1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đáy ppsx

6 652 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 432,29 KB

Nội dung

Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đáy a) Ấu trùng các loài bám giá thể (Hầu, Vẹm, Trai) Ấu trùng phát triển nhanh để đạt đến giai đoạn biến thái trong 12 ngày đầu. Trước khi biến thái (280-300 m) ấu trùng bám vào giá thể. Các loại vật bám thường được dùng là tấm nhựa dẽo PVC, dây cước màu đen. Ấu trùng sẵn sàng chuyển sang đời sống đáy được nhận biết dưới kính hiển vi bởi điểm mắt (sắc tố đen nằm trong cơ). Khi 70- 80% ấu trùng có điểm mắt, đĩa bám được cho vào bể ương nuôi. Trong sản xuất giống Hầu người ta sử dụng vật bám là các tấm nhựa PVC: các tấm nhựa dày 1 – 2mm, cắt thành 30 x 50cm, xâu thành từng lớp cách nhau 1 – 2cm, làm vệ sinh sạch sẽ, thả trong các bể ương lấy giống. Hầu giống rất dễ tách khỏi tấm PVC sau 1 tháng. Cũng có thể sử dụng vật bám là các tấm vải quét xi măng: Dùng vải mỏng cắt thành những tấm 40 x 60 cm, quét xi măng trộn cát mịn vào mặt vải, phơi khô dùng để lấy giống. Trước khi đưa vào bể ương cần xử lý để tránh làm xấu môi trường trong bể ương. Phương pháp tiên tiến nhất hiện nay là dùng bột vỏ điệp và Epinepherie (hoạt chất sinh học gây ngừng tiết chất dính ở ấu trùng). Các khay nhựa đáy được bưng kín bằng lưới thực vật phù du (200 - 250  m). Bột vỏ điệp rắc đều trên đáy khay sau đó đưa ấu trùng hầu vào nuôi trong các khay, cho đến khi thành con giống cỡ 1 – 2mm. Chế độ thay nước, cho ăn được các máy bơm cỡ nhỏ bơm vào khay nuôi thường xuyên. Hình 31. Chuẩn bị vật bám cho ấu trùng Hầu Spat bám chùm Hình 32. Mật độ ấu trùng Hầu bám trên tấm nhựa PVC b) Ấu trùng của các loài sống vùi đáy (Sò, Nghêu, Ngao): Dấu hiệu phát hiện thời điểm biến thái chuyển giai đoạn sống đáy là khi xuất hiện điểm mắt (kích thước >180 m). Lúc này cần tạo nền đáy cho ấu trùng. Nền đáy thích hợp cho Sò Huyết là bùn mềm, Ngao, Nghêu là cát mịn. Chất đáy được ngâm rửa kỹ để hạn chế mầm bệnh, địch hại trước khi đưa vào bể ương. Lọc chuyển ấu trùng điểm mắt sang bể ương khi đã cho đáy và cấp đủ nước. Hình 33. Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng Spat của Điệp Argopecten gibbus c) Nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của ấu trùng Spat - Thành phần loài và khẩu phần thức ăn: Ấu trùng Spat ở giai đoạn đầu (1 tuần sau khi biến thái) sử dụng thức ăn tương tự như ấu trùng nổi. Khi kích thước ấu trùng lớn hơn, thức ăn phù hợp là tảo Tetraselmis spp. và các loài tảo silic như Chaetoceros mueleri, Thalassiosira sp. Và Skeletonema costatum. Các loại thức ăn chứa nhiều hàm lượng acid béo không no mạch dài (HUFA) như DHA (20:6n3) trở nên không quan trọng đối với sự phát triển của ấu trùng Spat. Một khẩu phần ăn chủ yếu lúc này bao gồm 50:50 Tetraselmis sp. và một trong các loài tảo silic kể trên. Cũng có thể sử dụng tảo khô trong giai đoạn này. - Phương pháp tính toán lượng thức ăn cho ấu trùng Spat: Lượng thức ăn sử dụng phụ thuộc vào sinh khối của ấu trùng Spat được nuôi ở hệ thống nào, upwelling hay downwelling hoặc hệ thống nước không chảy. Ấu trùng Spat của hầu hết các loài hai mảnh vỏ yêu cầu một lượng thức ăn/ đơn vị sinh khối ấu trùng là giống nhau mặc dù ấu trùng Ngao, Nghêu có thể sinh trưởng chậm hơn ấu trùng Hầu thậm chí cả khi đươc nuôi trong điều kiện tốt nhất có thể. Tỷ lệ thức ăn là trọng lượng tảo khô yêu cầu được tính toán theo công thức sau: F=(SxR)/7 Trong đó, F là trọng lượng khô của tảo/ngày (mg); R là tỷ lệ trọng lượng khô của tảo/mg trọng lượng tươi của ấu trùng Spat/tuần và S là trọng lượng tươi của ấu trùng Spat (mg) ở đầu mỗi tuần. Ví dụ: Giả sử:Trọng lượng tươi của ấu trùng Spat đầu mỗi tuần là: 600g (600.000 mg); Tỷ lệ trọng lượng khô của tảo/trọng lượng tươi của ấu trùng Spat/tuần là 0,4; Khẩu phần ăn: Tảo Tetraselmis suecica với mật độ tế bào thu hoạch là 1.500 tb/  L (1 triệu tế bào tảo Tetraselmis suecica nặng 0,2 mg) Tính toán lượng thức ăn: F=(600.000x0,4)/7=34.286 mg Và thể tích tảo Tetraselmis suecica yêu cầu được cung cấp được tính theo công thức sau: V=(Sx0,4)/(7xWxC) Trong đó, V là thể tích (L) tảo Tetraselmis suecica yêu cầu được cung cấp; W là trọng lượng của 1 triệu tế bào loài tảo yêu cầu và C là mật độ tế bào loài tảo yêu cầu khi thu hoạch (tb/microlit) Vậy, V=(600.000x0,4)/(7x0,2x1.500)=114,3 L Như vậy, 114,3 L tảo Tetraselmis ở mật độ tế bào thu hoạch 1.500 tb/L cung cấp một khẩu phần ăn hàng ngày cho 600 g sinh khối ấu trùng Spat. . Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đáy a) Ấu trùng các loài bám giá thể (Hầu, Vẹm, Trai) Ấu trùng phát triển nhanh để đạt đến giai đoạn biến thái. Chất đáy được ngâm rửa kỹ để hạn chế mầm bệnh, địch hại trước khi đưa vào bể ương. Lọc chuyển ấu trùng điểm mắt sang bể ương khi đã cho đáy và cấp đủ nước. Hình 33. Hệ thống bể ương. vùi đáy (Sò, Nghêu, Ngao): Dấu hiệu phát hiện thời điểm biến thái chuyển giai đoạn sống đáy là khi xuất hiện điểm mắt (kích thước >180 m). Lúc này cần tạo nền đáy cho ấu trùng. Nền đáy

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w