Kinh tế học Vĩ mô - Bài 7 pdf

38 259 0
Kinh tế học Vĩ mô - Bài 7 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 173 Nội dung • Phân tích khái niệm lạm phát và thất nghiệp • Phân tích các tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế • Chỉ ra các giải pháp nhằm kiềm chế mức lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay • Bổ sung: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (đường Phillips, và các nhân tố làm dịch chuyển và di chuyển đường Phillips) Mục tiêu Hướng dẫn học • Hiểu được các tác động (tích cực và tiêu cực) của lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế • Hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp • Định hướng và chỉ ra được các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng Thời lượng học • 7 tiết học • Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất • Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập BÀI 7: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT Bài 7: Thất nghiệp và lạm phá t 174 7.1. Thất nghiệp (Unemployment) 7.1.1. Thất nghiệp và các loại thất nghiệp 7.1.1.1. Các khái niệm liên quan Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái niệm sau đây: • Những người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Độ tuổi lao động đối với nam và nữ ở một số quốc gia là khác nhau, nó tuy thuộc và trình độ, năng lực, sự cống hiến, và sức khỏe của người lao động. Ở Việt Nam, độ tuổi lao động đối với nam là từ 16 – 60 tuổi, đối với nữ là từ 16 – 55 tuổi. Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng la o động và toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động). Ở phuơng Tây, trong nửa cuối thế kỷ 20, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đáng kể, phần lớn do sự tăng lên của số phụ nữ vào các vị trí việc làm. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng từ khoảng 5 9% vào năm 1948 đến 66% vào năm 2005; trong đó tỷ lệ tăng của phụ nữ vào trong đó từ 32% lên 59% và tỷ lệ tham gia của nam giới vào trong đó giảm từ 78% xuống 73%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là chìa khóa, nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, tương tự như yếu tố năng suất hay hiệu quả trong sản xuất. • Người có việc làm: Là những người đang là m việc trong các cơ sở kinh tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, v.v. • Người thất nghiệp: Là người hiện đang chưa có việc làm những mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi học, nội trợ gia đình, những người k hông có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật, v.v… và một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau. Bảng 7.1: Phân loại đối tượng lao động và ngoài độ tuổi lao động Dân số Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Lực lượng lao động Không tham gia lao động (ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc) Ngoài độ tuổi lao động Có việc làm Thất nghiệp Không tham gia lao động ( ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc) Ngoài độ tuổi lao động Các Chính phủ cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo ra thêm công ăn việc làm cho xã hội ngang qua việc xây dựng và triển khai hệ thống luật và các văn bản pháp qui Thất nghiệp Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 175 dưới luật, cũng như phải nghiên cứu để xác định và duy trì cho được tỉ lệ lao động “chờ” và có chính sách đào tạo, cũng như tái đào tạo, lực lượng lao động này. Giải quyết hợp lý tình trạng thất nghiệp như vừa nói sẽ thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển thực sự. Khi có công ăn việc làm ổn định, tức có thu nhập ổn định, con người sẽ tham gia làm cho quá trình lưu thông tiền tệ trong xã hội tăng tốc nhờ vào việc họ mua sắm, tiêu thụ. Đây là một điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển về kinh tế của một vùng, một quốc gia. Phát triển về kinh tế sẽ kéo theo hệ quả là xã hội, văn hóa, giáo dục,.v.v. cũng phát triển. Vậy, việc cụ thể cần thực hiện là giải quyết vấn đề tìm việc làm cho những người trong độ tuổi l ao động trong xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ số giữa % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đún g và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các khái niệm trên chỉ có tính quy ước và có thể khác nhau giữa các quốc gia. 7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp: • Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới. • Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở những người cao tuổi. • Theo vùng lãnh thổ: Khu vực đô thị thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn ở các nước đang phát triển. • Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp đối với ngành đó gia tăng và ngược lại. • Theo dân tộc, chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào sự phân biệt về chủng tộc, sắc tộc của một số quốc g ia. Phân loại theo lý do thất nghiệp: • Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng,… • Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v. • Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ c ông tác,…). • Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Khuyến khích đầu tư Phân loại thất nghiệp Bài 7: Thất nghiệp và lạm phá t 176 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp: • Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi là m,… Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô số người và thời gian thất nghiệp. • Thất nghiệp theo mùa vụ: Thất nghiệp theo mùa vụ cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định như đá nh cá, làm nông nghiệp, xây dựng, v.v • Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực,…). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động (tổ chức đào tạo lại, môi giới,…). Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp do cơ cấu là sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế.Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ lực lượng lao động chiếm đa số trong nông nghiệp (70% số lao động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%. o Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế, chúng ta thường có: Các ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có sự suy giảm. Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng khu vực hoặc có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới – chúng ta chỉ cần suy nghĩ về những người ngư dân ở Newfoundland (Canada) với trình độ giáo dục lớp 8. Họ sẽ không trở thành những người lập t rình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt lớn những lập trình viên ở cả nước. Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố gắng đào tạo lại, tự thân thay đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu. Điều này có thể khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ kh ông trang trải được việc đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn. o Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm:  Sự dịch chuyển của các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế tự do hơn.  Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính, nhân viên nhập dữ liệu,.v.v.).  Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp.  Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã hội. Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tì m kiếm những công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ. Thất nghiệp mùa vụ Thất nghiệp cơ cấu Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 177  Lợi ích của việc thay đổi công việc là làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn. Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc là cho phép những người lao động có thể tìm kiếm được những công việc mà họ làm hiệu quả hơn.  Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở. Thực tế n ày có nghĩa là một chi phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội – ví dụ, những công nhân thất nghiệp do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn. Những người lao động này chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này. • Thất ngh iệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại n ày là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu: • Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một tron g những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lượng tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Bao gồm những người: Mới bổ sung vào lực lượng lao động hoặc tự ý bỏ việc, do chuyển vùng (chuyển công tác, chuyển nơi ở, di dân), do tính chất thời vụ của công việc, do thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề; do can thiệp phi kinh tế. Nghiên cứu điển hình Thất nghiệp tự nguyện – Bài toán "lùi để tiến" Không phải ai cũng có thể nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp cũng không phải ai có thể thích ứng và gắn bó lâu