1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kết quả Phần mềm sáng tạo được vào vòng chung khảo toàn quốc năm 2010

9 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 182 KB

Nội dung

DANH SÁCH PMST VÀO VÒNG CHUNG KHẢO HỘI THI TIN HỌC TRẺ TOÀN QUỐC LẦN THỨ XVI-2010 Gửi lúc: 24/07/2010 14:14 PM 2 TT Họ và Tên Đơn vị Ngày sinh Trường, Lớp Lớp Bảng Địa Chỉ Tên sản phẩm Ngôn ngữ lập trình, phần mềm hỗ trợ Tóm tắt sản phẩm Ghi chú 1 Nguyễn Hồng HuỳHậu Giang 1/1/1999 Lớp 4, TH Trường Long A1, Hậu Giang 4 D1 Huyện Châu Thành, Hậu Giang Website an toàn giao thông Microsoft Office Powerpoint Mục đích của phầnmềm để giúp các bạn cùng tuổi chấp hành luật lệ an toàn giao thông. 01CD 2 Nguyễn Phương Thảo Hà Nội 21/1/1999 Lớp 5, TH Nguyễn Khả Trạc, Hà Nội 5 D1 P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy Nét đẹp Hà Thành MS Front page 5.0;Web Xara 3D 6; Photoshop 7.0; Java Script; Also Software Maker Banner Mục đích ra đời của phần mềm để nói về những nét đẹp của Hà Nội, giới thiệu đến các bạn lịch sử 1000 năm tuổi của Hà Nội và về Văn hoá, ẩm thực, danh lam thắng cảnh, những kiểu kiến trúc độc đáo. 01CD 3 Lê Tiến Minh Châu Đà Nẵng 5/12/1999 Lớp 5, Tiểu học Hoa Lư,quận Thanh Khê 5 D1 K19/18 Điện Biên Phủ, Tp.Đà Nẵng 0511.3653071 saobangdn2000@yahoo.com Vui học cùng chữ cái Autoplay Media Studio 7.5;Flash 8.0 Mục đích của phần mềm giúp các em bé lớp mẫu giáo và học sinh tiểu học tìm hiểu về CNTT 01CD Trương Đông Lớp 4A, TH Việt 97/17 Đường 6, phường 5, Mục đích của phần mềm muốn giúp các em mầm non và lớp 1 3 4 ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 2010 * * * THỂ LỆ HỘI THI TIN HỌC TRẺ TOÀN QUỐC LẦN THỨ XVI - 2010 Nhằm khuyến khích, động viên và tạo phong trào học tập và ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong thanh, thiếu nhi, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 58- CT/TW của Bộ Chính trị về việc “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII BCH TW Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam thống nhất ban hành Thể lệ Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XVI-2010, gồm những nội dung như sau: Điều 1. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI: 1. Phần thi chung: Mọi học sinh thuộc các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đã đạt giải cao qua Hội thi vòng 1 có thể đăng ký dự thi theo các đối tượng như sau: •Học sinh Tiểu học (Bảng A) •Học sinh Trung học cơ sở (Bảng B) •Học sinh Trung học phổ thông (Bảng C) Mỗi thí sinh chỉ được dự Hội thi tối đa 2 lần trong cùng 1 cấp học. Trường hợp các thí sinh đã đoạt các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba của Hội thi những năm trước thì chỉ được dự thi ở cấp học cao hơn. 2. Thi phần mềm sáng tạo (PMST): Mọi học sinh có sản phẩm phần mềm sáng tạo được đăng ký dự thi Bảng D, trong đó : •Học sinh Tiểu học (Bảng D1) •Trung học cơ sở (Bảng D2) •Trung học phổ thông (Bảng D3) Sản phẩm phần mềm sáng tạo phải được đăng ký và chấm sơ khảo tạiđịa phương, ngành. Ban tổ chức Hội thi toàn quốc sẽ tổ chức tuyển chọn ra những phần mềm xuất sắc để tham dự Hội thi toàn quốc. Đối với các phần mềm sáng tạo đã dự thi những năm trước, nếu đăng ký