Nhận biết các dung dịch K2SO4, K2CO3, HCl, BaCl2 trong 2 trường hợp sau: Chỉ được dùng 1 kim loại và Không được dùng thuốc thử.. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa khi
Trang 1(9)
Trường ngoại ngữ và bồi dưỡng văn hóa Thăng Tiến – THĂNG LONG sưu tầm
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 10
TỔ PHỔ THÔNG
-ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUẬN
NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN HÓA HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Bài 1:
a Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Fe3O4 (1) Fe (2)
Fe2(SO4)3 (3) Fe(NO3)3 (4) Fe2O3 (5) Fe
FeSO4
(7) (8)
Fe2(SO4)3
Fe(NO3)2 (10) Fe2O3
b Nhận biết các dung dịch K2SO4, K2CO3, HCl, BaCl2 trong 2 trường hợp sau: Chỉ được dùng 1 kim loại và Không được dùng thuốc thử
Bài 2:
a Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa khi cho Na từ từ cho đến dư vào dung dịch CuSO4 và dung dịch AlCl3
b Cho muối MCO3 vào dung dịch H2SO4 9,8% (phản ứng vừa đủ) thì thu được dung dịch muối có nồng độ 14,18% Xác định M
c Hòa tan 0,2 (mol) CuO vào dung dịch H2SO4 20% (phản ứng vừa đủ) Rồi làm nguội đến
100C, biết độ tan của muối đồng (II) sunfat là 17,4 (g) Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O
bị tách ra
Bài 3:
Cho 1,28 (g) hỗn hợp gồm Fe và FexOy tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,224 (l) khí
H2 (đktc) Mặt khác nếu đem 6,4 (g) hỗn hợp trên khử hoàn toàn bằng hidro thì thu được 5,6 (g) chất rắn
a Xác định thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
b Xác định công thức phân tử của oxit sắt trên
Bài 4:
Cho 49,6 (g) hỗn hợp muối MSO4 và MCO3 (M có hóa trị duy nhất) hòa tan vào nước được dung dịch A, rồi chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần I: phản ứng với dung dịch H2SO4 dư thì thu được 2,24 (l) H2 (đktc)
Phần II: phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thì được 4 (g) kết tủa trắng
a Xác định công thức 2 muối ban đầu
b Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trên
Hết
Lưu ý: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cho biết: H = 1; K = 39; S = 32; O = 16; Cl = 35,5; Na = 23; C = 12; Ca = 40; Ba = 137; Mg = 24