Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn xin việc Bạn nên chuẩn bị thật kĩ trước khi tham gia phỏng vấn để tự tin hơn. Trước tiên bạn hãy đọc lại thật kĩ CV và đơn xin việc của mình, vừa để “thuộc lòng”, vừa để rà soát lại những lỗi chính tả ngữ pháp nếu có. Bạn có năng lực, nhưng lại chưa có kinh nghiệm trong các cuộc phỏng vấn. Điều đó không hề khó khắc phục nếu bạn chuẩn bị thật kĩ theo những gợi ý sau: 1. Trước khi phỏng vấn: Chuẩn bị kĩ càng Bạn nên chuẩn bị thật kĩ trước khi tham gia phỏng vấn để tự tin hơn. Trước tiên bạn hãy đọc lại thật kĩ CV và đơn xin việc của mình, vừa để “thuộc lòng”, vừa để rà soát lại những lỗi chính tả ngữ pháp nếu có. Bạn sẽ khó thành công nếu như bạn không nắm vững được chính CV của mình - điều này nghe có vẻ hơi lạ, nhưng sự thật rất có thể là như vậy. Khi “mặt đối mặt” với nhà tuyển dụng bạn rất dễ mất bình tĩnh và có thể sẽ quên béng mất chính những gì mình đã liệt kê trong đó. Và rất có thể bạn sẽ bị lúng túng nếu nhà tuyển dụng “xoáy” vào một số điểm “khả nghi” trong CV của bạn. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị những câu hỏi dễ nảy sinh khi nhà tuyển dụng đọc CV của mình. Lựa chọn trang phục: Trang phục đi phỏng vấn của bạn phải có màu sáng, nghiêm túc, chuyên nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ tìm thấy ở bạn một phong cách chuyên nghiệp, tự tin và sẵn sàng làm việc. Trang điểm: Bạn nên trang điểm nhẹ nhàng, nên nhớ rằng bạn đi phỏng vấn chứ không phải đi dự tiệc nên không cần thiết phải trang điểm quá đậm. Môi trường làm việc ở công sở tương đối “dị ứng” với những người ưa trang điểm đậm đà và ăn mặc quá lộng lẫy. 2. Trả lời phỏng vấn: Đôi nét về bản thân bạn? Khi nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn hãy cho tôi biết về bản thân”, bạn sẽ trả lời ra sao? Đây là một câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc. Không phải thông tin nào về bản thân bạn cũng nên liệt kê ra. Bạn có thể trả lời thật ngắn gọn và tập trung vào những điểm mạnh của bản thân phù hợp với vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không có mục đích tìm hiểu sâu hơn nữa vào lý lịch trích ngang của bạn, và họ cũng không có hứng thú với những sở thích cá nhân không liên quan gì đến công việc. Vì vậy hãy tránh xa những tình tiết dài dòng và không cần thiết. Đối với ứng viên vào vị trí kế toán, câu trả lời có thể là: “Tôi có kiến thức nền tảng về chuyên ngành kế toán trong suốt thời gian học Khoa kế toán của Đại học Kinh tế Quốc dân. Giờ đây tôi đã sẵn sàng trở thành một kế toán chuyên nghiệp. Tôi đã có kinh nghiệm làm kế toán 2 năm ở những công ty khá tên tuổi như… (bạn liệt kê tên công ty), và thời sinh viên tôi đã từng đi làm thêm cho một số cửa hàng buôn bán. Tôi tin mình có đủ năng lực, kinh nghiệm và sự hiểu biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.” Điểm yếu của bạn là gì Thật là khó trả lời câu hỏi này phải không? Bạn rất dễ bị loại nếu như không khéo trả lời câu hỏi tế nhị này. Bạn phải biết cách “lái” những điểm yếu trở thành điểm mạnh của bản thân. Bạn nên lưu ý thêm rằng: Hãy nói đến những điểm yếu không ảnh hưởng xấu đến công việc. Ai cũng có điểm yếu, vì vậy bạn đừng trả lời quá thẳng rằng: Tôi không có điểm yếu, như vậy sẽ là sáo rỗng và bạn đã là người bị loại khỏi cuộc đua tìm việc với các đối thủ khác rồi. Ví dụ như: Tôi tin mình là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này, chứ không phải là ai khác. Tuy nhiên điểm yếu của tôi là tôi hơi cầu toàn, vì vậy mọi người thường cho tôi là người khó tính quá trong công việc”. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn? Thực ra câu hỏi đầy đủ phải là: “Tại sao chúng tôi nên thuê bạn chứ không phải những ứng viên khác?”. Và đây là cơ hội để bạn bộc lộ thế mạnh của mình so với những ứng viên khác. Nếu bạn là một nhân viên bán hàng đầy kinh nghiệm, vì sao bạn không thể hiện những kinh nghiệm quý báu và độc đáo của mình qua quãng thời gian làm việc đầy thử thách đã qua nhỉ? Nhưng cũng đừng quên thể hiện rằng: Bạn rất có tinh thần cầu tiến, bạn sẵn sàng học hỏi để nâng cao kĩ năng, kiến thức để làm việc tốt hơn. Nhà tuyển dụng sẽ lưu ý nhiều hơn đến trường hợp của bạn, sẵn sàng thuê bạn và đào tạo bạn. Câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi này là: Tôi thực sự tin rằng tôi là ứng viên tốt nhất cho vị trí này. Cũng như rất nhiều ứng viên khác, tôi có đầy đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc. Nhưng không chỉ có vậy, tôi còn có những năng lực đặc biệt khác mà không phải ai cũng có được: Tôi rất có khả năng điều khiển nhóm làm việc của mình. Tôi biết cách nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất, và tôi cũng biết cách giúp người khác hoàn thành tốt công việc. Điều đó tôi tin là không phải ai cũng làm được. Quý công ty có thể đối chiếu và kiểm chứng thông tin qua những thành tích tôi đã đạt được và qua những người liên hệ mà tôi ghi phía dưới CV. Những câu hỏi liên quan đến kiến thức xã hội Bạn có biết bộ phim đoạt giải Oscar gần đây nhất? Bộ phim đoạt giải Cánh diều vàng 2008? Nghe có vẻ những câu hỏi này không liên quan gì đến tất cả những yêu cầu công việc của vị trí bạn đang ứng tuyển (tất nhiên trừ những vị trí về lĩnh vực điện ảnh)? Đừng xem thường những câu hỏi trên, rất có thể bạn bị hạ gục chỉ vì những câu hỏi… không đúng chuyên ngành đó đấy! Thực ra, với câu hỏi loại này thì nhà tuyển dụng chỉ muốn thử… sự hiểu biết xã hội và phản xạ tình huống của bạn mà thôi. Đừng để các câu hỏi đó làm bạn bối rối. Trước tiên, bạn phải thực bình tĩnh và phải cố gắng hết sức suy nghĩ để tìm ra phương án trả lời thật tối ưu. Nếu bạn biết đáp án đúng thì hãy cứ nói thật chân thật, nếu bạn không biết đáp án thì cũng không sao cả, hãy nói thật khéo léo: “Ví dụ: Điện ảnh là lĩnh vực rất hấp dẫn, khi rảnh rỗi tôi vẫn dành thời gian đi xem phim cho thư giãn đầu óc để chuẩn bị cho một tuần làm việc mới thật hiệu quả. Tuy nhiên thực sự tôi cũng chưa để ý lắm đến những giải thưởng danh giá đó. Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về những thông tin quan trọng đó” Những câu hỏi riêng tư Nhà tuyển dụng có thể hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, con cái, hoàn cảnh gia đình của bạn, thậm chí là về khoảng thời gian bạn học trung học… Bạn hoàn toàn có thể ứng phó với những câu trả lời này một cách linh hoạt: Bạn có thể nói đôi nét về mình, và sau đó nhớ nói thêm rằng: “Tôi luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, bởi vì tôi biết rằng: Sự nghiệp và gia đình đối với tôi là hai mảng không thể tách rời. Tôi sẽ có một gia đình hạnh phúc nếu tôi có công việc ổn định, thu nhập phù hợp”. Câu hỏi về lương Đây là câu hỏi dường như không thể tránh khỏi nếu bạn đã lọt qua vòng loại sơ tuyển hồ sơ. Vậy phải trả lời như thế nào cho hợp lý đây? Bạn nên cố gắng tìm hiểu mức lương phổ biến cho vị trí bạn ứng tuyển là bao nhiêu? Đừng nói quá cao so với mặt bằng chung bởi vì