Nuôi Trai sau khi đã cấy ngọc a) Nuôi vỗ (nuôi tạm): Sau khi cấy nhân Trai bị tổn thương nên yếu đi, vì thế cần phải nuôi vỗ để Trai phục hồi sức khỏe. Nơi nuôi vỗ Trai phải yên tĩnh và điều kiện môi trường ít dao động. Sau một tuần nuôi vỗ vết thương sẽ lành và lớp biểu bì mặt ngoài màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân. Biểu bì mặt trong sẽ bị mô liên kết hấp thụ trong 2 ngày. Khi nuôi vỗ nhớ đánh số từng con Trai một, ghi ngày tháng tra nhân và người làm để tiện kiểm tra. Thời gian nuôi vỗ khoảng 25 – 30 ngày. b) Nuôi thành ngọc: Sau khi Trai đã hồi phục chúng được chuyển tới bãi chính để nuôi thành ngọc. Dùng lồng bằng tre hay lưới treo trong nước biển có nồng độ muối từ 25 -35‰ (dưới 15‰ Trai dễ bị chết) và nhiệt độ từ 20 – 30 o C. Cũng có thể thay đổi độ sâu của lồng nuôi Trai để duy trì điều kiện thích hợp cho Trai. Thời gian nuôi ngắn hay dài tùy theo yêu cầu ngọc to hay nhỏ, thường thì từ 1 – 4 năm. Ngoài cách nuôi lồng còn có phương pháp nuôi xâu tai tức là dùng dây thép xỏ qua tai vỏ Trai và quấn quanh cọc gỗ cắm trên bãi nuôi. Trong quá trình nuôi Trai công việc chăm sóc Trai chủ yếu là giữ cho lồng Trai sạch và tránh những bất lợi cho Trai. Lồng Trai thường bị các sinh vật sống bám làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Nên định kỳ tẩy rửa khi thấy trên vỏ có nhiều sinh vật bám, nhất là phần bản lề, nếu không Trai sẽ bị chết vì không mở được vỏ. Trong trường hợp môi trường bất lợi phải di chuyển lồng Trai đi nơi khác. c) Nuôi gây màu ngọc: Ngọc Trai được ưa chuộng có màu trắng hồng. Loại ngọc này có thể tạo nên ở những vùng biển nhất định mà nơi khác không tạo được. Vùng này người ta gọi là khu gây màu. Điều kiện cụ thể nào tạo màu ngọc Trai thì chưa được nghiên cứu kỹ nhưng theo kinh nghiệm, khu vực gây màu này có thức ăn dồi dào, điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ mặn, khí hậu,…biến đổi theo mùa rõ rệt. Vì vậy trước khi thu hoạch người ta chuyển Trai đến đó để gây màu. d) Thu hoạch và gia công ngọc: Sau khi nuôi 18 – 24 tháng có thể thu ngọc. Trai ngọc được thu hoạch vào lúc nhiệt độ thấp thì chất lượng ngọc tốt hơn thu ở nhiệt độ cao. Thời kỳ thu hoạch rộ thường vào tháng 8 – 10 dương lịch, nhiệt độ quá thấp sẽ gây khó khăn cho cán bộ kỹ thuật. Khi thu hoạch, lấy phần nhuyễn thể ra cho vào máy nghiền cùng với một lượng tương đương nước biển hay nước vôi rồi nghiền cho nát, xong đổ vào thùng lắng, nhặt lấy ngọc ra. Làm đi làm lại nhiều lần để có thể lấy ra được hết ngọc. Ngoài ngọc nuôi còn có cả ngọc tự nhiên nữa. Lấy ngọc ra xong, dùng muối ăn để tẩy chất nhầy và chất bẩn bám ở ngoài ngọc, rồi lại đem rửa nước; xong cho vào máy ly tâm để cho ráo nước hay khô rồi chọn và đem đi gia công. Phần lớn ngọc Trai dùng làm vòng đeo cổ, nên dưới đây sẽ giới thiệu cách gia công sơ bộ ngọc Trai đeo cổ: + Khoan lỗ hạt ngọc. + Tẩy bẩn: Ngâm ngọc trong nước oxy già (2%), thời gian 10 – 15 phút, sau đó vớt ra rửa sạch bằng xà phòng thơm, rửa sạch bằng nước ngọt rồi lau khô. Tiếp theo ngâm trong cồn 90 o , thời gian 6h sau đó vớt ra lau khô. + Làm bóng lần 1: Cho ngọc vào túi vải trong đó có chứa tro silic và dầu ôliu, xát kỹ rồi rửa sạch, lau khô. + Nhuộm màu: Dung dịch nhuộm màu (1000 ml) gồm: Nước 600 ml, cồn 398 ml, thuốc nhuộm (chưa rõ công thức) 2 ml, vài giọt KI. Nhuộm ở nhiệt độ 40 o C, thời gian 16h, sau vớt ra và lau khô. + Đánh bóng lần 2: Cho vào túi da có tro silic (không có dầu ô liu như lần 1), xát kỹ rồi rửa sạch, lau khô. + Xâu thành chuỗi. e) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ngọc e1, Chất lượng ngọc không nhân: Loại 1: Có hình tròn hoặc gần tròn, bề mặt có màu trắng ngọc tự nhiên lấp lánh, toàn viên ngọc trơn bóng, trọng lượng trên 0,5 g. Loại 2: Có hình tròn hoặc không tròn (hoặc nửa hình tròn) bề mặt có màu trắng ngọc, trơn bóng lấp lánh. Loại 3: Có hình tròn hay hình bầu dục như dạng kén tằm hoặc hình tròn dài, mặt có chỗ nhăn nheo hoặc lồi lõm. Loại 4: Có hình dạng nhất định nào đó, mặt ngọc cơ bản là trơn hoặc cũng có vài chổ nhăn, lồi lõm, ánh ngọc. Loại 5: Hình dáng đa dạng, mặt ngọc nhiều nếp nhăn và lồi lõm, phần lớn mặt có lấp lánh ánh ngọc. e2, Chất lượng ngọc có nhân: Loại 1: Hình tròn hoặc hình đặc trưng của ngọc, để ra ánh sáng có màu xanh hoặc trắng ngọc hoặc màu vỏ Trai, đường kính viên ngọc trên 8 mm, tuyệt đối không có vết sẹo. Loại 2: Có hình giống như trên, mặt lấp lánh màu xanh, đường kính không hạn chế, mặt ngọc có thể có vân sẹo nhưng không rõ lắm. Loại 3: Hình dáng đa dạng, lấp lánh ánh ngọc, có thể có những vết sẹo nhỏ. Loại 4: Như loại 3, sẹo nhiều nhưng không rõ. Loại 5: Hình dáng đa dạng, có chổ không có ánh ngọc, hoặc có dị dạng, lớp ngọc mỏng. . Nuôi Trai sau khi đã cấy ngọc a) Nuôi vỗ (nuôi tạm): Sau khi cấy nhân Trai bị tổn thương nên yếu đi, vì thế cần phải nuôi vỗ để Trai phục hồi sức khỏe. Nơi nuôi vỗ Trai phải yên. con Trai một, ghi ngày tháng tra nhân và người làm để tiện kiểm tra. Thời gian nuôi vỗ khoảng 25 – 30 ngày. b) Nuôi thành ngọc: Sau khi Trai đã hồi phục chúng được chuyển tới bãi chính để nuôi. theo mùa rõ rệt. Vì vậy trước khi thu hoạch người ta chuyển Trai đến đó để gây màu. d) Thu hoạch và gia công ngọc: Sau khi nuôi 18 – 24 tháng có thể thu ngọc. Trai ngọc được thu hoạch vào lúc