dự thi năm nay thì phải được bổ sung, nâng cấp. Ban tổ chức Hội thi khuyến khích các thí sinh làm phần mềm sáng tạo dự thi theo nhóm, mỗi nhóm tối đa không quá 3 thí sinh/1 phần mềm dự thi. Điều 2. NỘI DUNG THI: 1. Học sinh tiểu học (bảng A): (thời gian thi 120 phút) 5 - Thi trắc nghiệm (thời gian thi 30 phút): Kiến thức cơ sở về công nghệ thông tin, tư duy suy luận logic. - Thực hành ứng dụng (thời gian thi 90 phút): Yêu cầu thí sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng sử dụng bàn phím, chuột để vẽ tranh và soạn thảo văn bản hoặc chơi những trò chơi đơn giản. 2. Học sinh Trung học cơ sở (bảng B): (thời gian thi 150 phút) - Thi trắc nghiệm (thời gian thi 30 phút): Kiến thức chung về máy tính, phần mềm và lập trình. - Thi lập trình (thời gian thi 120 phút): Viết chương trình dựa trên các thư viện bằng ngôn ngữ Pascal (Free Pascal) do Hội đồng giám khảo cung cấp để hỗ trợ tìm ra kết quả của một số bài toán cho trước. 3. Học sinh Trung học phổ thông (bảng C): (thời gian thi 150 phút) - Thi lập trình: Viết chương trình dựa trên các thư viện bằng ngôn ngữ Pascal (Free Pascal) theo chủ đề cho trước do Hội đồng giám khảo cung cấp để hỗ trợ tìm ra kết quả của một số bài toán cho trước. 4. Thi phần mềm sáng tạo: (Theo chủ đề cho trước). PMST phải do học sinh tự làm, được đóng gói cài đặt cùng với mã nguồn dưới dạng đĩa CD, Flash RAM có xác nhận của Ban tổ chức Hội thi địa phương, ngành. Nếu phần mềm tham khảo mã nguồn mở, trong bản thuyết minh phải chỉ rõ những phần tham khảo, địa chỉ tham khảo, những ý tưởng tham khảo bộ mã nguồn mở. Các tiêu chí để đánh giá phần mềm sáng tạo: -Tính sáng tạo: ý tưởng mới, giải pháp mới -Tính thực tiễn: Khả năng áp dụng vào thực tế cao. -Giao diện: Thân thiện, mỹ thuật. -Cài đặt sản phẩm: Giải pháp, trợ giúp, đóng gói cài đặt. -Hoàn thiện sản phẩm: Hồ sơ thuyết minh, phong cách trình bày. Điều 3.HÌNH THỨC VÀ CÁC BƯỚC TỔ CHỨC 1. Tổ chức Hội thi ở cơ sở: Các tỉnh, thành, ngành phải tổ chức Hội thi ở cơ sở và thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Hội thi đồng thời phát động phong trào học tập và ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong thanh thiếu nhi, học sinh. Nội dung thi dành cho đối tượng Phổ thông trung học (bảng C) thực hiện theo điều 2, mục 3. Các tỉnh, thành, ngành có điều kiện có thể tổ chức theo nội dung và hình thức của Hội thi toàn quốc tại điều 3, mục 2 của phần thi chung. Mỗi tỉnh, thành, ngành chọn cử 01 đội tuyển tham dự Hội thi toàn quốc là các thí sinh đạt giải cao nhất Hội thi tin học trẻ của tỉnh, thành và ngành gồm: 01 thí sinh thi bảng A, 01 thí sinh thi bảng B, 01 đến 02 thí sinh thi bảng C, riêng TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP.Huế, TP. Đà Nẵng, TP.Cần Thơ và ngành Bưu chính Viễn thông được chọn cử 2 đội tuyển (2 thí sinh bảng A, 2 thí sinh bảng B, 2 thí sinh bảng C). 2. Tổ chức Hội thi toàn quốc Phần thi chung: + Tổ chức 3 bảng thi dành cho 3 đối tượng thí sinh là Tiểu học (bảng A), Trung học cơ sở (bảng B) và Phổ thông trung học (bảng C) theo nội dung ở điều 1.1, 1.2 và 1.3. + Nội dung thi của đối tượng Phổ thông trung học (bảng C) Ban tổ chức sẽ cho biết trước chủ đề, thí sinh được phép chuẩn bị mã nguồn vào phòng thi để làm bài thi. Bài thi của thí sinh được chấm công khai theo hình thức sân khấu hóa, chạy đấu loại trực tiếp trên máy. Bài thi bị loại là bài thi không chạy được trên máy hoặc bị thua trong đấu loai. Bài thi đoạt giải là các bài thi đạt thành tích cao nhất trong vòng đấu chung kết 4 đội cuối cùng. Thi phần mềm sáng tạo bảng D: 6 + Tất cả phần mềm sáng tạo dự thi của các thí sinh (bảng D) gửi về Ban tổ chức được Hội đồng giám khảo sơ tuyển và chọn ra tối đa không quá 25 sản phẩm phần mềm xuất sắc (trong đó D1: 5 sản phẩm, D2: 10 sản phẩm, D3: 10 sản phẩm) tham dự vòng chung khảo Hội thi toàn quốc. Thí sinh có phần mềm sáng tạo được vào vòng chung khảo là thí sinh chính thức trong đội tuyển dự thi toàn quốc. + Thí sinh dự thi phần mềm sáng tạo phải thành lập gian triển lãm, tự trình bày sản phẩm của mình và trả lời câu hỏi chất vấn của: Hội đồng giám khảo, các thí sinh, lãnh đạo và huấn luyện viên các đoàn và từ khán giả. Điều 4. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI: 1. Đối với các địa phương dự thi phải có: •Công văn của Ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn (kèm theo danh sách trích ngang) có xác nhận, đóng dấu của tỉnh, thành Đoàn. •Báo cáo kết quả tổ chức Hội thi ở địa phương, ngành. •Bộ đề thi ở địa phương, ngành 2.Đối với mỗi thí sinh dự thi phải có: •Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu (có dán ảnh 4x6), kèm theo 01 ảnh mầu 4x6 làm thẻ dự thi toàn quốc. •Phiếu đăng ký dự thi phần mềm sáng tạo theo mẫu (có dán ảnh 4x6) kèm theo 1 ảnh màu 4x6 làm thẻ dự thi toàn quốc và sản phẩm phần mềm dự thi (theo qui định tại điều 2, mục 4) Hồ sơ đăng ký dự thi gửi về Trung ương Đoàn theo địa chỉ: •Trung tâm phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ, số 7 Đào Duy Anh, P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Hà Nội. •Điện thoại: (04) 3.5772351, (04) 3.5770016; Fax: (04)3.5770253; Điều 5.TIẾN ĐỘ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 1. Tiến độ thời gian tổ chức Hội thi tại các tỉnh, thành, ngành + Các tỉnh, thành, ngành tổ chức thi vòng 1: Xong trước 10/7/2010 + Nhận hồ sơ đăng ký dự thi toàn quốc, PMST: trước ngày 10/7/2010. 2. Thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi toàn quốc: + Thời gian tổ chức: từ ngày 2-4/8/2010. + Địa điểm: tại Trung tâm Học liệu, ĐH Huế, Tp.Huế Điều 6. GIẢI THƯỞNG CỦA HỘI THI: 1. Giải thưởng phần thi chung: Đối tượng Giải Bảng A Bảng B Bảng C Giải nhất 1 1 1 Giải nhì 3 3 3 7 Giải ba 8 8 8 Khuyến khích 15 15 15 Tuỳ thuộc vào kết quả chấm thi, Hội đồng Giám khảo có thể đề xuất với Ban chỉ đạo Hội thi tăng hoặc giảm các giải thưởng. + Giải nhất:Trị giá 05 triệu đồng/giải + Giải nhì:Trị giá 03 triệu đồng/giải + Giải ba:Trị giá 01 triệu đồng/giải + Giải khuyến khích: trị giá 500 nghìn đồng/giải + 1 giải đồng đội cho đội tuyển tỉnh, thành, ngành đủ đối tượng dự thi và có điểm bình quân cao nhất: 01 triệu đồng. 2. Giải thưởng phần mềm sáng tạo Đối tượng Bảng D D1 (Tiểu học) D2 (THCS) D3 (PTTH) Giải nhất 1 1 1 Giải nhì 1 2 2 Giải ba 1 3 3 Khuyến khích 2 4 4 -Giải nhất: trị giá 05 triệu đồng/giải -Giải nhì : trị giá 03 triệu đồng/giải -Giải ba: trị