có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng: Bạn yêu cầu hơi quá. Bạn chỉ nên nói mức lương cao hơn tình trạng chung khi bạn có thành tích tương đối dày, và có những khả năng đặc biệt khiến nhà tuyển dụng thực sự muốn thuê bạn. Nếu bạn không muốn trả lời thẳng vào mức lương cụ thể thì có thể vòng vo thế này: “Tôi ứng tuyển vào vị trí này bởi tôi rất yêu thích công việc đó và hoàn toàn có đủ khả năng làm việc. Tôi muốn thoả thuận về vấn đề lương bổng sau khi biết chắc rằng tôi được trúng tuyển vào vị trí này”. Câu hỏi về công ty cũ “Bạn có mẫu thuẫn với ai ở công ty cũ không?” Đây luôn là câu hỏi không thú vị gì, nhưng lại là câu hỏi thường xuyên bạn phải trả lời cho hầu hết tất cả các cuộc phỏng vấn. Tốt hơn hết với dạng câu hỏi này thì hãy trả lời chân thật, nhưng đừng đào sâu vào nó quá. Nếu bạn không mẫu thuẫn gì với đồng nghiệp cũng như với sếp cũ thì hãy nói là không, còn nếu có thì hãy nói thật: “Mối quan hệ của tôi và các đồng nghiệp cũ không tốt lắm nhưng chưa đến mức căng thẳng. Hoặc tôi và sếp cũ có nhiều quan điểm không tương đồng, nhưng không đến mức gay gắt. Tôi học hỏi được rất nhiều từ những bài học quý giá đó, và giờ đây tôi đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng hoà nhập với môi trường mới”. Tại sao bạn lại từ bỏ công việc cũ? Câu hỏi này gần tương đồng với câu hỏi trên. Bạn không nên nói xấu về công ty cũ, hãy trả lời thật khách quan: “Môi trường làm việc cũ tương đối tốt, tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ công ty cũ. Nhưng tôi biết môi trường làm việc mới của quý công ty hoàn toàn phù hợp với năng lực của tôi, tôi muốn thử sức mình ở môi trường làm việc hiện đại năng động như ở quý công ty, và hi vọng tôi có cơ hội được thực hiện mong muốn đó” . Câu hỏi về tương lai Bạn thử tưởng tượng 5, 10 năm nữa thì bạn đang ở vị trí nào? Bạn nên biết cách cân bằng giữa năng lực, mong ước, và tương lai phát triển của công ty nơi bạn đang ứng tuyển. Để đưa ra câu trả lời phù hợp. Với dạng câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu khả năng lên kế hoạch cho tương lai của bạn và tầm nhìn của bạn. Hãy nói nhiều hơn vào vị trí sự nghiệp và đề cập một chút đến cuộc sống gia đình. Câu trả lời tốt nhất có thể là: Tôi tin mình có đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc nơi đây. Tôi tin, trong tương lai gần tôi sẽ vươn lên vị trí cao hơn, có thể là trưởng phòng chẳng hạn Tôi mong muốn mình sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Năm năm nữa tôi sẽ mở một bữa tiệc nhỏ mời quý vị và tất cả những đồng nghiệp thân cận của tôi tới dự trong không khí đầm ấm hạnh phúc. Nhà tuyển dụng luôn đưa ra những câu hỏi giúp bạn thể hiện tốt nhất năng lực của mình, thế mạnh của mình. Vì vậy bạn nên tỉnh táo và năng động chứng minh mình qua những câu hỏi tương đối hóc búa đó. Bạn sẽ thành công! Theo quintcareers/VNN . Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn xin việc Bạn nên chuẩn bị thật kĩ trước khi tham gia phỏng vấn để tự tin hơn. Trước tiên bạn hãy đọc lại thật kĩ CV và đơn xin việc của mình,. cuộc phỏng vấn. Điều đó không hề khó khắc phục nếu bạn chuẩn bị thật kĩ theo những gợi ý sau: 1. Trước khi phỏng vấn: Chuẩn bị kĩ càng Bạn nên chuẩn bị thật kĩ trước khi tham gia phỏng vấn. Trả lời phỏng vấn: Đôi nét về bản thân bạn? Khi nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn hãy cho tôi biết về bản thân”, bạn sẽ trả lời ra sao? Đây là một câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc. Không