Sưng Phổi pot

5 253 0
Sưng Phổi pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sưng Phổi Bệnh nhân là một Ông già 77 tuổi than phiền ho và khó thở. Bệnh nhân cho biết khoảng gần một năm nay, lúc có lúc không, và triệu chứng có vẻ nặng hơn trong 3 ngày qua. Trước hết bệnh nhân thấy ho một chút. Thỉnh thoảng như muốn khó thở và ho không có đàm. Bệnh nhân không hút thuốc lá, chưa bao giờ có tiền sử bệnh lý suyễn. Không rõ bệnh nhân làm nghề gì, chỉ biết bệnh nhân làm việc trong một hãng cung cấp dụng cũ y khoa trong vòng 10 năm nay. Bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường, cao mỡ, và hiện đang uống thuốc. Cân lượng, huyết áp, mạch, nhiệt độ bệnh nhân không thấy có vẻ gì là đang bị bệnh nặng. Nghe phổi thấy tiếng khò khè cả 2 bên phổi trong lúc thở vào và tiếng lách cách trong lúc thở ra, nghe rõ hơn phổi bên trái so với phổi bên phải. Tim đâp bình thường. Rờ bụng không thấy đau và không sình bụng. Khi bệnh nhân gặp bác sĩ chuyên khoa về phổi, đo độ dưỡng khí (pulse oximetry) trong môi trường không khí phòng khám bệnh thấy thấp, độ bão hòa 92%. Nhiệt độ lúc này 100 độ F. Chụp hình phổi cho biết có vết nám ở thùy dưới phổi dưới, khuyến cáo sưng phổi. Ngoài ra tim bình thương và bệnh nhân có xơ cứng động mạch chủ. Khi gặp bác sĩ phổi, chụp hình quang tuyến phổi cho thấy có vết nám ở thùy dưới phổi trái gần phía ngoài bao tim và có thay đổi toả mô khe phổi bên phải. Theo ý kiến bac sĩ chuyên khoa phổi thì bệnh nhân bị 1) Viêm phổi cấp tính thùy dưới bên trái và 2) Bệnh khe phổi kinh niên (chronic interstitial lung disease), chưa rõ nguyên nhân. Bs phổi bàn luận bệnh lý vơí bệnh nhân và vợ bệnh nhân. Theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa phổi thì bệnh nhân nên nhập viện để điều trị. Nhưng bệnh nhân từ chối. Bác sĩ phổi cho một liều Solu-Medrol trong phòng mạch để kiểm soát khò khè phổi. Đồng thời cho Medrol, Levaquin, và Symbicort. Bs phổi yêu cầu bệnh nhân trở lại phòng mạch phổi để trong vòng 24 giờ cần phải hoạch định điều trị ra sao. Bệnh nhân cũng được khuyến cáo cần vào bệnh viện ngay nếu không thấy thuyên giảm. Bệnh nhân được bác sĩ phổi theo dõi. Sau giai đoạn điều trị câp tính, bệnh thuyên giảm. Nhưng theo bác sĩ phổi bệnh nhân vẫn cần tìm hiểu tình trạng bệnh phổi kinh niên. Và cần chụp hình cắt lớp trong tương lai sau khi khỏi hẳn tình trạng sưng phổi cấp tính. Bác sĩ chuyên khoa phổi theo dõi. Chụp hình phổi ít tuần sau thấy vết nám đã hoàn toàn biến mất, phổi trong trở lại bình thưòng. Viêm sưng phổi nguy hiểm cho tất cả mọi người. Càng nguy hiểm hơn trong trường hợp này bệnh nhân bị bệnh kinh niên như tiểu đường và cao huyết áp. Theo Cơ Quan Bệnh Tiểu Đường thì bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ tử vong gấp 3 lần vì cúm và viêm sưng phổi. Thường thưòng mỗi năm bệnh nhân tiểu đường phải chích ngừa cúm. Chích cúm không thể ngừa cúm được 100% nhưng ít ra có thể bảo vệ bệnh nhân khỏi bị mắc cúm trong vòng 6 tháng. Những người sống chung quanh trong gia đình cúm nên chích ngừa cúm hàng năm. Chính bản thân mình sẽ đỡ bị cúm hơn nếu những người xung quanh mình không bị cúm. Không chích ngừa cúm nếu bị phản ứng hột gà (vì siêu vi trùng cúm cấy trong hột gà). Bệnh nhân cần chích thuốc ngừa viêm sưng phổi. Rất tiếc chỉ có 1/3 bệnh nhân tiểu đường chích ngừa viêm sưng phổi. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên hay những người già bị bệnh kinh niên (như tiểu đường) cần chích ngừa sưng phổi để ngừa nguy cơ tử vong vì sưng phổi. Cứ 1 trong 20 người lớn tử vong vì sưng phổi. Cứ 2 trong 10 người lớn bị tử vong vì nhiễm trùng máu (vi trùng vào máu). Cứ 3 trong 10 người lớn lại bị tử vong khi bị sưng màng óc. Cứ 100,000 người tử vong hàng năm vì nhiễm vi trùng. Chích ngừa sưng phổi giúp phòng tránh những bệnh kể trên. Ít ra là 60% tránh được viêm sưng phổi, viêm màng óc, nhiễm trùng vào máu và tử vong. Có thể chích ngừa viêm phổi bất cứ lúc nào trong năm. Phần lớn có thể ngừa cả đời luôn. Trừ trường hợp bệnh nhân dưới 65 tuổi bị bệnh kinh niên hay yếu miễn nhiễm thì cứ 5-10 năm nên chích lại một lần. Mùa đông là mùa sưng phổi, vậy nên chích ngừa sưng phổi. Còn thêm một lời nhắn nữa là bệnh cúm heo H1N1 đang phát triển ở Hoa Kỳ. Trong mùa cúm, xin coi chừng tránh lây lan sang người khác. Dùng khăn giấy che mũi và mồm khi ho hay hắt xì. Vất giấy chùi vào sọt giác. Rửa tay bằng xà bong và nước, đặc biệt khi vừa ho hay hắt xì xong. Lau tay bằng rượu cồn cũng tốt. Không rờ tay vào mắt, mũi, hay miệng. Không gần những người đang bị bệnh. Khi bị cúm heo, nên ở nhà không đi làm, không đi học, tránh gần những ngưòi xung quanh để tránh lây lan sang người khác. Xin vào web site CDC để tìm hiểu thêm dịch cúm gà, cúm heo hay đại dịch cúm. (Bài này dùng làm tham khảo, nếu có vấn đề sưng phổi, bệnh nhân cần gặp khám bác sĩ gia đình). Bs Trần Mạnh Ngô . hẳn tình trạng sưng phổi cấp tính. Bác sĩ chuyên khoa phổi theo dõi. Chụp hình phổi ít tuần sau thấy vết nám đã hoàn toàn biến mất, phổi trong trở lại bình thưòng. Viêm sưng phổi nguy hiểm. viêm sưng phổi. Rất tiếc chỉ có 1/3 bệnh nhân tiểu đường chích ngừa viêm sưng phổi. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên hay những người già bị bệnh kinh niên (như tiểu đường) cần chích ngừa sưng phổi. dưới, khuyến cáo sưng phổi. Ngoài ra tim bình thương và bệnh nhân có xơ cứng động mạch chủ. Khi gặp bác sĩ phổi, chụp hình quang tuyến phổi cho thấy có vết nám ở thùy dưới phổi trái gần phía

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan