Theo dõi một trường hợp bệnh tiểu đường loại 2 Bệnh nhân là một phụ nữ 75 tuổi bị tiểu đường từ 10 năm nay. Kiểm soát tiểu đường khả quan. Bệnh nhân tự đo đường trong máu mỗi ngày, từ 100 mg/dl tơí 160 mg/dl. Thử A1C gần nhất tuần lễ trước đây là 6.2%. Bệnh nhân ăn uống kiêng cữ đường chất ngọt cẩn thận. Mỗi ngày bệnh nhân đi bộ 30 phút. Cân lượng không thay đổi. Những biến chứng tiểu đường: Thử nghiệm nước tiểu trong vòng 24 giờ, Microalbumin 3.0. Thử mắt chớm bị bệnh võng mạc (retinopathy). Cườm khô. Bị bệnh thần kinh ngoại biên (peripheral neurophathy) nhẹ. Không có tiểu sử bệnh lý bệnh động mạch vành tim. Không có tiểu sử tai biến mạch máu não. Bệnh nhân đang uống thuốc Prandin 2mg ngày một viên, Lipitor 10mg ngày một viên. Bệnh nhân tự động bỏ Actos 30 mg ngày một viên. Không có tiểu sử dị ứng. Về tiểu sử bệnh lý quá khứ: Bệnh nhân có bướu cổ, cao mỡ trong máu (hyperlipidemia). Chưa bao giờ bị mổ xẻ trước đây. Gia đình không có ai bị tiểu đường, không ai bị bệnh động mạch vành tim, bệnh tuyến giáp trạng, hay ung thư giáp trạng. Xem xét lại những cơ quan khác trong cơ thể: Bệnh nhân cho biết cân lượng không thay đổi, không bị chứng ăn cơm mất ngon. Từ chối mệt mỏi. Từ chối không bị nóng sốt, không ra mồ hôi hay người bị rung chân tay. Từ chối mất ngủ hay cơ thể bứt rứt. Từ chối bị đường xuống thấp. Bệnh nhân chịu đựng được nhiệt độ bên ngoài khi thay đổi nóng hay lạnh. Không bị khát nước, không thấy nuốt khó. Da: Không bị da ngứa, nổi mẩn. Không bị lở loét da, đau da. Bệnh nhân dễ bị bầm da, không bị dễ chảy máu. Đầu: Từ chối không bị chứng nhức đầu, không có tiểu sử bị bất tỉnh hay lên cơn kinh phong. Không bị chấn thương trước đây. Hô hấp: Không bị ho, không ho ra đờm, không ho ra máu. Tim mạch: Thỉnh thoảng thấy tức ngực. Tim không hồi hộp. Không bị tim đập có tiếng thổi (heart murmurs). Bộ phận tiêu hoá: Từ chối không bị nuốt khó, không nóng sau lồng ngực (heartburn), không ói mửa, hay ói ra máu. Không bị đau bụng. Không bị viêm gan, không có tiểu sử vàng da. Không đi cầu ra máu. Không bị tiêu chẩy hay táo bón. Đường tiểu: Không bị đi tiểu nhiều. Không tiểu ra máu. Từ chối không bị tiểu đêm hay tiểu són. Không bị sạn thận. Xương và bắp thịt: Không bị đau khớp xương, không bị sưng khớp xương, không đau lưng. Không đau bắp chân, không bị chuột rút. Hệ thống thần kinh: Không có tiểu sử tai biến mạch máu não hay kinh phong. Không bị yếu cử động chân tay, không bị teo bắp thịt. Không bị rung chân tay, không bị tê chân tay. Không thấy đau đớn chỗ nào, không bị dị cảm (paresthesia). Không bị mất trí nhớ hay nói năng lắp bắp. Khám bệnh tổng quát cho thấy bệnh nhân là một phụ nữ 75 tuổi, không ở trong tình trạng khẩn cấp, cân nặng 116 lbs, chiều cao 5’. Nhiệt độ cơ thể 97.7, Mạch 72, Nhịp thở 14, Huyết áp 100/60, Đường 127 mg/dl. Tai Mắt Mũi Họng: bình thường, củng mắt không bị vàng. Khám cổ thấy tuyến giáp trạng lớn khoảng 45 gm. Thùy trái giáp trạng lớn hơn thùy phải. Không có tiếng thổi (murmur) khi dùng ống nghe. Phổi: Nghe 2 bên phổi không thấy gì (clear). Khám tim thấy S1 và S2 bình thường. Không có S3 và S4. Không có tiếng thổi. Khám bụng thấy mềm, rờ bụng không kêu đau, không cứng. Gan và lá lách không lớn. Khám thần kinh không thấy liệt (no-focal examination). Thử máu phòng thí nghiệm trong gần 2 năm nay cho kết quả khoảng 3-4 tháng thử theo dõi một lần: Calcium: bình thường, BUN bình thường, Creatinine: bình thường. Đường 136, 107, 91, 15, 100; Chloride bình thường; Potassium bình thường; CO2 bình thường; Total Alk Phos. bình thường; SGOT bình thường; SGPT bình thường; Total bilirubin bình thường; Direct bilirubin bình thường; Total protein bình thường; Albumin bình thường; Globulin bình thường; A/G ratio bình thường; GhbA1C: 6.9, 6.5, 8.0, 7.5, 6.2; Đường trong máu: 182, 166, 126; Cholesterol: 151, 143, 192, 190; Triglycerides: 136, 145, 151, 78; HDL: 34, 28, 36; LDL: 90, 86, 132, 138, ; VLDL 27.2, 29.0, 30.2, 15.6; Chol/HDL: 4.44, 5.11, 6.4, 5.28; Highly sensitive TSH: 0.97, 0.84. Đo độ phóng xạ của i-ốt hấp thu vào tuyến giáp trạng (thyroid uptake) và Chụp hình giáp trạng (thyroid scan) thấy kích thước tuyến giáp trạng ở trên mức bình thường, hình phóng xạ không đồng đều, và độ phóng xạ thấp. Khoảng giữa tuyến giáp trạng thùy bên phải có vùng phóng xạ tăng cao, mô bình thường. Không thấy vùng hạt phóng xạ thấp. Không thấy tăng độ phóng xạ phần ngoài tuyến giáp trạng hay thùy tháp (pyradimal) giáp trạng. Kết luận: Tình trạng hoạt động giáp trạng thấp, tuyến giáp trạng hơi lớn, bướu giáp (goiter) dạng keo (colloid) thoái hoá (degenerative) hay tình trạng đã từng bị viêm giáp trạng trước đây. Siêu âm giáp trạng thấy: Thùy bên phải giáp trạng đo: 8.1x3.0x3.4 cm và thùy bên trái giáp trạng đo 8.4x3.0x4.2 cm, không thay đổi kích thước so vơí hình siêu âm giáp trạng cũ. Thùy bên phải có cục bướu nang đo 1.4x1.5x1.6 cm, kích thước không thay đổi so với siêu âm trước đây. Phía đỉnh thuỳ giáp trạng phải còn thêm một cục bướu nhỏ đo 0.8cm, không thay đổi kích thước so vơí hình chụp trước đây. Kết quả cho thấy: bệnh nhân có cục bướu giáp trạng, cục lớn nhất 1.5 cm ở phần giữa thùy giáp trạng bên phải, nhỏ hơn 2 cm so vơí hình siêu âm trước đây. Những cục bướu khác và nang giáp trạng không thay đổi so vơí hình siêu âm giáp trạng trước đây. Kết luận: 1) Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại 2 (Diabetes mellitus). HbA1C hạ thấp từ 7.5 xuống 6.2, sau khi cho th êm Actos. 2) Cao mỡ trong máu (Hyperlipidemia). Bệnh nhân uống Lipitor. LDL hãy còn cao. 3) Bệnh võng mạc nhẹ (Non-proliferative retinopathy). Cườm khô (cataract). Viêm thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy) nhẹ. 4) Bướu giáp trạng hoạt động bình thường. Bệnh nhân noí đã bị bệnh bướu giáp trạng không thay đổi kích thước 15-20 năm qua. Theo dõi cục bướu lớn nhất thùy bên phải 1.5 cm đã nhỏ hơn trước đây. Bệnh nhân từ chối làm sinh thiết. Hẹn làm siêu âm giáp trạng lại 6 tháng sau. Bệnh nhân tiếp tục uống Prandin 2 mg mỗi ngày và Actos 30 mg mỗi ngày. Tăng cao liều Lipitor lên 20 mg mỗi ngày. Bệnh nhân trở lại 3 tháng sau thử nghiệm máu. Khám mắt 3 tháng sau. Để ý biến chứng tiểu đường như bệnh mắt: cườm khô do tiểu đường (diabetic cataracts), bệnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy), cườm nước mắt (glaucoma). Bệnh thận do tiểu đường (diabetic nephropathy): bạch đản trong nước tiểu (microalbuminuria), diễn biến bệnh thận do tiểu đường (progressive diabetic nephropathy). Bệnh thần kinh do tiểu đường (diabetic neuropathy): bệnh thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy), bệnh thần kinh tự trị (autonomic neuropathy). Biến chứng bệnh tim mạch: bệnh tim như suy tim (congestive cardiomyopathies), xơ cứng động mạch vành tim (coronary atherosclerosis), nhồi máu cơ tim (myocardial infaction). Nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 tăng cao là do hỗn hợp: đường cao trong máu, mỡ cao trong máu, hiện tượng tiểu cầu bất thường dính vào nhau (platelet adhesiveness), những yếu tố đông máu, cao huyết áp, hiện tượng oxýt hoá (oxidative stress), và hiện tượng viêm. Ngoài ra còn thêm biến chứng bệnh ngoài da như nhiễm trùng da làm mủ, vết nâu ngoài da, nhiễm nấm… Những trường hợp đặc biệt như giữ mức đường trong máu không cao khi bệnh nhân nằm bệnh viện, dùng insulin khi giải phẫu bệnh nhân trong bệnh viện, và coi sóc bệnh nhân tiểu đường khi có thai. Bác sĩ Trần mạnh Ngô . Theo dõi một trường hợp bệnh tiểu đường loại 2 Bệnh nhân là một phụ nữ 75 tuổi bị tiểu đường từ 10 năm nay. Kiểm soát tiểu đường khả quan. Bệnh nhân tự đo đường trong máu. 8.0, 7.5, 6 .2; Đường trong máu: 1 82, 166, 126 ; Cholesterol: 151, 143, 1 92, 190; Triglycerides: 136, 145, 151, 78; HDL: 34, 28 , 36; LDL: 90, 86, 1 32, 138, ; VLDL 27 .2, 29 .0, 30 .2, 15.6; Chol/HDL:. biến chứng tiểu đường như bệnh mắt: cườm khô do tiểu đường (diabetic cataracts), bệnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy), cườm nước mắt (glaucoma). Bệnh thận do tiểu đường (diabetic