh dục: bình thường, không có thoát vị khe. Bìu dái bình thường. Trực tràng: Tuyến nhiếp hộ tuyến không sưng lớn, không thấy cục bướu trong tuyến nhiếp hộ tuyến. Không bị trĩ. Chân Tay: Cử động bình thuờng. Bắp thị không bị yếu. Đi đứng bình thường. Da: Không bị da nổi đỏ. Thần kinh: Khám giây thần kinh từ số III tới XI bình thường. Phản xạ đầu gối bình thường. Cảm giác ngoài da bình thường. Cho bệnh nhân nhập viện. Theo dõi nhịp tim 18 tiếng đồng hồ để biết ngất xỉu không do tim đập thất nhịp. Cho siêu âm động mạch cảnh. Trong khi nằm bệnh viện, bệnh nhân vẫn tỉnh táo như thường. Những dấu hiệu “sống” (vital signs) bình thường. Bệnh nhân đi dọc hành lang không bị chóng mặt, không thấy mệt yếu, hay toát mồ hôi. Siêu âm động mạch cảnh bình thường. Bác sĩ chuyên khoa khám bệnh không thấy có gì bất bình thường. Bs chuyên khoa tim cho bệnh nhân xuất viện và sẽ theo dõi trong phòng mạch ngoại chẩn bác sĩ tim. Định bệnh khi bệnh nhân xuất viện: 1) Bệnh nhân bị cơn ngất xỉu, có thể do tác động phế vị huyết quản. 2) Cao huyết áp, kiểm soát tốt 3) Vết thương rách má bên trái. (Chú ý: Đây là tường thuật một trường hợp lâm sàng, không thể coi là một kiểu mẫu để điều trị). Bàn thêm: Bệnh nhân bị ngất xỉu, bất chợt không còn biết gì nữa, mất ý thức trong một thời gian thật ngắn. Nguyên nhân của ngất xỉu do máu truyền và não bị bất chợt ngưng lại. Chỉ cần máu ngưng lên não khoảng 3 tới 5 giây là có thể làm ngất xỉu. Lý do chính là bởi chất đường glucose bị thiếu chuyển vào não. Đường glucose cần thiết sản xuất một loại năng lực cao phosphate cho não. Khi thiếu năng lực đặc biệt này có thể làm bệnh nhân ngất xỉu. Những nguyên nhân rối loạn sau đây có thể làm bệnh nhân ngất xỉu như: sức bơm máu từ tim, thể tích máu não, hệ thống mạch máu não chống kháng liên quan hệ thống não tự động điều chỉnh, áp xuất động mạch, và điều chỉnh biến dưỡng. Chỉ cần một trong những nguyên nhân kể trên bị rối loạn cũng đủ gây ngất xỉu. Hệ thống tự điều chỉnh trong cơ thể con người bị rối loạn gây ngất xỉu như hệ thần kinh phế vị điều chỉnh hệ thống tuần hoàn rối loạn làm áp xuất máu bất chợt hạ thấp, máu vào não bất chợt thuyên giảm. Khi đứng dậy bất thình lình hay thay đổi từ thế ngồi sang thế đứng, trọng lực máu sẽ dồn máu xuống dưới phúc mô, gây ngất xỉu. Tim đập thất nhịp, máu ngưng trong tim hay mạch máu, bệnh van tim, động mạch chủ co nhỏ, máu đông hay suy tim cũng có thể gây ngất xỉu. Ngất xỉu thay đổi từng trường hợp, thí dụ kích thích hệ thần kinh, khi mất nước trong cơ thể, căng thẳng quá độ, buồn rầu, sợ hãi, bị đói quá, hay do thuốc uống hoặc uống rượu. Trong vài trường hợp khác gây ngất xỉu như khi bệnh nhân hít dưỡng khí quá độ làm chất thán khí sản xuất quá độ, trong lúc lên cơn sợ hãi quá độ. Ho quá mạnh, xoay cổ quá nhanh và mạnh, hay bệnh nhân cố gắng rặn khi đi tiểu, cũng có thể làm ngất xỉu. Ngất xỉu do rối loạn hệ thần kinh như kinh phong, tai biến mạch máu não, bất chợt động mạch não co nhỏ, hay trong vài trường hợp ít thấy hơn như nhức đầu thống hay bệnh dịch não sinh ra quá lố. Vài thử nghiệm thường được dùng như cho bệnh nhân nằm giường thay đổi vị trí giường đồng thơì đo áp xuất máu và nhịp tim giúp suy đoán nguyên nhân ngất xỉu do hệ thống tim mạch. Xác định khối lượng máu trong cơ thể dùng phương pháp đồng vị phóng xạ. Dùng phương pháp đồng vị phóng xạ ước đoán áp xuất trong mạch máu não và luồng máu chảy khi bắp thịt tim co thắt đẩy máu nuôi cơ thể. Thử nghiệm phản xạ hệ thống thần kinh trong cơ thể bằng cách do huyết áp, đo luồng máu chảy, đo nhịp tim, đo nhiệt độ ngoài da, hay khi bệnh nhân bị đổ mồ hôi do hệ thống thần kinh kích thích. Một số thử nghiệm khác đươc dùng như nghiên cứu điện sinh học, thử nghiệm hệ thống tự động thần kinh, khám nghiệm hệ thống thần kinh, chụp hình cắt lớp não, đo tim liên tục (holter monitor), hay siêu âm tim. Thử nghiêm chức năng tai để truy tầm những bệnh lý bên trong tai. (Bài lâm sàng này là một tham khảo, không thể dùng như một mô hình điều trị). Bs Trần Mạnh Ngô . dưới phúc mô, gây ngất xỉu. Tim đập thất nhịp, máu ngưng trong tim hay mạch máu, bệnh van tim, động mạch chủ co nhỏ, máu đông hay suy tim cũng có thể gây ngất xỉu. Ngất xỉu thay đổi từng trường. cho não. Khi thiếu năng lực đặc biệt này có thể làm bệnh nhân ngất xỉu. Những nguyên nhân rối loạn sau đây có thể làm bệnh nhân ngất xỉu như: sức bơm máu từ tim, thể tích máu não, hệ thống mạch. trong những nguyên nhân kể trên bị rối loạn cũng đủ gây ngất xỉu. Hệ thống tự điều chỉnh trong cơ thể con người bị rối loạn gây ngất xỉu như hệ thần kinh phế vị điều chỉnh hệ thống tuần hoàn

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w