giá 01 triệu đồng/giải -Giải khuyến khích, trị giá 500.000 đồng/giải 3. Các phần thưởng khác: + 1 phần thưởng cho thí sinh trẻ tuổi nhất đoạt giải thưởng của Hội thi trị giá 300 nghìn đồng. + Phần thưởng cho thí sinh là người dân tộc thiểu số đang sống và học tập ở các tỉnh vùng cao, vùng sâu tham gia Hội thi (với điều kiện không bị điểm liệt) trị giá 300 nghìn đồng/phần thưởng. + Ban tổ chức sẽ trao phần thưởng cho tỉnh, thành, ngành tổ chức tốt Hội thi vòng 1, đủ số lượng thí sinh tham gia thi toàn quốc và có ít nhất 01 thí sinh đạt giải của Hội thi, mỗi phần thưởng trị giá 1 triệu đồng. Điều 7. TÀI CHÍNH HỘI THI: 1. Kinh phí tổ chức Hội thi tại cơ sở: Các tỉnh, thành, ngành tự lo kinh phí tổ chức Hội thi vòng 1 và phương tiện đi, về cho thí sinh dự Hội thi toàn quốc. 2. Kinh phí tổ chức Hội thi toàn quốc: -Kinh phí Hội thi toàn quốc do ngân sách Nhà nước cấp trong dự toán kinh phí hoạt động khoa học, công nghệ hằng năm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. -Vận động tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Các khoản chi cho Hội thi toàn quốc gồm có: Giải thưởng, phần thưởng, công tác tổ chức, tuyên truyền, kinh phí ăn, ở và phương tiện đi lại cho thí sinh trong thời gian diễn ra Hội thi. 8 Điều 8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1-Thành lập Ban chỉ đạo Hội thi, gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan phối hợp tổ chức Hội thi: - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Bộ Khoa học và Công nghệ. - Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Bộ Thông tin và truyền thông. - Đài Truyền hình Việt Nam. - Hội Tin học Việt Nam. - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. - Trường Đại học Huế. Ban chỉ đạo Hội thi do đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn làm Trưởng Ban. Các cơ quan phối hợp là thành viên Ban chỉ đạo Hội thi có trách nhiệm chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến các tỉnh, thành để Hội thi tại cơ sở và Hội thi toàn quốc đạt được các mục tiêu đề ra. 2- Ban tổ chức Hội thi: - Ban tổ chức Hội thi do một đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn làm Trưởng ban, các thành viên khác là đại diện của các cơ quan phối hợp tổ chức Hội thi. - Ban tổ chức Hội thi có trách nhiệm giúp Ban chỉ đạo tổ chức triển khai Hội thi đạt được kế hoạch và tiến độ đã đề ra. - Thường trực Ban tổ chức Hội thi là Trung tâm phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ, Trung ương Đoàn. 3. Ban Thư ký Hội thi Ban Thư ký do Thường trực Ban tổ chức giới thiệu, Trưởng Ban tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập. Ban thư ký có nhiệm vụ giúp cho Ban tổ chức Hội thi triển khai các nội dung của Hội thi theo kế hoạch và tiến độ đã đề ra. 4. Hội đồng giám khảo: - Hội đồng giám khảo do Trung tâm phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ giới thiệu, Trưởng ban chỉ đạo Hội thi ra quyết định thành lập. - Hội đồng giám khảo có trách nhiệm giới hạn nội dung thi, chấm thi, giải quyết khiếu nại và đề xuất cơ cấu giải thưởng, trình Ban chỉ đạo phê duyệt. Hội đồng giám khảo hoạt động theo quy chế riêng do Ban chỉ đạo quy định. Riêng kết quả thi phần mềm sáng tạo sẽ do Hội đồng giám khảo quyết định trực tiếp. 5. Ban đề thi: Ban ra đề thi do Trung tâm phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ và thường trực Hội đồng giám khảo giới thiệu, Trưởng ban chỉ đạo Hội thi quyết định thành lập. Ban đề thi có nhiệm vụ soạn thảo đề thi, đáp án chấm thi và đảm bảo giữ bí mật đề thi. 6. Công tác phối hợp: - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Cơ quan thường trực Chỉ đạo và tổ chức Hội thi - Bộ Khoa học và Công nghệ: chỉ đạo các Sở phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ Hội thi đồng thời phối hợp với các thành viên để chỉ đạo Hội thi ở trung ương và chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc để Hội thi được triển khai ở cơ sở. - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo tư vấn về nội dung chuyên môn, phối hợp với Đoàn Thanh niên và các ngành ở địa phương tổ chức tốt Hội thi ở cơ sở; đề xuất nội dung Hội thi, đảm nhận Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Hội thi, giới thiệu đơn vị đăng cai tổ chức Hội thi toàn quốc. - Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam: Chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc, giới thiệu chuyên gia CNTT có uy tín tham gia Hội đồng giám khảo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuậtđảm bảo cho Hội thi. - Đài Truyền hình Việt Nam: Tổ chức tuyên truyền các hoạt động của Hội thi và chỉ đạo các đài địa phương tuyên truyền rộng rãi Hội thi toàn quốc và Hội thi ở cơ sở. - UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế: Chỉ đạo Tỉnh Đoàn và các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Hội thi thành công; Phối hợp tổ chức tuyên truyền cổ động Hội thi trên địa bàn thành phố, đồng thời tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu văn hoá, văn nghệ giữa thí sinh dự thi và thanh thiếu nhi Thành phố. - Trường Đại học Huế: Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị (máy vi tính, máy chiếu, phòng thi, hội trường, điện, nước, lực lượng coi thi ) phục vụ Hội thi, đảm bảo chu đáo, an toàn. 9 Điều 9: Bản thể lệ này đã được Ban chỉ đạo thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề cần sửa đổi, Thường trực Ban tổ chức sẽ tổng hợp trình Ban chỉ đạo Hội thi toàn quốc xem xét quyết định./. Nơi nhận: - Đ/c Bí thư TTN (để b/c) - Thành viên BCĐ, BTC Hội thi - Lãnh đạo các cơ quan phối hợp chỉ đạo - Các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc - Lưu VP, KHCN TM. BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN BÍ THƯ Nguyễn Đắc Vinh . tham dự vòng chung khảo Hội thi toàn quốc. Thí sinh có phần mềm sáng tạo được vào vòng chung khảo là thí sinh chính thức trong đội tuyển dự thi toàn quốc. + Thí sinh dự thi phần mềm sáng tạo phải. D3) Sản phẩm phần mềm sáng tạo phải được đăng ký và chấm sơ khảo tạiđịa phương, ngành. Ban tổ chức Hội thi toàn quốc sẽ tổ chức tuyển chọn ra những phần mềm xuất sắc để tham dự Hội thi toàn quốc. Đối. Nếu phần mềm tham khảo mã nguồn mở, trong bản thuyết minh phải chỉ rõ những phần tham khảo, địa chỉ tham khảo, những ý tưởng tham khảo bộ mã nguồn mở. Các tiêu chí để đánh giá phần mềm sáng tạo: -Tính

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w