dài với công việc của mình. Vì một mức lương chưa vừa ý, một môi trường làm việc không thuận lợi, có những người sẵn sàng nghỉ việc để đeo đuổi những cơ hội tốt hơn. Thất nghiệp – với họ chưa bao giờ là điều gì đó tồi tệ. Lùi một bước … Thừa kinh nghiệm cũng chẳng phải thiếu khả năng để tạo cho mình cái "mác hàng hiệu" mà các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng "rải thảm" chào đón nhưng những người "thất nghiệp" thuộc diện này vẫn có thể tự tin… lắc đầu và đợi chờ những điều họ muốn. Không vội vàng, cuống cuồng xin việc, không lo lắng trước "thảm cảnh" đang hiển hiện giăng sẵn trước mắt mà những người thất nghiệp bình thường vẫn luôn đối diện, những người này luôn chuẩn bị tâm thế để xếp mình vào đội ngũ tự nguyện không đi làm. Thất nghiệp, thiếu việc làm luôn đồng nghĩa với không có thu nhập. Những người này, hơn ai khác, hiểu rõ những cơ hội sẽ đến và đi. Nhưng cũng chính họ, hơn ai khác, biết rằng năng lực và "lịch sử thăng tiến" của họ cho phép họ có quyền lựa chọn cơ hội nào là tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Trở về nước với tấm bằng thạc sĩ ngành Xây dựng, với gần chục năm giảng dạy trên đất Mỹ, Tùng tất nhiên trở Thất nghiệp do thiếu cầu Bài 7: Thất nghiệp và lạm phá t 178 thành đích ngắm của các công ty cả trong lẫn ngoài nước đang trong một cuộc chiến tranh giành nhân sự cao cấp. Với mức lương không dưới 1500 USD/ tháng, Tùng nhận lời làm cho một công ty sau khi đã có suy tính kĩ càng. Thời gian đầu, Tùng làm việc rất nhiệt tình, có khó khăn nhưng lúc ấy anh chỉ nghĩ đơn giản là do khác biệt về môi trường làm việc và anh có thể thích nghi dần qua thời gian. Thế nhưng Tùng nhanh chóng chán ngán với chuyện họp hành liên miên, những thủ tục hành chính phức tạp và phong cách làm việc khó có thể thay đổi của các sếp và đồng nghiệp trong công ty, anh xin nghỉ việc và tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Mọi chuyện vẫn không như mong muốn. Qua mấy lần như vậy, Tùng rơi vào tình trạng thất nghiệp lúc nào không hay. Nhiều người vẫn không thể hiểu nổi một người như anh Quang lại đang nằm trong cảnh thất nghiệp dù anh đã nhiều năm làm việc cho các công ty nước ngoài trong cương vị của nhà quản lý. Từ bỏ mức lương hàng ngàn đô, từ bỏ vị trí trưởng phòng đang nắm giữ, anh lui về lo cho gia đình, con cái và tối tối lại đi học thêm tại trung tâm ngoại ngữ, ôn thi cao học để xây dựng cho mình một con đường mới với nhiều dự tính hoài bão. Với những du học sinh mới trở về nước như Tuấn Anh, chịu thất nghiệp cũng bởi vì mức lương không bao giờ được dưới 500 USD/tháng. Chi phí học hành ngốn hết hàng ngàn đô suốt những năm tháng bên xứ người là lí do chính khiến họ cân nhắc sẽ đầu quân cho công ty nào có thu nhập cao hơn để bù "vốn". Để tiến mấy bước Không vừa ý vì mức lương chưa làm thỏa mãn, vì chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng với công sức họ bỏ ra, chấp nhận ra đi vì môi trường làm việc không phù hợp để phát triển năng lực và thăng tiến, có những người đã chịu "thất nghiệp" để chờ đợi những cơ hội và một tương lai như mình mong muốn. Đó là những cách không giống nhau để người ta thực hiện những khát vọng của bản thân. Với những người thất nghiệp kiểu này, công việc và sự săn đón của các công ty đôi khi trở nên quá thừa vì bản thân họ biết rằng họ có sự chọn lựa cho riêng bản thân. Họ biết nói không khi cảm thấy không phù hợp và "chưa phải lúc" để lao đầu vào công việc. Tùng dù thất nghiệp nhưng anh vẫn vừa nghiên cứu chuyên môn, tham gia những dự án của một công ty hay một tổ chức phi Chính phủ nào đó, vừa chờ đợi những cơ hội việc làm phù hợp với chuyên môn và năng lực của bản thân. Tùng muốn ứng dụng những gì đã học được bên xứ người vào công việc, "không thì thật là lãng phí", Tùng nói, không quên đề cập đến những tính toán mà bản thân đang theo đuổi. Còn anh Quang sau những khóa học tiếng anh và ôn thi cao học ngành quan hệ quốc tế đang dọn sẵn đường cho một kế hoạch công việc đúng với mơ ước mà anh đã từng nung nấu: Ngành ngoại giao. Theo như anh Quang nói thì lương cao, môi trường làm việc tốt với anh chưa phải là tất cả mà với anh bây giờ, đam mê công việc, lĩnh vực ngành nghề nào mới là quan trọng. Bỏ qua những lời mời chào có thể hấp dẫn với người khác, Tuấn Anh vẫn tự tin đưa ra điều kiện để các công ty "chi đẹp" thì Tuấn Anh mới đồng ý về làm. Với mức lương trên 500 USD/ tháng, Tuấn Anh mới mong mình hoàn được số vốn không hề nhỏ đã bỏ ra khi du học. Bằng cấp quốc tế, năng lực và có sẵn kinh nghiệm dắt lưng, Tuấn Anh không cảm thấy lo lắng gì khi mình đang trong cảnh "ăn không ngồi rồi". Sáng sáng đi cà phê, lên mạng, thỉnh thoảng cùng hội bạn theo xu hướng làm việc tự do nhận vài dự án cho chân tay đỡ rảnh rang quá, Tuấn Anh tiếp tục sàng lọc những lời mời từ phía các nhà tuyển dụng. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 179 Tự tin với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, những người thất nghiệp kiểu này đang tự tìm lời giải cho bài toán lùi tiến của mình. Thất nghiệp để đón chờ những cơ hội mới, thất nghiệp để nâng cao khả năng chuyên môn, và họ đang tạo cho mình những "khoảng lặng" cần thiết cho những dự tính lớn lao trong sự nghiệp. (Cập nhật lúc 14h00 ngày 5/7/2008 trên báo Kinh tế và Đô thị tại địa chỉ http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=26358&CatId=58) • Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes). • Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng. Nói cách khác, thất nghiệp tự nhiên là số lượng người lao động không chấp nhận làm việc ở mức tiền công khi thị trường lao động câ n bằng. Số lượng người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Giả thiết này là cơ sở để xây dựng đường cung: Một đường cung lao động nói chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao động, một đường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận việc làm với các mức lương tương ứng của thị trường lao động. Khoảng cách giữa ha i đường cung biểu thị con số thất nghiệp. Tại mức tiền công W 1 số người thực tế tham gia lao động là L 1 ; số lượng người nằm trong lực lượng lao động là L 2 do đó xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn EF = L 2 – L 1 , đây chính là con số thất nghiệp tự nguyện. Trên đồ thị hình 7.1 dưới đây, đường D L là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh nghiệp quyết định. Đường S L là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường S L ' là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm tương ứng với các mức lương của thị trường lao động. Tại mức tiền công W 1 số người thực tế tham gia lao động là L 1 ; số lượng người nằm trong lực lượng lao động là L 2 do đó xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn EF = L 2 – L 1 , đây chính là con số thất nghiệp tự nguyện. Nếu Chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu, giả sử W 2 cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao động W 0 . Ở mức tiền lương W 2 , cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm S L ' sẽ lớn hơn cầu lao động. Đoạn AB trên đồ thị biểu thị sự chênh lệch này. Đó chính là số người thất nghiệp mà theo “Lý thuyết cổ điển” là bộ phận thất nghiệp tự nguyện bởi xã hội chỉ chấp nhận làm việc tại mức lương cao hơn W 2 . Tổng số thất nghiệp tự nguyện trong trường hợp này sẽ là đoạn AC (bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển). Thất nghiệp tự nhiên Bài 7: Thất nghiệp và lạm phá t 180 Hình 7.1. Thất nghiệp tự nhiên 7.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp • Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng,.v.v. • Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v. • Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,.v.v.) • Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc,.v.v.) sau một thời gian nào đó sẽ được gọi trở lại làm việc, nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải r a khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc hay có thể còn vì một nguyên nhân khác. 7.1.2.1. Thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển Hình 7.2. Mức tiền công tối thiểu cao hơn Quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng giá cả và tiền công linh hoạt, thị trường lao động luôn đạt trạng thái cân bằng, còn có thất nghiệp là do ấn định mức tiền công cao hơn mức tiền công cân bằng. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 181 Nhìn vào đồ thị hình 7.2 trên đây ta thấy, thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng tại E với mức tiền công cân bằng là W 0 . Một bộ phận lớn lao động đạt mức tiền công W 1 cao hơn mức tiền công cân bằng W 0 trên thị trường lao động. Tại mức tiền công W 1 cầu lao động là L 1 , cung lao động là L 2 . Vì L 1 > L 2 cho nên xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là đoạn AB , hay xảy ra thất nghiệp. Áp lực để giảm tiền công xuống trạng thái cân bằng là rất khó. 7.1.2.2. Thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes Quan điểm của trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công thường cứng nhắc, không linh hoạt, do đó dẫn đến hiện tượng thất nghiệp. , D L W 1 W 0 Hình 7.3. Thất nghiệp do thiếu cầu Giả sử trong nền kinh tế tổng cầu AD suy giảm, cầu lao động giảm từ D L đến D L ’, do giá cả và tiền công không linh hoạt nên tại mức tiền công W 1 ta có cầu lao động là L 1 cung lao động là L 2 , nhìn vào đồ thị ta thấy L 1 < L 2 , dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Lượng người thất nghiệp là: 20 2 1 EE L L = − . Thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu. Nguồn gốc chính là do ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. 7.1.3. Tác động của thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm để sinh sống. Khi tình trạng này lan rộng đến nhiều người trong xã hội, người ta gọi là “nạn thất nghiệp”. Nó là một vấn đề lớn của mọi xã hội và mọi nền kinh tế, phát triển hay đang phát triển, cần phải tìm cách khắc phục. Chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp thông qua các nội dung sau: • Thất nghiệp khiến cho nhiều người đành chấp nhận làm những công việc không đúng nghề khiến họ không thể đóng góp hết khả năng cho xã hội. Điều này ngăn cản họ phát triển toàn diện và thực sự. • Thất nghiệp khiến cá nhân người đó rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý, do những thay đổi lớn so với các thói quen làm việc trước đó. Tình trạng tâm lý bất ổn này có thể lây lan sang hoặc tác động đến những người sống chung quanh. Đó là chưa kể tới việc người bị thất nghiệp có thể trở nên sa sút về mặt đạo đức khi ở trong tình trạng không có chuyện gì chính thức để làm. Bài 7: Thất nghiệp và lạm phá t 182 • Mất việc làm ổn định có thể đẩy một người vào tình thế tìm cách bù trừ qua việc nhận đại một công việc mà đôi khi không trong sáng hoặc phạm pháp, không xứng với nhân phẩm của họ. Các tay trùm xã hội đen rất biết tâm lý này và cũng biết cách lôi kéo để có thêm người “cộng sự”. • Mất việc kéo dài cũng thường đưa đến tình trạng bất ổn trong gia đình của người bị mất việc, không chỉ trong mức độ giảm thu nhập cho gia đình mà, hơn thế nữa, còn có nguy cơ tạo ra hoặc làm bộc phát những xung đột gia đình. Đôi khi điều này dẫn đến tình trạng tan vỡ gia đình, nếu cộng hưởng với nhiều mối mâu thuẫn khác. Nhìn trong mức độ tác hại thì thấy như vậy, tuy nhiên, xét theo góc độ toàn nền kinh tế xã hội, thì tình trạng mất việc làm tạm thời trên một tỉ lệ cho phép trong số những người trong độ tuổi lao động sẽ là điều kiện để thị trường lao động tự cơ cấu hóa lại hoặc để xã hội có thể tổ chức đào tạo lại hay đào tạo bổ túc tay nghề cho những người đang không trực tiếp tham gia lao động vào thời kỳ đó. Một tỉ lệ thất nghiệp hợp lý cho phép xã hội có được một lực lượng lao động dự phòng cần thiết và nhất là có điều kiện đào tạo lực lượng lao động “dôi ra” đó th eo hướng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề hơn nữa. Đây là điểm tích cực. Để cụ thể hơn, chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp đối với từng đối tượng trong xã hội: 7.1.3.1. Đối với bản thân và gia đình Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi l iền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Một số quan điểm cho rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc có thu nhập thấp (trong khi đi tìm cho mình công việc phù hợp) bởi vì các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến,.v.v.). Cái giá khác của thất nghiệp còn thể hiện ở chỗ khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, các cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực của mì nh. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di Tìm việc Tác động của thất nghiệp với bản thân và gia đinh [...]... Bảng 7. 2: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng Sơ bộ 20 07 1996 19 97 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 5.88 6.01 6.85 6 .74 6.42 6.28 6.01 5 .78 5.60 5.31 4.82 4.64 Đồng bằng sông Hồng 7. 57 7.56 8.25 8.00 7. 34 7. 07 6.64 6.38 6.03 5.61 6.42 5 .74 Đông Bắc 6.34 6.60 6.95 6.49 6 .73 6.10 5.93 5.45 5.12 4.32 3. 97 Tây Bắc 6.42 4 .73 5.92 5. 87. .. 6.68 7. 26 7. 15 6. 87 6 .72 5.82 5.45 5.35 4.98 5.50 4.92 Duyên hải Nam Trung Bộ 5. 57 5.42 6. 67 6.55 6.31 6.16 5.50 5.46 5 .70 5.52 5.36 4.99 Tây Nguyên 4.24 4.99 5.88 5.40 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4.23 2.38 2.11 Đông Nam Bộ 5.43 5.89 6.44 6.33 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5.62 5. 47 4.83 Đồng bằng sông Cửu Long 4 .73 4 .72 6.35 6.40 6.15 6.08 5.50 5.26 5.03 4. 87 4.52 4.03 Hà Nội 7. 71 8.56 9.09 8.96 7. 95 7. 39 7. 08... chiết khấu, ) 7. 2.5 Giải pháp kiềm chế lạm phát Vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 200 7- 2 008 Tình hình kinh tế thế giới trong năm 20 07 – 2008 có nhiều biến động phức tạp và khó lường Giá dầu và hầu hết các nguyên vật liệu cơ bản và lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng cao; sự suy giảm của kinh tế Mỹ đã tác động mạnh và kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế Trong nước,... nhiên 7 Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh kinh niên của nền kinh tế 8 Lạm phát cao luôn đi kèm với thất nghiệp thấp và ngược lại 9 Khi thấy giá vàng và thịt bò tăng lên chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát 10 Khi giá xăng dầu tăng, chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát 11 Khi chi phí đầu vào của tất cả các doanh nghiệp đều tăng lên thì nền kinh tế sẽ... Hình 7. 4 cho thấy, khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2, mức giá chung tăng lên từ P1 đến P2, lạm phát xảy ra 193 Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát Hình 7. 4 Lạm phát cầu kéo Tổng cầu tăng làm tăng mức giá và GDP thực tế tăng Tiền công tăng, đường ASS dịch chuyển sang trái , mức giá tăng cao hơn, trong khi đó GDP thực tế giảm GDP thực tế( tỷ USD) Hình 7. 5 Lạm phát cầu kéo Hình 7. 5... trưởng của nền kinh tế nước ta còn rất lớn và rất cơ bản 7. 3 Công tác thông tin truyền thông Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh nặng của nền kinh tế thị trường Vào năm 1958 giáo sư A.W.Phillips ở học viện kinh tế London đã chứng minh rằng có một mối liên hệ thống kê mạnh mẽ giữa tỷ lệ lạm phát hàng năm và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở Anh 7. 3.1 Đường Phillips... ăn việc làm trong nền kinh tế, tác động đối với phân bố tài nguyên • Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh nặng của nền kinh tế thị trường Mô hình Phillips chỉ ra rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, tức là muốn tạo nhiều việc làm hay là nhằm đạt tốc độ phát triển kinh tế cao thì cái giá phải trả là lạm phát cao Trong ngắn hạn và trung hạn nền kinh tế vận động theo các... gọi là lạm phát dự kiến Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh (ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu ngân sách,…) Hình 7. 7 Lạm phát được dự đoán trước Sự gia tăng tổng cầu được dự đoán trước làm tăng lạm phát nhưng không làm thay đổi GDP thực tế Hình 7. 7 ở trên cho thấy lạm phát dự kiến xảy... tháng (công thức 1, k=3) 191 Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát Ngoài 3 phương pháp trên còn có phương pháp "bình quân quyền nghịch đảo độ lệch chuẩn (SDI) hoặc phương sai (chỉ số Neo-edgeworth) Phương sai ở đây được tính riêng cho từng nhóm hàng theo thời gian Mô hình kinh tế lượng: Tự hồi quy véc tơ VAR hay mô hình tính lạm phát Quah − Vahey cũng đã được tính thử tại một số nước Mô hình này có ưu thế là... tài khoá để giữ cho nền kinh tế ổn định khi gặp cơn sốc về phía cung, chúng ta phải trả giá bằng một mức lạm phát cao hơn Lạm phát kỳ vọng giảm sẽ làm cho đường Phillips trong ngắn hạn dịch chuyển xuống phía dưới (hình 7. 12) Hình 7. 12 Sự dịch chuyển đường Phillips sáng trái 203 Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát 7. 3.2 Đường Phillips trong dài hạn Trong ngắn hạn tỷ lệ lạm phát thực tế có thể bằng và không . 6 .74 6.42 6.28 6.01 5 .78 5.60 5.31 4.82 4.64 Đồng bằng sông Hồng 7. 57 7.56 8.25 8.00 7. 34 7. 07 6.64 6.38 6.03 5.61 6.42 5 .74 Đông Bắc 6.34 6.60 6.95 6.49 6 .73 6.10 5.93 5.45 5.12 4.32 3. 97 Tây. được trình tự học tập BÀI 7: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT Bài 7: Thất nghiệp và lạm phá t 174 7. 1. Thất nghiệp (Unemployment) 7. 1.1. Thất nghiệp và các loại thất nghiệp 7. 1.1.1. Các khái. Bắc 6.42 4 .73 5.92 5. 87 6.02 5.62 5.11 5.19 5.30 4.91 3.89 3.42 Bắc Trung Bộ 6.96 6.68 7. 26 7. 15 6. 87 6 .72 5.82 5.45 5.35 4.98 5.50 4.92 Duyên hải Nam Trung Bộ 5. 57 5.42 6. 67 6.55 6.31 6.16

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan